Thực trạng về kiến thức và nhận thức dự phòng lây nhiễm HIV/STI

Một phần của tài liệu Thực trạng nhiễm HIV-STI, một số yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp dự phòng ở người dân tộc Dao tại 3 xã của tỉnh Yên Bái, 2006-2012 (Trang 89)

Bảng 3.7. Thực trạng kiến thức phòng lây nhiễm HIV – Điều tra TCT năm 2006

Đặc trưng Tỷ lệ (%)

n=807

Đã từng nghe nói về HIV/AIDS 78,3

Nghe nói về bệnh lây truyền qua đường tình dục 66,3 n=632

Kiến thức đúng về phòng lây nhiễm HIV 18,7

- Chung thủy một bạn tình không nhiễm HIV có thể phòng nhiễm HIV 77,9

- Muỗi đốt không làm lây nhiễm HIV 44,6

- Dùng BCS trong tất cả các lần QHTD có thể phòng lây nhiễm HIV 69,3 - Ăn uống chung với người nhiễm HIV không làm lây nhiễm HIV 40,4 - Dùng chung bơm kim tiêm có thể làm lây nhiễm HIV 87,0

Kiến thức đúng về phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

n=632 43,4 - HIV có thể lây truyền từ mẹ sang con lúc mang thai 68,4 - HIV có thể lây truyền từ mẹ sang con lúc đẻ 56,5 - HIV có thể lây truyền từ mẹ sang con lúc cho con bú 48,6

Biết về thuốc điều trị HIV cho người nhiễm HIV

n=632 37,2

Kết quả điều tra năm 2006 cho thấy có gần 80% người dân tộc Dao từ 15-49 tuổi tại ba xã điều tra đã từng nghe nói về HIV/AIDS. Tỷ lệ này cũng đồng nghĩa với việc vẫn có tới hơn 20% người dân tộc thiểu số tại đây chưa từng nghe nói về HIV/AIDS (nhóm nghiên cứu đã sử dụng cả tiếng dân tộc và các ngôn ngữ địa phương để đảm bảo người dân có thể hiểu được nội dung câu hỏi).

Trong số những người đã từng nghe nói về HIV/AIDS, chỉ có 18,7% có kiến thức đúng về phòng lây nhiễm HIV/STI theo tiêu chí trả lời đúng 05 câu hỏi về kiến thức chung (bao gồm 03 câu hỏi về các cách phòng tránh và 02 câu hỏi về các quan niệm sai lầm trong phòng lây nhiễm HIV). Có 57,3% người tham gia nghiên cứu trả lời đúng cả 03 câu hỏi về các cách phòng tránh lây nhiễm HIV/STI và 25,9% trả lời đúng 02 câu hỏi về các quan niệm sai lầm trong phòng lây nhiễm HIV/STI. Cũng theo kết quả tại bảng 3.7, có 43,4% người tham gia biết cả ba giai đoạn có thể lây truyền HIV từ mẹ sang con và có 37,2% đã từng biết về thuốc điều trị dành cho người nhiễm HIV/AIDS. Trong số 807 người tham gia nghiên cứu từ 15-49 tuổi, chỉ có khoảng gần 70% người đã từng biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Kết quả tại bảng 3.7 cũng cho thấy tỷ lệ người dân tộc Dao trả lời đúng theo từng nội dung về kiến thức phòng lây nhiễm HIV/STI còn khá thấp, đặc biệt với nội dung về các quan niệm sai lầm trong phòng lây nhiễm HIV (chỉ có khoảng 40% người tham gia biết được HIV không thể lây nhiễm qua đường muỗi đốt và ăn uống). Với nội dung về các cách phòng tránh lây nhiễm HIV/STI, tỷ lệ trả lời đúng từng câu hỏi dao động trên dưới 70%. Tỷ lệ người tham gia nghiên cứu trả lời đúng các câu hỏi về lây truyền HIV từ mẹ sang con cũng không cao, dao động trong khoảng 50-60%.

Bảng 3.8. Nhận thức được nguy cơ lây nhiễm HIV/STI – Điều tra TCT năm 2006 (n=632)

Nhận thức nguy cơ lây nhiễm HIV/STI Tỷ lệ (%)

Có nguy cơ 3,2

Không có nguy cơ 56,9

77

Câu hỏi về tự nhận thức nguy cơ lây nhiễm HIV/STI cũng được đặt ra với đối tượng nghiên cứu nhằm đánh giá kiến thức thực sự của người DTTS từ 15-49 tuổi trong phòng lây nhiễm HIV/STI. Kết quả tại bảng 3.8 có thể giải thích cho tỷ lệ người tham gia có kiến thức đúng về phòng lây nhiễm HIV/STI rất thấp khi có tới 40% người được hỏi không biết bản thân có nguy cơ hay không. Trong 20 người nghĩ rằng mình có nguy cơ nhiễm HIV (3,2%) thì có khoảng một nửa số người đưa ra các lý do là có tiêm chích ma túy, QHTD với PNBD, có nhiều bạn tình hoặc đổ lỗi cho vợ/chồng/người yêu của họ.

Một phần của tài liệu Thực trạng nhiễm HIV-STI, một số yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp dự phòng ở người dân tộc Dao tại 3 xã của tỉnh Yên Bái, 2006-2012 (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)