Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 41)

Quá trình hình thành, phát triển các TĐKTNN ở các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau mang những đặc điểm khác nhau và chịu sự chi phối của hàng loạt những yếu tố tác động như trình độ phát triển lực lượng sản xuất, sự đồng bộ của

yếu tố thị trường, vai trò của Nhà nước hay chính quyền, hội nhập kinh tế quốc tế.. Do đó, không có các biện pháp và mô hình khuôn mẫu cho các quốc gia đi sau. Điều mà các quốc gia đang xây dựng, phát triển mô hình TĐKTNN như Việt Nam có thể học hỏi là lựa chọn những kinh nghiệm thành công, đồng thời, nhận diện rõ và tránh được những sai lầm mà các quốc gia đi trước đã mắc phải. Trung Quốc và Việt Nam là hai nước có những điểm tương đồng trong cải cách DNNN. Chính vì vậy, nghiên cứu quá trình xây dựng TĐKTNN Trung quốc có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:

Một là, cần hiểu rõ về mô hình tập đoàn để tránh sai lầm trong việc hình thành tập đoàn. Mô hình tập đoàn là một tổ chức sản xuất kinh doanh lớn với những liên kết rất phức tạp và chỉ hình thành trong những điều kiện nhất định. Vì vậy, không thể tùy tiện đặt tên cho một công ty hay một doanh nghiệp nào đó là tập đoàn.

Hai là, không nhất thiết phải “chờ đợi” một cách thụ động đến khi nền kinh tế có đủ các điều kiện khách quan như ở các nền kinh tế Tây Âu phát triển mới xây dựng tập đoàn kinh tế, mà cần và có thể chủ động sử dụng sức mạnh tổng hợp của các nguồn lực kinh tế, đặc biệt là sức mạnh của khu vực DNNN để nhanh chóng xây dựng và phát triển các TĐKTNN. Tuy nhiên, việc xây dựng TĐKTNN phải được tiến hành theo từng bước, từ việc thí điểm thành lập những mô hình TĐKT hoạt động theo vùng, quốc gia hiệu quả rồi mới tính đến xây dựng các TĐKT có sức cạnh tranh quốc tế khu vực, toàn cầu. Để có được TĐKT có sức cạnh tranh quốc tế, Trung Quốc cũng phải trải qua 20 năm thí điểm. Tuy nhiên, Việt Nam có thể tận dụng những kết quả thí điểm mà Trung Quốc đã tiến hành để tránh những hạn chế mà mô hình gặp phải, từ đó rút ngắn thời gian thí điểm.

Ba là, hình thành và phát triển các TĐKTNN cũng phải dựa trên những quy luật và nguyên tắc thị trường. TĐKTNN không thể phát triển nếu được thành lập thuần túy bằng mệnh lệnh hành chính hay ý kiến chủ quan của giới lãnh đạo. Khi Nhà nước quyết định thành lập tập đoàn kinh tế thì cũng cần phải làm rõ nhu cầu

nội tại cũng như sự vận động tất yếu của mỗi tập đoàn, đồng thời các tập đoàn này phải hoạt động theo nguyên tắc và quy luật thị trường, đánh giá hiệu quả cũng phải trên cơ sở thị trường. Quá trình hình thành và phát triển của các TĐKTNN Trung Quốc đã không dựa nhiều trên cơ sở tự nguyện mà theo mệnh lệnh hành chính. Trung Quốc đã gặp phải thất bại khi tuyên bố một nhóm doanh nghiêp do Nhà nước thành lập là TĐKT. Thực tế đã chứng minh, việc một thực thể kinh tế nào đó trở thành tập đoàn không nên phụ thuộc vào việc tuyên bố bằng mênh lệnh hành chính mà phải bằng sức mạnh nội tại của chính thực thể đó có được coi là một tập đoàn kinh tế hay không. Một số TĐKT được thành lập theo cách này ở Trung Quốc đã nhanh chóng tan rã.

Bốn là, Nhà nước có vai trò quan trọng thông qua việc tạo lập tiền đề, điều kiện thúc đẩy hình thành, phát triển các tập đoàn kinh tế. Mặc dù các TĐKT được hình thành và phát triển như một tất yếu trong thị trường, tuy nhiên, nếu không có sự can thiệp của nhà nước thông qua cơ chế, chính sách và những biện pháp cần thiết sẽ khó hình thành tập đoàn mạnh, quy mô lớn. Đối với các nước đang phát triển, sự can thiệp của nhà nước càng có ý nghĩa khi mà hầu hết các lĩnh vực sản xuất kinh doanh đã hình thành. Sự thành công của các tập đoàn ở Đài Loan, Singapore, Malaysia và Hàn Quốc khẳng định tầm quan trọng của chính quyền và Chính phủ trong sư hỗ trợ, tạo lập môi trường, điều kiện cho các tập đoàn phát triển. Tuy nhiên, nhà nước can thiệp đến đâu và bằng những biện pháp nào cũng cần phải tính toán kỹ lưỡng bởi nếu các biện pháp hỗ trợ không phù hợp, sự bảo trợ thái quá có thể tạo ra những doanh nghiệp độc quyền hoặc ỷ lại, trông chờ vào nhà nước, làm suy yếu chính những tập đoàn này

Vai trò điều tiết của nhà nước với tư cách là nhà nước và với tư cách là chủ sở hữu cũng cần phải được tách biệt rõ ràng. Lẫn lộn giữa hai vai trò này khiến cho quá trình quản lý cũng như giám sát hoạt động của TĐKTNN là không minh bạch.

Hiện nay, vai trò điều tiết của nhà nước về nhiều phương diện cũng có sự thay đổi và đặt ra nhiều yêu cầu đòi hỏi phải tinh vi hơn. Hiệu lực của nhà nước có

được là do sự linh hoạt của những chính sách, công cụ mà nó sử dụng. Quyết định táo bạo của Đặng Tiểu Bình năm 1978 đã dẫn dắt kinh tế Trung Quốc khởi sắc.

Năm là, TĐKTNN dù muốn hay không muốn thừa nhận cũng là mô hình mang tính đặc thù, vì vậy dù có quá trình tự do hóa thương mại và áp lực cạnh tranh tăng cao thì chưa đến hoàn cảnh chín muồi thì không nên thực hiện tư nhân hóa nếu Nhà nước vẫn cần phải gia tăng sự điều tiết đối với nền kinh tế.

Tóm lại, TĐKTNN là mô hình được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước đặc biệt là ở các nước tư bản chủ nghĩa. Phần lớn các TĐKTNN được xây dựng trong các ngành được xếp là “cơ bản”, “chiến lược” và “then chốt” để thực sự tự lực cánh sinh về kinh tế trong môi trường hội nhập. Hầu hết các TĐKTNN đều lập theo quyết định hành chính, chỉ một số ít bằng con đường tự thân từ các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước. Và TĐKTNN là một mô hình đặc thù với những chức năng riêng có. Tính đặc thù làm cho mô hình này có những hạn chế nhất định về hiệu quả sản xuất kinh doanh, nhưng ở một số quốc gia như Malaysia và Singapore cho thấy vẫn có thể khắc phục được. Với lợi thế là một quốc gia đi sau, qua kinh nghiệm quốc tế, Việt Nam hoàn toàn có thể xây dựng các TĐKTNN mạnh bằng việc kết hợp các bước đi tuần tự với những đột phá cần thiết.

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN KINH

Một phần của tài liệu Phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)