Mô hình tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện là mô hình dự phòng nhằm khuyến khích những người có hành vi nguy cơ cao tiếp cận sớm với xét nghiệm HIV để biết tình trạng bệnh tật nhằm ngăn chặn kịp thời nguy cơ lây nhiễm cho những người khác và được tư vấn sức khỏe để thay đổi hành vi khi có hành vi nguy cơ.
2.7.3.1. Mục tiêu chương trình
- Đảm bảo tuân thủ quy trình và chất lượng các hoạt động tư vấn xét nghiệm
- Hoàn thiện mô hình tư vấn xét nghiệm phù hợp cho nhóm đồng bào dân tộc
thiểu số
Giảm nguy cơ lây nhiễm HIV/STI
Truyền thông
Truyền thông gián tiếp: sản xuất tài liệu, tờ
rơi, phát thanh tại huyện, xã
Truyền thông trực tiếp: nói chuyện chuyên đề, họp thôn, cung cấp
tài liệu truyền thông
Truyền thông sự kiện: diễu hành, mitting, hội thi văn hóa, văn nghệ
Tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện
Xây dựng chương trình tư vấn xét nghiệm HIV
lưu động
Thiết lập quy trình tư vấn xét nghiệm HIV tự
nguyện tiêu chuẩn
Khám và quản lý các nhiễm trùng STI
Khám và tư vấn các nhiễm trùng STI tại phòng khám tại TTYT
huyện
Kết hợp với chương trình truyền thông và tư
vấn xét nghiệm HIV lưu động
Can thiệp giảm tác hại (chương trình
BCS)
Phân phối BCS tại Trạm Y tế xã
Phân phối BCS thông qua kết hợp sự tham gia
của Hội nông dân và Hội phụ nữ
Xây dựng hệ thống tổ chức, quản lý chương
57
- Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ tư vấn xét nghiệm tự nguyện trong
nhóm dân cư có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/STI 2.7.3.2. Nội dung chương trình
Hoạt động can thiệp về tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện được thiết lập dựa trên cơ sở có sẵn đặt tại Trung tâm y tế huyện Văn Chấn và đảm bảo thực hiện đúng quy trình chuẩn theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Bên cạnh việc sử dụng phòng tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện đặt tại Trung tâm y tế huyện, hoạt động tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện lưu động cũng được xây dựng tại các trạm y tế để áp dụng cho các địa bàn vùng sâu vùng xa, đi lại khó khăn để đảm bảo tất cả người dân có thể tiếp cận được dịch vụ này. Hoạt động tư vấn xét nghiệm HIV lưu động cũng được đảm bảo tuân thủ quy trình tư vấn xét nghiệm tự nguyện chuẩn theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Cơ sở tư vấn xét nghiệm tự nguyện tại Trung tâm y tế huyện Văn Chấn được hướng dẫn đảm bảo đúng quy trình chuẩn của Bộ Y tế về cơ sở hạ tầng, tổ chức nhân sự và các hoạt động chuyên môn. Cơ sở hạ tầng tư vấn xét nghiệm tự nguyện bao gồm 01 phòng đón tiếp, hai phòng tư vấn, 01 phòng lấy máu, xét nghiệm. Các phòng này được sắp xếp kế tiếp nhau đảm bảo quy tắc di chuyển một chiều giúp khách hàng hạn chế tối đa số người mà họ sẽ gặp trong thời gian ở phòng tư vấn. Các nội dung về diện tích phòng, các tài liệu, trang thiết bị và cách sắp xếp bố trí tại từng phòng cũng được hướng dẫn chi tiết. Về tổ chức nhân sự, các nội dung về tuyển chọn cán bộ, chức năng, nhiệm vụ của các vị trí cũng được hướng dẫn chi tiết theo quy định của Bộ Y tế về tư vấn xét nghiệm tự nguyện ban hành theo quyết định số 647/QĐ-BYT ngày 22/2/2007, trong đó đặc biệt ưu tiên các cán bộ tham gia là người dân tộc thiểu số sống tại địa bàn. Về hoạt động chuyên môn, các quy trình đón tiếp, tư vấn và xét nghiệm cũng được hướng dẫn chi tiết.
Hoạt động tư vấn xét nghiệm lưu động được thực hiện để tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ của cộng đồng tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa và cho các nhóm khách hàng khó tiếp cận. Hàng tháng, phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện tại Trung tâm Y tế huyện lập kế hoạch đi xuống các xã và phân công nhân sự cụ thể
cho từng đợt lưu động với chỉ tiêu 03 tháng /lần/xã. Kế hoạch thực hiện sẽ được gửi xuống các trạm y tế xã là nơi đặt các điểm tư vấn xét nghiệm lưu động. Nhân sự thực hiện hoạt động này là các cán bộ tư vấn, cán bộ xét nghiệm tại phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện tại trung tâm y tế huyện kết hợp với các cộng tác viên, tuyên truyền viên tại các xã. Cơ sở vật chất và nội dung chuyên môn cho hoạt động này thực hiện tại các Trạm Y tế cũng được hướng dẫn chi tiết.
2.7.3.3. Các chỉ số báo cáo kết quả hoạt động
- Số khách hàng được tư vấn
- Số khách hàng được tư vấn và đồng ý xét nghiệm
- Số khách hàng nhận kết quả xét nghiệm và được tư vấn sau xét nghiệm