Nhóm giải pháp đối với bản thân các tập đoàn kinh tế Nhà nước

Một phần của tài liệu Phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 114)

Thứ nhất, xây dựng ý thức cạnh tranh trên thị trường quốc tế và chấp nhận thách thức. Coi nâng cao năng lực cạnh tranh là cơ hội sống còn. Các Tập đoàn phải luôn biến nguy cơ thành hành động cụ thể, biến khó khăn thành cơ hội, thành động cơ, không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh bằng các chiến lược kinh doanh cụ thể, xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu. Phải tạo ra những biến chuyển căn bản trong chiến lược phát triển doanh nghiệp theo định hướng lấy xuất khẩu làm chủ đạo.

Thứ hai, tăng năng suất lao động và đổi mới công nghệ. Năng suất lao động của các TĐKT hiện nay vẫn còn rất thấp và có dấu hiệu lãng phí nhân lực. Vì vậy phải nâng cao năng suất lao động thông qua việc đào tạo tay nghề cho người lao động, phân bổ và sử dụng nguồn lực hợp lý, có chính sách lương phù hợp, ưu tiên áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh.Khoa học- công nghệ sử dụng trong tập đoàn có thể được tạo ra thông qua những sáng kiến của cá nhân nhà quản

lý, người lao động và các công trình nghiên cứu trong các viện nghiên cứu của tập đoàn.Có thể mua các phát minh, sáng chế của nước ngoài.

Thứ ba, đưa ra các chỉ tiêu phấn đấu cụ thể tập trung vào hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận. Xem các công tác an sinh xã hội là hoạt động nhằm nâng cao uy tín và thương hiệu của tập đoàn. Không lấy thành tích thực hiện công tác xã hội để biện minh cho những hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả.

Thứ tư, minh bạch hóa các thông tin liên quan, nhất là thị trường vốn và tài sản. Việc tiếp cận các số liệu cơ bản hiện nay là rất khó khăn và không cập nhật không chỉ với giới nghiên cứu và đối với giới nghiên cứu mà cả cơ quan quản lý nhà nước và nhà đầu tư. Đành rằng, trong kinh doanh, có những số liệu không thể công bố, nhưng những bưng bít cũng khiến cho Nhà nước khó lòng kiểm soát được hoạt động của tập đoàn và tình hình cụ thể của dòng vốn đầu tư. Trước mắt, các tập đoàn cần công bố thông tin trên trang thông tin điện tử chính thức của mình và sau đó là những thông cáo chính thức truyền tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, để một mặt tăng cường thông tin phản hồi, mức độ giám sát của những người quan tâm, mặt khác cung cấp thông tin đầy đủ (trước hết là cáo bạch tài chính) nhằm thu hút các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài.

Thứ năm, tăng cường hoạt động kiểm soát nội bộ của Ban kiểm soát. Kiểm soát nội bộ tốt sẽ hạn chế được tình trạng tham nhũng trong TĐKT và ngăn chặn ngay được những biểu hiện sai phạm.

Một phần của tài liệu Phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 114)