Chương trình truyền thông thay đổi hành vi và giảm phân biệt kỳ thị

Một phần của tài liệu Thực trạng nhiễm HIV-STI, một số yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp dự phòng ở người dân tộc Dao tại 3 xã của tỉnh Yên Bái, 2006-2012 (Trang 65)

Các hoạt động truyền thông thay đổi h tạo cơ bản về HIV/AIDS, ph

cán bộ y tế, các cộng tác vi bao gồm tổ chức tư vấn, TTYT Dự phòng /TT PC Chính quyền, đoàn thể địa phương Chính quyền xã, thôn bản 51

ịnh báo cáo, giám sát hoạt động

ết quả hoạt động của các chương trình can thiệp được cộng tác vi àng tháng cho điều phối viên chuyên trách tuyến huyện theo các ỉ số báo cáo kết quả hoạt động.

viên tuyến huyện tổng hợp báo cáo hàng tháng từ các trạm y tế v ửi báo cáo tổng hợp cho cán bộ chuyên trách tuyến tỉnh tại Trung tâm Y tế Dự phòng/Trung tâm phòng chống HIV/AIDS.

ên trách tuyến tỉnh nhận báo cáo hàng tháng từ huyện gửi l à phân tích các chỉ số báo cáo kết quả hoạt động.

Mô hình tổ chức, quản lý các chương trình can thi

ền thông thay đổi hành vi và giảm phân biệt kỳ thị

ạt động truyền thông thay đổi hành vi cho người DTTS bao gồm đ ản về HIV/AIDS, phòng lây nhiễm HIV/STI cho các già làng, trư ộ y tế, các cộng tác viên và tuyên truyền viên. Nội dung của các hoạt động n

ấn, truyền thông cộng đồng nhằm giảm phân biệt kỳ thị với TTYT Dự phòng /TT PC

HIV/AIDS tỉnh

Chính quyền, đoàn thể địa phương

Hội nông dân, phụ nữ, đoàn thanh niên

TTYT huyện

TYT, Y tế thôn bản

Cộng đồng dân cư đồng bào dân tộc Dao

ợc cộng tác viên tại ến huyện theo các

ừ các trạm y tế và ại Trung tâm Y tế Dự

ừ huyện gửi lên,

ình can thiệp

ảm phân biệt kỳ thị

ời DTTS bao gồm đào làng, trưởng bản, ội dung của các hoạt động này ền thông cộng đồng nhằm giảm phân biệt kỳ thị với

người nhiễm HIV/AIDS; truyền thông về quan hệ tình dục an toàn, sử dụng BCS cho thanh niên người DTTS thông qua truyền thông đại chúng tại tuyến huyện hoặc qua hệ thống loa đài tại tuyến xã và thông qua các cuộc họp thôn bản; phân phát tờ rơi, sách nhỏ về HIV bằng ngôn ngữ địa phương cho đối tượng nguy cơ cao người DTTS; thành lập các đội truyền thông lưu động để thực hiện định kỳ các hoạt động truyền thông cho người DTTS sống ở vùng sâu vùng xa thông qua nhiều hoạt động. 2.7.2.1. Mục tiêu chương trình

- Huy động sự tham gia của cộng đồng tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt

động phòng chống HIV/AIDS trong đó có sự đồng thuận và ủng hộ từ chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư.

- Nâng cao kiến thức phòng lây nhiễm HIV/STI, giảm sự kỳ thị của xã hội,

thúc đẩy môi trường hỗ trợ với các nhóm dân cư dễ tổn thương, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho cho các nhóm dân cư chủ động tham gia và sử dụng các dịch vụ phòng lây nhiễm HIV/STI.

- Thay đổi các hành vi có nguy cơ lây nhiễm HIV/STI nhằm hạn chế việc lây

nhiễm HIV/STI trong cộng đồng 2.7.2.2. Nội dung chương trình

Trong giai đoạn 2007-2010, Các hoạt động trong chương trình truyền thông tập trung vào nâng cao nhận thức của cộng đồng và nhóm đối tượng nguy cơ cao về HIV/AIDS, cơ chế lây truyền và các biện pháp phòng tránh lây nhiễm, giảm phân biệt kỳ thị đối với người nhiễm HIV. Các hoạt động này bao gồm các hình thức: truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; truyền thông trực tiếp như thảo luận nhóm, nói chuyện chuyên đề cho cộng đồng và các hình thức truyền thông sự kiện khác như lễ mitting, tháng hành động, tổ chức các hội thi tuyên truyền viên kết hợp các hình thức văn hóa, văn nghệ.

Trong giai đoạn từ 2010 – 2012, chương trình truyền thông đã có sự chuyển đổi, tập trung vào triển khai các hoạt động truyền thông thay đổi vi để hỗ trợ cho chương trình can thiệp giảm hại, đồng thời cũng tiếp tục chuyển tải các thông điệp nhằm giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS. Các hoạt động

53

trong giai đoạn này chủ yếu thông qua các mô hình truyền thông trực tiếp của cộng tác viên tới người dân tộc thiểu số thông qua già làng trưởng bản.

Tài liệu truyền thông

Các tài liệu truyền thông như tờ rơi, sách nhỏ được phân phát rộng rãi cho các nhóm có hành vi nguy cơ cao trong cộng đồng cũng như các panô, áp phích, khẩu hiệu về HIV/AIDS được treo ở những nơi công cộng. Ban chỉ đạo phòng chống HIV/AIDS tỉnh Yên Bái chịu trách nhiệm thử nghiệm và thiết kế, sản xuất nội dung truyền thông, sản xuất tài liệu truyền thông như tờ rơi, áp phích, pano, băng đĩa,... có minh họa bằng hình ảnh người dân tộc Dao và sử dụng đồng thời cả tiếng phổ thông và tiếng Dao với nội dung thay đổi hành vi, hướng dẫn các biện pháp thực hiện hành vi an toàn phòng lây nhiễm HIV/STI.

Tài liệu truyền thông đa dạng về chủng loại và có nội dung phong phú như tờ rơi, sách nhỏ, băng đĩa hình/tiếng, tiểu phẩm…Thông điệp và tài liệu truyền thông cho đối tượng đích chủ yếu về: thông tin cơ bản về HIV và cơ chế lây truyền; sống tích cực với AIDS; phòng tránh lây nhiễm trong cộng đồng; phòng tránh lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục, khám và điều trị STI, TVXNTN…

Tài liệu truyền thông cho cộng đồng được phát trong các cuộc họp hoặc các sự kiện của dự án tại địa phương. Đĩa VCD, băng catset, tờ rơi và sách nhỏ về HIV được được dịch sang tiếng Dao và phù hợp với văn hóa địa phương. Tài liệu truyền thông được thử nghiệm và rút kinh nghiệm qua các năm đảm bảo phù hợp với trình độ tiếp thu của cộng đồng, đặc biệt là nhóm DTTS.

Truyền thông đại chúng

Truyền thông gián tiếp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: các bài, tác phẩm bằng tiếng dân tộc Dao được phát trên Đài truyền hình tỉnh, Đài phát thanh huyện, hệ thống loa phát thanh tại các xã và tổ chức các đợt truyền thông lưu động kết hợp vào các chương trình văn hóa của đồng bào dân tộc Dao. Phát thanh trên hệ thống loa đài của xã, hệ thống thu phát lại tại các thôn bản. Thời lượng: 45 phút /buổi, 02 lần/tuần.

Truyền thông trực tiếp

Truyền thông trực tiếp được thực hiện thông qua mạng lưới cộng tác viên và tuyên truyền viên. Các hoạt động truyền thông trực tiếp được thực hiện bao gồm thảo luận nhóm, nói chuyện chuyên đề, tổ chức truyền thông lưu động kết hợp với các hoạt động văn hóa, văn nghệ. Các hoạt động truyền thông trực tiếp được tổ chức với sự tham gia của các tổ chức đoàn thể tại địa phương như hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội nông dân...Truyền thông trực tiếp có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thuyết phục thay đổi hành vi, vì các cộng tác viên thực hiện nhiệm vụ này bên cạnh việc được đào tạo về các kỹ năng truyền thông, còn là người cung cấp giới thiệu hướng dẫn để sử dụng các vật dụng an toàn như BKT và BCS. Nhóm cộng tác viên hoạt động và hàng tháng có giao ban sinh hoạt với nhóm tuyên truyền viên để rút kinh nghiệm và lập kế hoạch hoạt động. Truyền thông trực tiếp được thực hiện qua hai hình thức là nói chuyện chuyên đề và truyền thông qua già làng trưởng bản.

Tại các buổi nói chuyện chuyên đề, cán bộ y tế, cán bộ chương trình kết hợp với các tổ chức đoàn thể như hội phụ nữ, đoàn thanh niên, tổ dân phố tổ chức các cuộc để truyền thông về HIV/AIDS/STI cho cộng đồng hoặc các nhóm phụ nữ, thanh niên... Địa điểm họp là các trạm y tế hoặc tổ dân phố, với sự hỗ trợ tích cực của các thành viên trong các tổ chức đoàn thể tại địa phương. Các buổi nói chuyện chuyên đề giúp cho người tham gia hiểu sâu về từng nội dung được truyền tải cũng như các giải đáp từ các cán bộ y tế có chuyên môn. Các buổi nói chuyện chuyên đề được thực hiện hàng năm với số lượng là 1 thôn/buổi và thời lượng thực hiện là 02 giờ/buổi.

Mô hình truyền thông thông qua già làng trưởng bản là mô hình phù hợp với đồng bào DTTS sinh sống rải rác tại các khu vực miền núi, ít có điều kiện tiếp xúc với các phương tiện thông tin đại chúng, có nhận thức hạn chế và tiếng nói của già làng trưởng bản rất quan trọng với cộng đồng. Với mô hình này, mọi người dân từ 15 đến 65 tuổi đều được tham gia các cuộc họp truyền thông với trưởng bản thay vì chỉ có 1 đại diện hộ gia đình được mời đi họp như các cuộc họp thông thường; Mô hình đã khắc phục được tình trạng khó kiểm soát số lượng người tham gia của mô

55

hình sân khấu hóa truyền thông. Tuy nhiên mô hình này đòi hỏi nhiều nguồn lực do phải tổ chức nhiều cuộc họp cho mỗi thôn bản và đào tạo kỹ năng truyền thông cho già làng trưởng bản.

Truyền thông sự kiện

Bên cạnh các hoạt động truyền thông gián tiếp và trực tiếp, các hoạt động truyền thông đã thu hút được sự tham gia, phối hợp của các bên liên quan các cấp qua các hội nghị đồng thuận; khuyến khích sự nhiệt tình và tăng cường kỹ năng truyền thông của nhóm cộng tác viên, tuyên truyền viên thông qua các cuộc thi tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS và thu hút sự tham gia của các đối tượng trong cộng đồng qua các hình thức truyền thông sự kiện như mitting, diễu hành, các tháng hành đông.

Mô hình truyền thông lưu động kết hợp với chiếu phim, diễn kịch. Mô hình đã rất hiệu quả đối với người DTTS sống rải rác ở các vùng núi, ít có khả năng tiếp cận với thông tin đại chúng, có đời sống văn hóa tinh thần và nhận thức còn nhiều hạn chế. Mô hình này thu hút được nhiều người tham dự, nhưng đòi hỏi nhiều nguồn lực và công tác phối hợp chuẩn bị của các ngành văn hóa, thông tin, y tế, chính quyền, công an…

2.7.2.3. Các chỉ số báo cáo kết quả hoạt động

- Phóng sự trên đài truyền hình tỉnh: số bài/tháng, tỷ lệ bao phủ

- Phát thanh tại tỉnh: số bài/tháng, tỷ lệ bao phủ

- Bài viết trên báo tỉnh: số bài/tháng, tỷ lệ bao phủ

- Phát thanh tại huyện: số bài/tháng, tỷ lệ bao phủ

- Phát thanh qua loa đài tại xã: số bài/tháng, tỷ lệ bao phủ

- Nói chuyện chuyên đề, họp thôn với già làng, trưởng bản: số buổi/tháng, số

người tham gia/buổi

- Truyền thông sự kiện: số lần mitting, số lần treo băng rôn, apphich, số lần tổ

Hình 2.3. Khung chương trình can thiệp dự phòng giảm nguy cơ lây nhiễm HIV/STI

Một phần của tài liệu Thực trạng nhiễm HIV-STI, một số yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp dự phòng ở người dân tộc Dao tại 3 xã của tỉnh Yên Bái, 2006-2012 (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)