Giai đoạn mở rộng thí điểm (2009 2010)

Một phần của tài liệu Phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 59)

Ngày 05/11/2009 Chính phủ đã ban hành Nghị định 101/2009/NĐ- CP về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước. Gần 5 năm thí điểm xây dựng mô hình TĐKT, đây là văn bản pháp lý đặc biệt quan trọng của Chính phủ quy định về lĩnh vực này. Lần đầu tiên, việc thí điểm các TĐKTNN có một cơ sở pháp lý rõ ràng với mục tiêu thí điểm thành lập TĐKTNN là nhằm tập trung đầu tư và huy động các nguồn lực hình thành nhóm công ty có quy mô lớn trong các ngành, lĩnh vực then chốt, cần phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời bảo đảm sự cân đối trong nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy liên kết trong chuỗi giá trị gia tăng, phát triển các thành phần kinh tế khác. Quan trọng hơn, việc thí điểm thành lập các TĐKTNN còn nhằm tăng cường quản lý, giám sát có hiệu quả đối với vốn, tài sản nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp trong tập đoàn. Phạm vi điều chỉnh của Nghị định bao gồm cả việc thành lập, tổ chức hoạt động, quản lý điều hành trong TĐKTNN và quản lý, giám sát thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước đối với TĐKTNN. Nghị định cũng nêu rõ thí điểm thành lập các TĐKTNN là để tạo cơ sở để tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách và pháp luật về TĐKT. Điểm nổi bật của Nghị định 101 là Công ty mẹ được quyền tự chủ quyết định hình thức trả lương, mức lương đối với người lao động và cán bộ quản lý sau khi đã đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động- tiền lương. Việc trả lương căn cứ trên cơ sở quy định về mức lương tối thiểu của nhà nước (trừ các chức danh là Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng) và theo nguyên tắc tốc độ tăng tiền lương bình quân thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động và đăng ký với cơ quan nhà nước. Với quy định này các TĐKTNN sẽ có cơ hội thu hút nhân tài bằng cách trả lương hợp lý, tránh được tình trạng chảy máu chất xám trước đây.

Theo như Nghị định, không thành lập một cơ quan riêng để quản lý, giám sát hoạt động của các tập đoàn mà vẫn sử dụng bộ máy quản lý hành chính của các Bộ. Thẩm quyền quyết định việc đầu tư ra ngoài ngành sang lĩnh vực khác như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm…vẫn sẽ do Thủ tướng quyết định.

Trên cơ sở đánh giá kết quả sau 5 năm thực hiện thí điểm mô hình TĐKTNN, trong năm 2009 và đầu năm 2010, thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập thêm 4 tập đoàn kinh tế gồm Tập đoàn viễn thông quân đội, Hóa chất, Công nghiệp xây dựng và Phát triển nhà và đô thị. Như vậy, Việt Nam hiện nay đã có 12 TĐKTNN. TT Tên tập đoàn Quyết định thành lập Cơ cấu

Tổ chức của Tập đoàn Lĩnh vực kinh doanh

1 Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) Quyết định số 2079/QĐ- TTg ngày 14/12/2009 - Công ty mẹ -Tập đoàn Viễn thông Quân đội đa sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước là chi phối, bao gồm các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, các doanh nghiệp đa sở hữu; Các đơn vị hạch toán phụ thuộc của Tập đoàn bao gồm:Công ty Viễn thông Viettel; Công ty Truyền dẫn Viettel; Trung tâm đào tạo Viettel;Viện Nghiên cứu và Phát triển Viettel; Các chi nhánh của Tập đoàn tại các tỉnh, thành phố khác. - Các công ty con của Tập đoàn gồm: 2 công ty con có vốn điều lệ do Tập đoàn sở hữu 100% vốn; 2 công ty TNHH một thành viên do Tập đoàn sở hữu 100% vốn điều lệ; 7 công ty cổ phần do Tập đoàn nắm giữ 50% vốn điều lệ; 5 công ty liên kết do Tập đoàn sở hữu bằng hoặc dưới 50% vốn điều lệ.

- Kinh doanh các dịch vụ bưu chính viễn thông; - Phát triển các sản phẩm phần mềm trong lĩnh vực điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, Internet;

- Sản xuất lắp ráp, sửa chữa và kinh doanh thiết bị điện, điện tử viễn thông, công nghệ thông tin và thiết bị thu phát vô tuyến điện;

Hoạt động trong lĩnh vực xây dựng bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, truyền tải điện; - Khảo sát, lập dự án công trình bưu chính, viễn thông, công nghệ tin;

- Đào tạo ngắn hạn, dài hạn cán bộ công nhân viên trong lĩnh vực bưu chính viễn thông; - Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, địa ốc;

- Xuất nhập khẩu công trình, thiết bị toàn bộ về điện tử và thông tin, các sản phẩm điện tử thông tin;

- Sản xuất bột giấy, giấy và bìa; - In ấn;

- Dịch vụ liên quan đến in;

- Sản xuất các loại thẻ dịch vụ cho ngành bưu chính viễn thông và các ngành dịch vụ thương mại;

- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng ngành in;

- Dịch vụ cung cấp thông tin về văn hóa, xã hội, kinh tế trên mạng Internet và mạng viễn thông (trừ thông tin nhà nước cấm và dịch vụ điều tra).

2 Tập đoàn Phát triển Nhà và Đô thị Việt Nam Quyết định số 54/QĐ- TTg ngày 12/1/2010 - Công ty mẹ - Tập đoàn Phát triển Nhà và Đô thị (HUD HOLDINGS) được thành lập, trên cơ sở tổ chức lại bộ máy quản lý, điều hành, tham mưu giúp việc; các Ban

. Ngành nghề kinh doanh chính: đầu tư phát triển và kinh doanh nhà ở, bất động sản các khu dân cư, khu đô thị;

2. Ngành nghề kinh doanh liên quan: đầu tư phát triển và thi công xây lắp, tổng thầu xây lắp khu kinh tế, khu công nghiệp, các công trình dân dụng, công trình công nghiệp, nông nghiệp, giao

án; các đơn vị phụ thuộc và đơn vị sự nghiệp của Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị. - 5 công ty con do Tập đoàn nắm 100% vốn điều lệ bao gồm Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị, Tổng công ty xây dựng Hà Nội, Tổng công ty Thủy tinh và gốm xây dựng, Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng, Tổng công ty đầu tư xây dựng cấp thoát nước và môi trường Việt Nam; 18 công ty con do Tập đoàn nắm trên 50% vốn điều lệ và 8 công ty liên kết, liên doanh do Tập đoàn nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ tại thời điểm thành lập.

thoát nước và môi trường; sản xuất, kinh doanh vật tư, thiết bị, vật liệu xây dựng; tư vấn thiết kế và tổng thầu tư vấn thiết kế các dự án đầu tư, xây dựng; quản lý, khai thác dịch vụ tổng hợp các khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu du lịch; sản xuất và kinh doanh điện thương phẩm; tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, đào tạo phát triển nguồn nhân lực chuyên ngành về bất động sản và xây dựng, xuất nhập khẩu lao động; dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch;

3. Ngành nghề kinh doanh khác theo quy định của pháp luật và quyết định của Thủ tướng Chính phủ. 3 Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam Quyết định số 52/QĐ- TTg ngày 12/ 01/2010, - Công ty mẹ- Tập đoàn Sông Đà được hình thành trên cơ sở tổ chức lại bộ máy quản lý, điều hành, tham mưu giúp việc; các Ban quản lý, điều hành dự án; các đơn vị phụ thuộc và đơn vị sự nghiệp của Tổng công ty Sông Đà. - 29 công ty con do Tập đoàn Sông Đà nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; 16 công ty con do Tập đoàn nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ và 4 Tổng công ty do Tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Tổng thầu xây lắp (tổng thầu EPC) và thi công xây lắp các công trình giao thông, công nghiệp, dân dụng, điện, thủy lợi, tổ hợp các công trình ngầm; sản xuất, kinh doanh điện thương phẩm; sản xuất, kinh doanh vật tư thiết bị, vật liệu xây dựng; chế tạo và lắp đặt các thiết bị, máy móc công nghiệp. 4 Tập đoàn Hóa chất Việt Nam Quyết định số 2179/QĐ- TTg ngày 23/12/2009 - Công ty mẹ - Tập đoàn Hoá chất Việt Nam - 10 công ty con 100% vốn điều lệ, 17 công ty trên 50% vốn điều lệ và 16 đơn vị liên doanh liên kết.

sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; hóa chất cơ bản; hóa chất tiêu dùng; công nghiệp hóa chất, hóa dược, hóa dầu; công nghiệp khai thác mỏ; công nghiệp chế biến cao su; đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp khác

Hộp 2. 2. Các TĐKT Nhà nƣớc đƣợc thành lập từ năm 2009-2010

Xem xét quá trình hình thành và phát triển của các TĐKTNN ở Việt Nam cho thấy

Thứ nhất, Các TĐKTNN Việt Nam đều là các tập doàn thí điểm thành lập bằng các quyết định hành chính trên cơ sở tổ chức lại các tổng công ty nhà nước lớn với phương châm vừa làm vừa rút kinh nghiệm và hoàn thiện dần khung pháp lý, hình thức tổ chức quản lý.

Thứ hai, các TĐKT đang hoạt động trong các lĩnh vực trọng yếu và đang được xem là lực lượng chủ đạo của kinh tế nhà nước và quả đấm thép của nền kinh tế nói chung trong hội nhập kinh tế.

Một phần của tài liệu Phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)