Hành vi QHTD và sử dụng BCS với các loại bạn tình

Một phần của tài liệu Thực trạng nhiễm HIV-STI, một số yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp dự phòng ở người dân tộc Dao tại 3 xã của tỉnh Yên Bái, 2006-2012 (Trang 102)

Bảng 3.17. Đặc điểm hành vi QHTD của đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi và giới tính – Điều tra TCT năm 2006

Đặc điểm Nam (n=360) Nữ (n=371) Chung (n=731) n % n % n %

Tuổi trung bình QHTD lần đầu 360 17,7 371 17,2 731 17,5 Có QHTD với vợ/chồng/người yêu

trong 12 tháng qua 347 96,4 362 97,6 709 97,0 - 15 – 24 tuổi 94 93,1 120 95,2 214 94,3 - 25 – 49 tuổi 253 97,7 242 98,8 495 98,2 Có QHTD với bạn tình bất chợt trong 12 tháng qua 26 7,2 14 3,8 40 5,5 - 15 – 24 tuổi 12 11,9 8 6,3 20 8,8 - 25 – 49 tuổi 14 5,4 6 2,4 20 4,0

Luôn sử dụng BCS khi QHTD với các

loại bạn tình 19 5,4 6 1,6 25 3,5

- 15 – 24 tuổi 10 10,4 3 2,4 13 5,9

- 25 – 49 tuổi 9 3,5 3 1,2 12 2,4

Luôn sử dụng BCS khi QHTD với

vợ/chồng/người yêu 19 5,5 6 1,7 25 3,5

- 15 – 24 tuổi 10 10,6 3 2,5 13 6,1

- 25 – 49 tuổi 9 3,6 3 1,2 12 2,4

Luôn sử dụng BCS khi QHTD với bạn

tình bất chợt 5 19,2 0 0,0 5 12,5

- 15 – 24 tuổi 2 16,7 0 0,0 2 10,0

- 25 – 49 tuổi 3 21,4 0 0,0 3 15,0

Kết quả tại bảng 3.17 mô tả các đặc điểm trong QHTD của người tham gia nghiên cứu. Đồng bào dân tộc Dao tại địa bàn nghiên cứu có QHTD khá sớm với tuổi trung bình QHTD lần đầu là 17,5. Tuổi trung bình QHTD lần đầu tương đương nhau ở cả nam và nữ. Trong số những người đã từng QHTD, có 97% người trả lời

89

có QHTD với vợ/chồng hoặc người yêu, 5,5% có QHTD với bạn tình bất chợt trong 12 tháng trước thời điểm phỏng vấn.

Trong nhóm đối tượng nghiên cứu từ 15-24 tuổi, 75,9% người tham gia trả lời đã từng QHTD. Trong số này có 8,8% người có QHTD với bạn tình bất chợt trong 12 tháng trước thời điểm phỏng vấn. Tỷ lệ này ở nam giới cao gần gấp 2 lần so với nhóm nữ giới (11,9% và 6,3%). Với nhóm từ 25-49 tuổi, tỷ lệ có QHTD với bạn tình bất chợt trong 12 tháng trước thời điểm phỏng vấn là 4,0% và tỷ lệ này ở nam giới cũng cao gấp 2 lần so với nhóm nữ giới (5,4% và 2,4%).

Tỷ lệ luôn sử dụng BCS khi QHTD với các loại bạn tình trong nhóm đối tượng nghiên cứu là 3,5%. Tỷ lệ này ở nam giới cao hơn so với nữ giới với lần lượt 5,4%; 1,6% và ở nhóm 15-24 tuổi cao hơn nhóm 25-49 tuổi (5,9% và 2,4%).

Tỷ lệ luôn sử dụng BCS khi QHTD với vợ/chồng hoặc người yêu trong 12 tháng trước thời điểm điều tra ở nam giới và nữ giới lần lượt là 5,5% và 1,7%. Nhóm tuổi 15-24 có tỷ lệ sử dụng BCS trong lần gần nhất và trong 12 tháng qua với vợ/chồng/người yêu cao hơn khoảng 2 lần nhóm 25-49 tuổi.

Kết quả tại bảng 3.17 cũng mô tả hành vi sử dụng BCS của người tham gia nghiên cứu khi QHTD với bạn tình bất chợt. Trong số những người có QHTD với bạn tình bất chợt, chỉ có 12,5% trả lời luôn sử dụng BCS khi QHTD và tất cả đều là nam giới. Tỷ lệ này trong nhóm 15-24 tuổi là 10% và trong nhóm 25-49 tuổi là 15%.

Một phần của tài liệu Thực trạng nhiễm HIV-STI, một số yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp dự phòng ở người dân tộc Dao tại 3 xã của tỉnh Yên Bái, 2006-2012 (Trang 102)