NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH CAN THIỆP

Một phần của tài liệu Thực trạng nhiễm HIV-STI, một số yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp dự phòng ở người dân tộc Dao tại 3 xã của tỉnh Yên Bái, 2006-2012 (Trang 61)

Kết quả điều tra ban đầu năm 2006 cho nhóm DTTS cho thấy kiến thức, thái độ, hành vi và việc tiếp cận các dịch vụ phòng lây nhiễm HIV/STI là rất thấp. Thực trạng này chính là yếu tố nguy cơ trong việc làm lây nhiễm HIV/STI trong nhóm DTTS tại địa bàn nghiên cứu. Với tỷ lệ nhiễm giang mai khá cao cùng với quan điểm thoải mái trong QHTD của đồng bào dân tộc Dao, tại địa phương cần thiết

phải có các hoạt động can thiệp nhằm nâng cao kiến thức, thái độ và thay đổi hành vi trong mục tiêu giảm nguy cơ lây nhiễm HIV/STI.

Hoạt động can thiệp được triển khai thống nhất tại cộng đồng ở 03 xã của huyện Văn Chấn và dựa vào hệ thống y tế sẵn có, tiết kiệm được các nguồn lực, tạo điều kiện duy trì sau khi nghiên cứu kết thúc. Các hoạt động này được xây dựng

dựa trên hướng dẫn về nhóm giải pháp “Giảm tác hại phòng lây nhiễm HIV/AIDS”

áp dụng cho các nhóm DTTS. Bên cạnh đó, các hoạt động can thiệp trong nghiên cứu cũng được xây dựng dựa trên một số kết quả phân tích trong điều tra năm 2006 để phù hợp với điều kiện sống, phong tục tập quán tại địa phương. Cụ thể là, các hoạt động can thiệp về truyền thông được lập kế hoạch để đảm bảo tất cả các nhóm đối tượng (cả nam và nữ) có thể tiếp cận được, trong đó chú ý về thời gian tổ chức hoạt động, phương tiện truyền thông và các kênh truyền thông để phù hợp với nhóm nữ giới những người phải dành phần lớn thời gian làm việc nhà và làm việc tại nương rẫy. Bên cạnh đó, với tỷ lệ người tham gia nghiên cứu không được đi học và không thành thạo tiếng phổ thông khá cao, các nội dung và tài liệu truyền thông cần được thiết kế bằng cả tiếng phổ thông và tiếng Dao. Với chương trình BCS, kết quả năm 2006 đã cho thấy việc tăng cường hỗ trợ BCS cũng với các hoạt động can thiệp về truyền thông sẽ giúp nâng cao tỷ lệ sử dụng BCS của đồng bào Dao. Bên cạnh đó, kết quả phân tích cũng cho thấy nhóm hiện đang độc thân có tỷ lệ sử dụng BCS cao hơn. Đây cũng là nhóm dân số trẻ tập trung chính trong độ tuổi 15-24 và có khả năng có nhiều bạn tình nên bên cạnh nhóm quần thể dân cư nói chung chương trình can thiệp hỗ trợ BCS sẽ tập chung nhiều cho nhóm thanh thiếu niên nói riêng. Cũng giống hoạt động truyền thông, hoạt động can thiệp giảm tác hại sẽ có sự tham gia mạnh mẽ từ chính quyền và các tổ chức đoàn thể địa phương.

Mục tiêu thực hiện của chương trình can thiệp là nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và hành vi của nhóm đồng bào DTTS cũng như lãnh đạo các cấp, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội về tiếp cận phổ cập trong chăm sóc, hỗ trợ điều trị và dự phòng lây nhiễm HIV/STI. Chương trình can thiệp sẽ tăng cường cung cấp các dịch vụ để đáp ứng các nhu cầu cấp thiết đảm bảo quyền được tiếp cận

49

với các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ, điều trị và dự phòng lây nhiễm HIV/STI của người dân nói chung và nhóm DTTS nói riêng. Thông qua các chương trình này, nghiên cứu sẽ giúp tăng cường sự tham gia của gia đình, xã hội nhằm giảm kỳ thị, phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS và tạo điều kiện cho mọi người dân tham gia vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

Một phần của tài liệu Thực trạng nhiễm HIV-STI, một số yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp dự phòng ở người dân tộc Dao tại 3 xã của tỉnh Yên Bái, 2006-2012 (Trang 61)