PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

Một phần của tài liệu Thực trạng nhiễm HIV-STI, một số yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp dự phòng ở người dân tộc Dao tại 3 xã của tỉnh Yên Bái, 2006-2012 (Trang 77)

Nhập số liệu

Toàn bộ bộ câu hỏi hoàn thành phỏng vấn và kết quả xét nghiệm HIV, giang mai được chuyển về Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương để tiến hành nhập và phân tích số liệu bằng phần mềm Epi data 3.1 và Stata 12.0. Phiếu phỏng vấn được làm sạch trước khi nhập vào phần mềm. Trước khi tiến hành phân tích nhóm nghiên cứu

làm sạch bộ số liệu. Quy trình làm sạch số liệu như kiểm tra lỗi tuỳ chọn, mã hoá và chuyển câu sẽ được tạo ra trong phần mềm Stata 12.0.

Phân tích số liệu

Số liệu được mã hoá lại được chỉnh lý đảm bảo tính chính xác, thống nhất và hoàn chỉnh. Các biến kết quả bao gồm: tỷ lệ nhiễm HIV, giang mai, mức độ kiến thức, thái độ, hành vi và các yếu tố liên quan. Các biến kết quả được phân tích phân tầng theo giới tính (nam và nữ) và nhóm tuổi (15-24 và 25-49) (Nhóm tuổi 15-24 được Tổ chức Y tế Thế giới và quỹ dân số Liên Hợp Quốc khuyến cáo sử dụng trong các nghiên cứu về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục trong nhóm thanh thiếu niên). Các kết quả này được so sánh giữa hai vòng điều tra bằng kiểm định bằng test χ2 hai phía. Phân tích đơn biến được thực hiện để mô tả mối liên quan với tỷ lệ nhiễm giang mai với các biến độc lập; mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, hành vi dự phòng lây nhiễm HIV/STI và các mức độ của yếu tố nguy cơ. Sử dụng kiểm định χ2, loại bỏ giả thuyết Ho với mức độ ý nghĩa 0,05. Phép hồi quy Logistic được áp dụng để ước tính tỷ suất chênh cho kiến thức, thái độ, nhiễm HIV và mỗi yếu tố nguy cơ.

Phân tích đa biến

Mô hình hồi quy logistic được sử dụng để phân tích đa biến. Các biến lựa chọn vào mô hình logistic dựa trên nhận thức và mức độ tỷ suất nguy cơ trong phân tích đơn biến. Các biến phụ thuộc được đưa vào phân tích đa biến bao gồm nhiễm giang mai, kiến thức đúng dự phòng lây nhiễm HIV/STI, thái độ đúng với người nhiễm HIV/AIDS và luôn sử dụng BCS khi QHTD với các loại bạn tình. Các biến độc lập bao gồm các biến về đặc điểm của đối tượng nghiên cứu và các biến về kiến thức, thái độ, hành vi và tiếp cận các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV/STI của nhóm đối tượng nghiên cứu.

Phân tích chỉ số hiệu quả

Để xác định hiệu quả can thiệp các chỉ số so sánh thông qua các công thức sau: | p2 – p1|

CSHQ (%) = --- x 100 p1

65

Trong đó p1 là kết quả có tại thời điểm đánh giá trước can thiệp (TCT) năm 2006; p2 là kết quả tại thời điểm đánh giá sau can thiệp (SCT) năm 2012.

Một phần của tài liệu Thực trạng nhiễm HIV-STI, một số yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp dự phòng ở người dân tộc Dao tại 3 xã của tỉnh Yên Bái, 2006-2012 (Trang 77)