Quá trình hình thành và phát triển của tập đoàn kinh tế nhà nước ở Trung

Một phần của tài liệu Phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 33)

1.2.3.2.Xu thế phát triển của các doanh nghiệp trong nền kinh thị trường

Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, để tồn tại doanh nghiệp buộc phải nhìn nhận và ứng phó với những sự thay đổi thị trường, áp lực cạnh tranh. Vì vậy, xu hướng mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động là tất yếu khách quan. TĐKT là một mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh thích ứng khi các doanh nghiệp đã đạt được trình độ nhất định về vốn, thị phần, năng lực sản xuất, trình độ quản lý… và thiết lập các liên kết giữa công ty mẹ với doanh nghiệp thành viên. Quá trình liên kết được thiết lập bằng nhiều hình thức khác nhau nhưng phải đảm bảo những nguyên tắc nhất định như tự nguyện, cùng có lợi.. Và việc phát triển TĐKT theo mô hình nào tùy thuộc vào chiến lược và lợi nhuận của công ty. Cũng như các TĐKT nói chung, chỉ có con đường hoạt động hiệu quả là yếu tố giúp TĐKT tồn tại và phát triển. Muốn vậy, bản thân TĐKTNN phải có những chiến lược kinh doanh, quản lý tốt, nắm bắt thị trường và đẩy mạnh khoa học công nghệ nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh về sản phẩm và doanh nghiệp.

1.2. Kinh nghiệm xây dựng và phát triển tập đoàn kinh tế Nhà nƣớc Trung Quốc trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Quốc trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của tập đoàn kinh tế nhà nước ở Trung Quốc Quốc

Trước năm 1978, cũng như nhiều nước xã hội chủ nghĩa khác, do bị bao vây, cấm vận và những hạn chế chủ quan, nền kinh tế Trung Quốc hầu như đóng cửa, khép kín với các nước tư bản phát triển nên luôn lâm vào tình trạng trì trệ, tụt hậu và khủng hoảng. Từ năm 1979 đến nay, kinh tế Trung Quốc liên tục đạt mức tăng trưởng bình quân hằng năm cao nhất thế giới từ 9,5% trở lên (so với mức bình quân của thế giới khoảng 3,5%) và là nước có mức thu hút đầu tư nước ngoài và kim ngạch thương mại đứng thứ hai thế giới. Nhân tố cơ bản có ý nghĩa quyết định làm cho nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng và phát triển nhanh trong suốt bốn thập kỷ

qua là do nước này đã thực thi quá trình cải cách kinh tế theo hướng mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế đúng đắn. Trung Quốc đã coi quá trình toàn cầu hóa là đặc trưng cơ bản của thế giới đương đại và xu thế tất yếu khách quan có tác động đối với sự phát triển của mọi quốc gia, dân tộc. Vì thế, Trung Quốc phải tích cực tham gia hội nhập kinh tế quốc tế và muốn HNKTQT, phải đẩy mạnh cải cách kinh tế theo hướng thị trường, từng bước tham gia vào các tổ chức thương mại khu vực và toàn cầu với mục đích là đưa các doanh nghiệp và nền kinh tế Trung Quốc thâm nhập vào hệ thống phân công lao động quốc tế, trước hết là hệ thống công các công ty xuyên quốc gia và đa quốc gia. Trung Quốc cũng xác định rõ, toàn cầu hóa vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực đối với các nền kinh tế, nhất là nền kinh tế của các nước đang phát triển, do đó cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng để thích ứng với toàn cầu hóa, nếu không chuẩn bị tốt thì hội nhập kinh tế quốc tế sẽ bị thua thiệt nhiều hơn so với lợi ích thu được.

Điểm mấu chốt trong HNKTQT của Trung Quốc là phát triển kinh tế thị trường. TĐKT là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế thị trường vì vậy Trung Quốc đã rất chú trọng đến vấn đề hình thành TĐKT. Do tính đặc thù của Trung Quốc là hầu hết các doanh nghiệp đều thuộc sở hữu nhà nước nên từ năm 1978 đến nay, Trung Quốc đã tiến hành cải cách doanh nghiệp Nhà nước với một trong những nội dung quan trọng là hình thành các TĐKTNN mạnh có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường quốc tế. TĐKTNN Trung Quốc được gọi là tập đoàn doanh nghiệp và được định nghĩa cụ thể trong quy định của Nhà nước Trung Quốc như sau:

Tập đoành doanh nghiệp là một tập hợp các doanh nghiệp tồn tại độc lập một cách hợp pháp; hình thành một công ty mẹ, các công ty con (trong đó công ty mẹ chiếm cổ phần đa số) và doanh nghiệp hoặc tổ chức thành viên.

Quá trình hình thành và phát triển các TĐKTNN ở Trung Quốc đã trải qua ba giai đoạn khác nhau. Sự phát triển cụ thể từng giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Sự phôi thai của các TĐKTNN (1950-1980)

giữa các doanh nghiệp có liên quan mà không làm thay đổi cơ cấu sở hữu. Từ cuối thập kỷ 50, Trung Quốc đã xây dựng thử nghiệm các tổ chức Tập đoàn xí nghiệp, các liên hiệp xí nghiệp theo kiểu Tơrớt như Công ty nhôm Trung Quốc. Song do quốc “cách mạng văn hoá”, nên đã ngừng lại. Hội nghị toàn thể lần thứ ba BCHTƯ Đảng khoá XI đã mở ra giai đoạn mới cho sự phát triển mô hình Tập đoàn. Kể từ năm 1978, cải cách doanh nghiệp đã mang lại nhiều quyền tự chủ hơn cho các DNNN. Các lãnh đạo doanh nghiệp bắt đầu chịu trách nhiệm tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp. Sự phối hợp của các doanh nghiệp trở nên quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Đầu năm 1980, Quốc vụ viện Trung Quốc đã thực hiện chính sách nhằm tận dụng các lợi thế so sánh, xây dựng một môi trường cạnh tranh và thúc đẩy hợp tác, theo đó nhiều tập đoàn dựa trên việc cùng quản lý đã được thành lập. Việc cùng quản lý đã loại bỏ được những rào cản giữa các lĩnh vực và các ngành công nghiệp, tái thiết lại các ngành công nghiệp, tạo điều kiện cho chuyên môn hóa và tránh được những trùng lắp về dự án. Tuy nhiên, hạn chế của việc cùng quản lý cũng rất lớn. Khi Trung Quốc đang nỗ lực xây dựng những TĐKT lớn cạnh tranh toàn cầu thì việc mở cửa thực sự thị trường về hàng hóa, dịch vụ, vốn và lao động có kỹ năng cao từ cuối năm 1980 được đẩy mạnh. Trong khi đó việc cùng quản lý khiến cho việc thay đổi cơ cấu sở hữu, mối quan hệ giữa các doanh nghiệp và cơ quan hành chính nhà nước (chủ sở hữu của các DNNN) và sự thay đổi của hoạt động tài chính và cách thức phân chia lợi nhuận là không được phép.

Giai đoạn 2: Sự hình thành các TĐKTNN Trung Quốc (1986-1991)

Vào ngày 23/03/1986 Quốc vụ viện Trung Quốc đã ban hành văn bản chính thức “Quy chế thúc đẩy sự liên kết và hợp tác kinh tế theo chiều ngang”. Các DNNN được khuyến khích thành lập các TĐKT mà không có bất kỳ một hạn chế nào về địa bàn, lĩnh vực và ngành nghề. Đây là lần đầu tiên thuật ngữ “tập đoàn doanh nghiệp” xuất hiện trong văn bản chính thức của Nhà nước Trung Quốc, đánh dấu sự ra đời của các tập đoàn doanh nghiệp Trung Quốc hay (TĐKTNN Trung Quốc). Vào cuối năm 1986, Trung Quốc đã có tới 31.000 loại hình tổ chức, liên kết

doanh nghiệp khác nhau trong các lĩnh vực. Sự hợp tác của các doanh nghiệp đầu tiên xuất hiện trong lĩnh vực sản xuất sau đó lan ra các lĩnh vực khác như nghiên cứu, đổi mới công nghệ, cung cấp nguyên liệu thô, bán sản phẩm, tiếp cận nguồn tín dụng và đầu tư các dịch vụ, chia sẻ thông tin. Trên cơ sở những lĩnh vực này, nhiều đơn vị dù có quan hệ chặt chẽ hay lỏng lẻo đều liên kết thông qua vốn, sản phẩm, công nghệ, chiến lược phát triển, dịch vụ, thông tin. Tuy nhiên, chính sách của Chính phủ không cho phép việc sát nhập và mua lại giữa các DNNN. Các doanh nghiệp có thể thiết lập hợp hợp tác chiến lược nhưng không được phép tái cơ cấu để tận dụng những lợi thế của việc liên kết. Để giải quyết vấn đề này, Ủy ban cải cách cơ cấu nhà nước và Ủy ban kinh tế nhà nước đã đề xuất tiếp tục thúc đẩy hình thành các TĐKT dựa trên hợp tác doanh nghiệp “ Đề xuất thành lập và phát triển các tập đoàn doanh nghiệp” vào tháng 12/1987. Đề xuất thành lập và phát triển các TĐKT đã dẫn đến làn sóng phát triển đầu tiên của các TĐKT.Sau năm 1987, liên tiếp có 15 TĐDN được đưa vào kế hoạch Nhà nước, được nhà nước tạo điều kiện để phát triển nhanh hơn, có quyền tự chủ kinh doanh nhiều hơn. Sau đó, 17 TĐDN được Ngân hàng nhân dân Trung Quốc cho phép lập công ty tài vụ, đây là một thuận lợi lớn để tăng năng lực huy động vốn trong toàn bộ Tập đoàn. Với sự giúp đỡ, chỉ đạo của nhà nước, các TĐDN ở Trung Quốc được thành lập ở khắp nơi.

Vào cuối năm 1989, Trung Quốc đã có 1.630 TĐKT đăng ký thành lập. Tuy nhiên hầu hết là các TĐKT liên kết lỏng lẻo, vẫn chịu sự can thiệp lớn của Chính phủ. Để thúc đẩy sự phát triển của các TĐKT, Quốc vụ viện Trung Quốc đã phê chuẩn “Đề án thí điểm TĐKT” vào tháng 12/1991. Mục tiêu chủ yếu của việc thí điểm là xác định những mô hình hiệu quả cao cho TĐKT, cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách để đưa ra các chính sách thuận lợi cho TĐKT và thúc đẩy lớn mạnh hơn sự phát triển của TĐKT. Trung ương Đảng, Quốc vụ viện Trung Quốc quyết định chọn 100 TĐDN lớn cấp quốc gia để thí điểm, đồng thời ở các tỉnh cũng thành lập nhiều TĐDN cấp tỉnh.

biện pháp này mang lại cho doanh nghiệp nhiều quyền kiểm soát hơn. Công ty mẹ (công ty tập đoàn) được:

1) Báo cáo trực tiếp cho cơ quan chính phủ có thẩm quyền về kế hoạch hằng năm và kế hoạch phát triển của mình.

2) Ký kết các hợp đồng trực tiếp với các cơ quan chính phủ được chỉ định và sau đó ký hợp đồng phụ với các công ty con hoặc các doanh nghiệp thành viên của mình.

3) Chịu trách nhiệm đối với việc hoàn trả các khoản vay cho các đầu tư lớn trong tập đoàn.

4) Quản lý các hoạt động kinh doanh và thương mại khác

5) Báo cáo tất cả việc mua bán tài sản cho Ủy ban quản lý và giám sát tài sản của Nhà nước.

6) Bổ nhiệm lãnh đạo của các công ty thành viên.

Việc quản lý công ty mẹ được đảm bảo thông qua:

- Thành lập mối quan hệ công ty mẹ - công ty con thông qua đầu tư - Trực tiếp quản lý DNNN thành viên được phê duyệt

Xu hướng kinh doanh quốc tế hoá, xuyên quốc gia hoá cũng được các tập đoàn doanh nghiệp ở Trung Quốc chú trọng từ rất sớm. Năm 1988, được Quốc vụ viện chính thức phê chuẩn, Tổng công ty Xuất nhập khẩu công nghiệp hoá chất bắt đầu làm thử kinh doanh quốc tế hoá, chuyển từ chuyên doanh xuất nhập khẩu sang kinh doanh đa ngành đồng thời cũng “là DN đầu tiên bước lên vũ đài cạnh tranh quốc tế”. Tính đến cuối năm 1991, tập đoàn doanh nghiệp Hoá chất Trung Quốc đã thành lập 54 chi nhánh ở các nơi trên thế giới, đạt mức doanh thu 35 tỷ USD, đầu tư ra nước ngoài 200 triệu USD, có lượng tích luỹ kinh doanh quốc tế 12,3 tỷ USD, thu ngoại tệ cho Nhà nước 11,6 tỷ USD, nộp Ngân sách 10,8 tỷ NDT. Tổng đầu tư vào mỏ sắt Slana ở Áo là 280 triệu đồng tiền Áo, trong đó Tổng công ty Xuất nhập khẩu luyện kim Trung Quốc góp 40% vốn (đây là mức đầu tư cao nhất Trung Quốc

tại thời điểm đó vào một hạng mục nước ngoài)

Vào năm 1997, thí điểm lần hai được bắt đầu với 63 TĐKT khác. Thí điểm lần này tập trung vào các vấn đề tiếp cận tín dụng và đầu tư vốn ở các TĐKT. Công ty mẹ và công ty con của TĐKT cần phải được liên kết chủ yếu trên vốn đầu tư ban đầu. Sự phát triển trong tương lai của TĐKT cần phải hướng đến mục tiêu nâng cao năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, ngoại thương và trao đổi thông tin. Một cuộc cải cách khác là tách rời DNNN với các cơ quan hành chính của chính phủ. Thay vào đó, chính phủ Trung Quốc đã thành lập Ủy ban trung ương các DNNN lớn, cơ quan trực tiếp giám sát các TĐKT. Từ đó trở đi, sự phát triển của TĐKT chuyển sang một giai đoạn mới.

Giai đoạn 3: Tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế (2000 đến nay)

Từ cuối những năm 70, Trung Quốc đã chuyển sang chính sách mở cửa ra bên ngoài, đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là từ sau năm 2000, Trung Quốc mở rộng mạnh mẽ các quan hệ song phương, liên kết khu vực. Năm 2000, sau một thời gian mâu thuẫn, Trung Quốc và ASEAN bắt đầu có các đối thoại về các mối quan hệ kinh tế và vào tháng 11 năm 2002 đã đạt được thỏa thuận xây dựng trong vòng 10 năm khu thương mại tự do chung. Năm 2001, Trung Quốc cũng gia nhập WTO. Điều đáng nói là Trung Quốc không chỉ tham gia vào thị trường thế giới như một nước đang phát triển chỉ quan tâm đến lợi ích của nước mình, mà còn tham gia để khẳng định vị trí của một cường quốc kinh tế mới nổi.

Các tập đoàn quốc gia thành công ở các nước tư bản như tập đoàn Nokia, Wall Mark, Sony... hướng các nhà lãnh đạo Trung Quốc đi đến kết luận rằng việc phát triển các TĐKT là một cách hiệu quả để đuổi kịp với các tập đoàn khổng lồ trong một thời gian ngắn và có thể đây là cách duy nhất mà các doanh nghiệp Trung Quốc có thể cạnh tranh với các tập đoàn quốc tế. Trong kế hoạch năm năm lần thứ X, năm 2000, Trung Quốc đã đề ra mục tiêu thành lập các TĐKT có tiềm lực to lớn trong đổi mới công nghệ, thương hiệu, quyền tài sản và cạnh tranh quốc tế mạnh với chủ trương phát triển khoảng 30 -50 tập đoàn đạt tiêu chuẩn quốc tế trong tương lai

gần. Và năm 2000, Trung Quốc đã thành lập Ủy ban giám sát và quản lý tài sản nhà nước, trong đó có việc quản lý và giám sát tài sản nhà nước tại các tập đoàn.

Việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), Trung Quốc đã phải đối mặt với sự cạnh tranh quốc tế nhiều hơn. Thị trường nội địa ngày càng được quốc tế hóa, nền kinh tế Trung Quốc phải áp dụng các chính sách mở cửa trong mọi lĩnh vực. Nhiều tập đoàn đa quốc gia đầu tư thêm vào Trung Quốc và điều chỉnh các chiến lược hoạt động. Để chiếm ưu thế và tìm thấy vị thế của mình trong quá trình toàn cầu hóa, các TĐKT Trung Quốc sẽ phải có khả năng cạnh tranh quốc tế và không thể dựa vào sự bảo hộ của Chính phủ. Điều đó sẽ buộc các TĐKT Trung Quốc phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước và cần dựa vào lợi thế về các nguồn lực và lao động rẻ. Do đó, các ngành sử dụng nhiều lao động và vốn tương đối lớn là những ngành chính có thể mang lại sự tăng trưởng cho các TĐKT Trung Quốc. Những năm gần đây, với ảnh hưởng mạnh mẽ của xu hướng mở cửa, hội nhập, các TĐDN Trung Quốc nhanh chóng vươn ra thị trường quốc tế, ví dụ: Công ty Gang thép Bắc Kinh đã mua 70% cổ phần của Công ty công trình Mácta (Mỹ) - một xí nghiệp luyện kim nổi tiếng thế giới, tạo nên một ưu thế mới trong cạnh tranh quốc tế; Công ty đầu tư tín dụng quốc tế của Trung Quốc hợp tác với ba công ty của Nhật Bản lập ra Công ty Thương mại tại Tokyo; Ngân hàng Trung Quốc bắt tay với Ngân hàng nước ngoài lập ra doanh nghiệp tài chính ở Hồng Công...

Quá trình phát triển của các tập đoàn doanh nghiệp Trung Quốc cho thấy vai trò quan trọng của mô hình này đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Với quy mô

Một phần của tài liệu Phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)