LẤY MẪU MÁU VÀ XÉT NGHIỆM

Một phần của tài liệu Thực trạng nhiễm HIV-STI, một số yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp dự phòng ở người dân tộc Dao tại 3 xã của tỉnh Yên Bái, 2006-2012 (Trang 76)

Tại thực địa, sau khi kết thúc phỏng vấn, người tham gia nghiên cứu được đề nghị lấy 3ml máu tĩnh mạch. Các mẫu huyết thanh/huyết tương được chuyển về

Trung tâm Y tế huyện Văn Chấn trong ngày và được bảo quản ở nhiệt độ âm 20oC.

Hàng tuần, mẫu được chuyển về phòng xét nghiệm khẳng định trường hợp HIV dương tính của tỉnh Yên Bái để làm xét nghiệm khẳng định HIV và giang mai. Quy

63

trình xét nghiệm được thực hiện theo quy định của Bộ Y tế để chẩn đoán một trường hợp HIV dương tính [2] [3] [10] [12].

Xét nghiệm HIV

Xét nghiệm HIV được thực hiện theo phương cách III của Bộ Y tế, với hai xét nghiệm hấp thụ miễn dịch gắn men (ELISA) và một xét nghiệm nhanh. Xét nghiệm HIV được thực hiện tại phòng xét nghiệm được phép khẳng định HIV dương tính của tỉnh. Các sinh phẩm được sử dụng là Genscreen HIV1/2 V2, Detemine HIV1/2, Serodia HIV1/2 Mix. Mười phần trăm các mẫu âm tính và năm phần trăm số mẫu dương tính được lựa chọn ngẫu nhiên để làm xét nghiệm đảm bảo chất lượng tại Phòng xét nghiệm chuẩn Quốc gia tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Quy trình xét nghiệm của Bộ y tế được trình bày trong phụ lục 3.

Xét nghiệm giang mai

Xét nghiệm huyết thanh học giang mai được tiến hành trên mẫu huyết thanh sử dụng kỹ thuật rapid plasma reagin (RPR) và kỹ thuật ngưng kết hồng cầu thụ động (TPHA- Treponema pallidum Hemagglutination) để khẳng định. Bệnh nhân được khẳng định là nhiễm Giang mai được điều trị khi có mẫu huyết thanh dương tính với cả hai xét nghiệm. Xét nghiệm giang mai được thực hiện tại phòng xét nghiệm được phép khẳng định HIV dương tính của tỉnh. Quy trình xét nghiệm được trình bày trong phụ lục 4.

Bên cạnh kết quả xét nghiệm giang mai, các kết quả khác về các nhiễm trùng STI dựa vào kết quả tự báo cáo của người tham gia nghiên cứu về các triệu chứng và tiền sử mắc các nhiễm trùng STI.

Một phần của tài liệu Thực trạng nhiễm HIV-STI, một số yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp dự phòng ở người dân tộc Dao tại 3 xã của tỉnh Yên Bái, 2006-2012 (Trang 76)