Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế tới sự phát triển của các tập đoàn

Một phần của tài liệu Phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 62)

kinh tế nhà nƣớc ở Việt Nam.

2.2.1. Cơ hội và thách thức đối với TĐKTNN khi Việt Nam thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế

Từ năm 1986, Việt Nam đã chủ động HNKTQT. Quan hệ kinh tế -thương mại của Việt Nam ngày càng được mở rộng, tính đến năm 2007, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hơn 220 quốc gia và nền kinh tế; bình thường hóa quan hệ với các tổ chức tài chính – tiền tệ quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB); gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), diễn đàn Á – Âu (ASEM), Tổ chức thương mại thế giới WTO; ký kết các hiệp định kinh tế thương mại và đầu tư song phương với Hoa Kỳ, hiệp định khung về hợp tác kinh tế với Liên minh Châu Âu (EU)… Các cam kết mà Việt Nam ký kết với WTO cũng như các tổ chức khác trong khu vực khái quát lại chủ yếu trong 4 lĩnh vực là cam kết về thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ. Mặc dù ở phạm vi không gian và thời gian, mức độ thực hiện khác nhau song mục tiêu chung của các cam kết là xóa bỏ rào cản thương mại giữa các nước, qua đó tạo lập một cơ sở sản xuất chung, một thị trường chung thống nhất, thuận lợi cho việc tự do hóa thương mại. Phân tích các

cam kết cho thấy tham gia vào sân chơi này vừa mở ra nhiều cơ hội cho TĐKTNN nhưng cũng đặt mô hình này trước thách thức. Tác động của các cam kết HNKTQT đối với các TĐKTNN Việt Nam về mặt định tính có thể dự báo như sau:

Cơ hội

Mở cửa thị trường là điều sớm hay muộn cũng phải tiến hành không chỉ do sức ép bên ngoài mà còn có do nội tại nền kinh tế Việt Nam khi sản xuất hàng hóa phát triển. Tuy nhiên thực hiện các cam kết của HNKTQT (đặc biệt WTO) Việt Nam sẽ phải mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ nhanh hơn mức mà nền kinh tế Việt Nam phát triển tới, hệ quả tất yếu là cạnh tranh và áp lực cạnh tranh gia tăng. Thực tiễn doanh nghiệp Việt Nam lại đang rất nhỏ bé, lại chứa đựng nhiều yếu tố lịch sử, thị trường chưa phát triển nên nhà nước phải chủ động để hình thành các TĐKTNN. Đây là cách mà rất nhiều nước cả những nước phát triển và đang phát triển cũng đang làm. Vì vậy TĐKTNN Việt Nam sẽ có cơ hội mở rộng và phát triển.

Gia nhập WTO và các tổ chức trong khu vực, doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện thuận lợi mở rộng phạm vi hoạt động sản xuất, kinh doanh ra bên ngoài, tiếp cận thị trường quốc tế và khu vực. Cơ hội này cũng đúng với các TĐKTNN. Mở cửa thị trường cũng giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung cũng như TĐKTNN nói riêng tiếp cận với các nguồn lực mới về đầu vào như các sản phẩm máy móc, nguyên vật liệu, khoa học công nghệ, vốn, giảm chi phí.. cung cấp cho các TĐKTNN những tư liệu sản xuất mới với năng suất lao động, chất lượng cao hơn, gia tăng mức sản xuất tại Việt Nam, phát triển thị trường nội địa, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Thương mại tự do còn cho phép các doanh nghiệp giảm chi phí giao dịch kinh doanh nhờ các nguyên tắc chung được thống nhất, minh bạch và tiếp cận thị trường đầu ra rộng lớn.

Cạnh tranh cũng là liều thuốc kích thích tốt cho tập đoàn nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhiều sản phẩm của TĐKTNN vốn đang là sản phẩm độc quyền như điện, dịch vụ bưu chính viễn thông, tàu thủy…cam kết WTO buộc Việt Nam

cũng phải mở cửa các thị trường sản phẩm này, do đó, các tập đoàn cũng sẽ phải cạnh tranh sản phẩm của tập đoàn với sản phẩm các nước, không chỉ trên thị trường thế giới và ngay trên thị trường trong nước.

Cạnh tranh không chỉ diễn ra ở cấp độ sản phẩm với sản phẩm mà còn doanh nghiệp với doanh nghiệp. Hội nhập cũng như việc khuyến khích mở rộng kinh tế tư nhân sẽ hình thành những TĐKT tư nhân trong nước và sự tham gia của các TĐKT nước ngoài. Chiến lược phát triển của tập đoàn có phát huy được lợi thế so sánh hay không, có thể hiện được khả năng “phản ánh vượt trước” trong một thế giới biến đổi nhanh chóng hay không. Chính sách quản lý có tạo được chi phí giao dịch xã hội thấp nhất cho sản xuất kinh doanh hay không, có tạo dựng được môi trường kinh doanh, đầu tư thông thoáng, thuận lợi hay không v.v…sẽ quyết định sự sống còn của tập đoàn. Điều này sẽ tạo sức ép và động lực để các doanh nghiệp trong tập đoàn buộc phải đổi mới quản lý công nghệ, cải tiến sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh mới có thể tồn tại trên thị trường. Nếu không có áp lực cạnh tranh bản thân TĐKT cũng sẽ trì trệ đi.

Thách thức

Áp lực hiệu quả và tồn tại lại là thách thức lớn nhất của TĐKTNN Việt Nam bởi hoạt động theo cơ chế thị trường các TĐKTNN sẽ có khả năng thất bại, phá sản hoặc thành công và có khả năng tồn tại hoặc không tồn tại nếu thị trường không cần nữa. Song các TĐKTNN lại không được phép thất bại vì xuất phát từ những chức năng đặc thù của TĐKTNN là đảm bảo an ninh quốc gia, phát huy vai trò chủ đạo của KTNN và thực hiện một số nhiệm vụ kinh tế xã hội do nhà nước giao như chống nguy cơ độc quyền tư nhân đối với các sản phẩm kinh tế cần thiết cho sự phát triển chung kinh tế cả nước, bình ổn giá cả… Hơn nữa, với vai trò là đầu tàu, trụ cột trong cạnh tranh, hội nhập kinh tế quốc tế kết quả thất bại của các TĐKTNN trong cạnh tranh có thể gây ảnh hưởng tới cả nền kinh tế.

Tuy nhiên, HNKTQT sẽ đặt sự phát triển của các TĐKTNN trước những khó khăn. Theo cam kết của Việt Nam về DNNN, doanh nghiệp thương mại nhà nước

và yêu cầu minh bạch hóa, quy tắc của Hiệp định về Trợ cấp và Các biện pháp đối kháng, nhà nước sẽ không can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào hoạt động của DNNN. Nhà nước chỉ can thiệp bình đẳng vào hoạt động của doanh nghiệp như các cổ đông khác. Nhà nước cũng phải công khai minh bạch các thiết chế quản lý và tài chính của DNNN. Mặc dù những cam kết cũng phù hợp với lộ trình cải cách DNNN Nhà nước Việt Nam, nhưng cũng giống như các DNNN khác, các TĐKTNN sẽ không còn nhận được trợ cấp và bảo hộ từ nhà nước như vẫn thường có và phải hoạt động bình đẳng với các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài. Đây là điều không phải một sớm một chiều TĐKTNN thích nghi ngay được vì sự bao cấp đối với DNNN đã tồn tại rất lâu trong nền kinh tế Việt Nam.

TĐKTNN cũng sẽ mất vị thế độc quyền do thực thi các cam kết WTO sẽ gia tăng cạnh tranh và mong muốn nhanh chóng thoát khỏi vị thế nền kinh tế phi thị trường trước thời hạn của nhà nước. Việc mở cửa thị trường sản phẩm và đầu tư mà các TĐKT đang độc quyền kinh doanh tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước, ngoài nước, nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận rộng rãi hơn thị trường Việt Nam. Điều này đặt các TĐKTNN trước sức ép cạnh tranh rất lớn ngay tại thị trường trong nước. Bên cạnh đó, do sức cạnh tranh và hiệu quả hoạt động còn nhiều hạn chế, thời gian trước mắt, TĐKTNN Việt Nam khó có khả năng tận dụng được nhiều những đối xử ưu đãi mà Việt Nam đạt được thông qua các hiệp định song phương khu vực và thế giới để đầu tư ra nước ngoài. Trong quá trình hội nhập nguy cơ mất thị phần và thậm chí bị phá sản của doanh nghiệp Việt Nam là rất cao. Vì hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu do nước ngoài cung cấp đa dạng, phong phú với chất lượng và giá cả thấp hơn, các nhà cung cấp nhiều vốn hơn và dày dạn kinh nghiệm trong cạnh tranh quốc tế còn khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ Việt Nam còn yếu cả nhiều phương diện, người Việt thì vẫn “sính hàng ngoại”. Bản chất thuộc sở hữu nhà nước cũng khiến hoạt động của TĐKTNN kém linh hoạt và nảy sinh nhiều vấn đề do tài sản chung.

Thách thức thứ hai đặt ra cho các TĐKTNN Việt Nam là tính hiệu quả phải được áp theo chuẩn quốc tế của các TĐKT trên thế giới để đánh giá. Đây là vấn đề khó vì bản thân các TĐKTNN vẫn đang là mô hình thí điểm.

Thách thức thứ ba, chế độ phi thị trường là một rào cản bất công mà một số nước thành viên WTO dành cho các nước đang chuyển đổi như Việt Nam. Việt Nam phải chấp nhận các quy chế cho một nền kinh tế phi thị trường cho đến năm 2018 khi áp dụng Hiệp định Chống bán phá giá cùng Hiệp định về Trợ cấp và Các biện pháp đối kháng của WTO (trước thời điểm trên Việt Nam chứng minh được với đối tác nào là kinh tế Việt Nam hoàn toàn hoạt động theo cơ chế thị trường thì đối tác đó sẽ ngừng áp dụng chế độ “phi thị trường đối với Việt Nam). Vấn đề là ngay cả những nền kinh tế thị trường được coi là phát triển nhất cũng không thể đáp ứng được những tiêu chuẩn của EU và Hoa Kỳ do vẫn duy trì thương mại nhà nước, kiểm soát giá đối với các mặt hàng trọng yếu, hoặc đồng nội tệ không hoàn toàn có khả năng chuyển đổi hoặc không hoàn toàn có sự tự do tuyển dụng và sa thải nhân công. Với những quốc gia chuyển đối như Việt Nam, Trung Quốc thì càng khó chứng minh hơn. Tương tự như vậy, những quy tắc của Hiệp định về Trợ cấp và Các biện pháp đối kháng cũng sẽ được áp dụng, khi xác định mức trợ cấp cho một doanh nghiệp cụ thể không được coi là những điều kiện phù hợp. Thực tế cho thấy, nước ta đã từng phải chịu nhiều thiệt hại về xuất khẩu do các sản phẩm là cá da trơn, xe đạp và da giầy khi bị áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, làm cho kim ngạch xuất khẩu của các sản phẩm này giảm đáng kể.

Nguyên tắc của WTO là mọi đối tác khi tham gia vào các hoạt động thương mại quốc tế phải là những thực thể kinh tế độc lập và các quyết định đưa ra cũng phải độc lập với ý muốn của nhà nước và chỉ dựa trên những lợi ích về kinh tế (có thể hiểu đó là nền kinh tế thị trường). Còn nếu bị coi là nền kinh tế phi thị trường thì WTO sẽ có những quy chế giám sát đặc biệt và rất phức tạp cho các thành viên đó. Như vậy, với tư cách là một doanh nghiệp lớn thuộc sở hữu Nhà nước, hoạt động của TĐKTNN cũng đặt dưới sự giám sát của nước ngoài và đối mặt với những vụ kiện bán phá giá. Một ví dụ điển hình là mặc dù đi ngược lại với quy định của WTO "đối xử không phân biệt vô điều kiện và ngay lập tức" cho tất cả các thành viên của WTO và vi phạm quy chế đối xử tối huệ quốc (MFN) của WTO đối với ngành dệt may Việt Nam, chính quyền Bush đã đề xuất việc thiết lập một chương trình giám

quyền Bush nêu rõ ràng cơ chế giám sát này sẽ sử dụng phương pháp đánh giá áp dụng cho nền kinh tế phi thị trường. Điều này chắc chắn sẽ dẫn đến việc Hoa Kỳ, thay mặt cho ngành sản xuất này, khởi kiện và áp thuế chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu dệt may của Việt Nam bất cứ lúc nào họ muốn.

Như vậy, hội nhập kinh tế quốc tế một mặt là điều kiện đưa đến sự cần thiết hình thành những doanh nghiệp lớn và hình thành nên các chuỗi liên kết doanh nghiệp, mặt khác cũng khiến cho sự cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước đã trở thành nhân tố bắt buộc đối với các doanh nghiệp và TĐKTNN cũng không phải là ngoại lệ. Đặc biệt là những thay đổi trong chính sách do sức ép ngày càng tăng của nước ngoài có thể sẽ làm suy yếu những chính sách và công cụ điều tiết của nhà nước và làm thay đổi địa vị độc quyền tự nhiên vốn có của các TĐKTNN như hiện nay. HNKTQT cũng đặt ra vấn đề về con đường phát triển của các TĐKTNN Việt Nam trong tương lai.

2.2.2. Tác động của HNKTQT và thực trạng phát triển của các TĐKTNN ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

* Tác động của HNKTQT đến sự phát triển các TĐKTNN ở Việt Nam

Được thí điểm thành lập trong cùng thời điểm Việt Nam chuẩn bị và gia nhập WTO, gần 5 năm tồn tại và hoạt động cũng là từng đó thời gian TĐKTNN Việt Nam phát triển trong môi trường HNKTQT. Việc thực hiện các cam kết HNKTQT cùng một lúc mang lại cho các TĐKTNN Việt Nam rất nhiều tác động cả tầm vĩ mô và vi mô, trong đó, có những tác động chỉ sau một thời gian dài thực thi các cam kết mới thể hiện ra rõ nét. Bên cạnh đó có những tác động biểu hiện rõ ngay nhưng sau một thời gian nhất định, tác động đó có thể sẽ không còn nếu có sự điều chỉnh cơ chế chính sách của nhà nước và áp dụng khoa học công nghệ của tập đoàn. Nhìn chung có thể thấy những tác động của HNKTQT đối với sự phát triển của tập đoàn trên các khía cạnh như sau:

Áp lực cạnh tranh

Thực tế những áp lực cạnh tranh ngay trong thị trường nội địa đối với các TĐKTNN đã không ngừng tăng lên. Trong 5 năm qua, sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh lớn với TĐKTNN là các TĐKT và công ty nước ngoài (thậm chí có

những TĐKT nằm trong top những TĐKT lớn nhất thế giới) đến Việt Nam ngày càng nhiều như tập đoàn Chevron (USA); Mitsui (Nhật Bản); Bristish Petroleum (Anh); Petronas (Malaysia), Exxon Mobill (USA), General Electric, AIG, Prudential, Manulife,.. Từ 2007 -2009, do luật pháp Việt Nam chưa hoàn thiện và còn có những bảo hộ và hạn chế nhất định trong việc cấp phép đầu tư, phạm vi sản phẩm cung ứng do đó việc thâm nhập vào thị trường Việt Nam của các TĐKT nước ngoài vào Việt Nam còn tương đối khó khăn. Thị phần của các công ty nước ngoài trong các lĩnh vực bảo hiểm, dầu khí, dệt may, cao su, viễn thông.. còn rất hạn chế. Vì vậy, trong 5 năm qua, thị trường nội địa vẫn thuộc về các công ty trong nước đặc biệt là trong các lĩnh vực kinh doanh chính, các TĐKTNN vẫn giữ vị thế độc quyền. Để tham gia vào thị trường Việt Nam, các công ty nước ngoài không còn cách nào khác là phải liên doanh với các công ty trong nước. Song, từ 2009 đến nay, khá nhiều công ty 100% vốn nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí, viễn thông, bảo hiểm.. đã được cấp giấy phép kinh doanh do những cam kết mở cửa đầu tư và thị trường hàng hóa, dịch vụ. Với sự tham gia của các công ty nước ngoài, thị phần các công ty trên thị trường Việt Nam đang đượcc phân phối lại khá nhanh. VD: Năm 2002, Các công ty bảo hiểm nước ngoài chỉ mới chiếm 7% trong thị trường bảo hiểm nhân thọ. Đến năm 2009, thị phần này trong lĩnh vực này đã khác. Trong số 11 công ty bảo hiểm nhân thọ hàng đầu, chỉ có 1 là Bảo Việt của Việt Nam còn lại là các chi nhánh của các TĐKT nước ngoài.

Hình 2.1. Thị phần bảo hiểm nhân thọ năm 2009

Nguồn: Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam

31% 28% 10% 9% 9% 7% 6% Prudential Bảo Việt Manulife ACE Life AIA Life Dai-ichi Life Công ty khác

Sức ép cạnh tranh trên thị trường nội địa với các TĐKTNN còn đến từ các TĐKT tư nhân (các DN tư nhân hoạt động theo mô hình này mặc dù chưa được công nhận chính danh). Hoạt động mua bán và sát nhập giữa các công ty gần đây

Một phần của tài liệu Phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)