Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 84)

2.3.2.1. Hạn chế

- Năng lực cạnh tranh thấp: thể hiện qua việc độc quyền và yếu kém trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Một trong những lợi thế không thể phủ nhận mà các TĐKTNN được hưởng từ chính sách là độc quyền khai thác các nguồn tài nguyên của đất nước từ xăng, dầu, điện, than, hàng không, viễn thông...Đó là các mặt hàng có tính chất trọng yếu đối với kinh tế -xã hội, và nắm độc quyền trong các lĩnh vực này thì có khả năng tác động sâu xa đến hoạt động của các doanh nghiệp khác và toàn bộ nền kinh tế. Những đặc quyền đặc lợi mà các TĐKT Nhà nước nghiễm nhiên nắm trong tay đã dẫn tới độc quyền trong phân phối hàng hóa, dịch vụ buộc người tiêu dùng phải chấp nhận. Năm 2009, Tập đoàn bưu chính viễn thông (VNPT) Việt Nam đang nắm giữ 93% thị phần thị trường điện thoại cố định, khoảng 60% thị phần thị trường di động với 2 mạng điện thoại lớn là Vinaphone và Mobiphone, 75% thị phần Internet. Tỷ lệ nắm giữ thị phần thị trường cao như thế nên trong thời gian qua luôn được coi là “ông lớn” trong ngành này.

Mặt khác, nói đến những tập đoàn này không thể không nhắc đến đặc quyền to lớn về vốn. Các tập đoàn này được nhà nước rót vốn và tạo điều kiện hỗ trợ tối đa khi vay ngân hàng. Nhóm doanh nghiệp nhà nước hiện nắm giữ khoảng 60% nguồn

vốn vay của các ngân hàng thương mại trong nước, chưa tính đến 70% vốn vay nước ngoài. Vốn đầu tư Nhà nước vào các tập đoàn hằng năm đều tăng thêm. Vốn đầu tư Nhà nước tăng thêm tại các tập đoàn bằng hơn 30% tổng vốn đầu tư thực hiện của khu vực Nhà nước trong năm 2007 và 2008

Bảng 2.4. Vốn đầu tƣ Nhà nƣớc và tỷ trọng vốn đầu tƣ Nhà nƣớc trong vốn chủ sở hữu

Tập đoàn

Vốn nhà nước ( Tỷ đồng) Tỷ trọng vốn Nhà nước trong vốn

chủ sở hữu (%)

2006 2007 2008 2007 2007 2008

Bưu chính viễn thông 9.431 16.679 62.415 16,98 27,36 -

Cao su - - 15.831 - - 98,50 CN Tàu thủy 740 5.922 5.997 22,62 96,99 78,13 Than – khoáng sản 3.610 6.650 7.973 46,43 65,57 54,19 Dầu khí 15.343 32.607 49.737 15,57 25,40 31,49 Dệt May 2.106 2.817 3.288 90,23 85,14 89,98 Điện lực 51.201 73.086 76.469 53,29 56,57 51,28 Bảo Việt 1.676 2.718 5.716 78,26 34,74 69,16 Tổng (b) 87.441 118.434 189.309 31,65 32,84 52,96 Nguồn: Tổng cục thống kê (2009)

Mặc dù được nhà nước đầu tư nhiều nguồn lực và có vị trí thuận lợi so với các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế nhưng kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của TĐKTNN không cao, không tương xứng với các nguồn lực đầu tư.

Về kết quả sản xuất kinh doanh, các tập đoàn đều có xu hướng tăng doanh thu và có lợi nhuận. Tuy nhiên, chỉ có hai tập đoàn có lợi nhuận tăng liên tục gồm Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam và Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, Tập đoàn than - khoáng sản. Các tập đoàn khác nằm trong xu hướng giảm lợi

nhuận.Tính chung lại, có thể thấy tổng doanh thu của các tập đoàn tăng nhưng tổng lợi nhuận lại giảm (không kể một số tập đoàn thiếu số liệu).

Bảng 2.5. Hiệu suất sử dụng tài sản và hiệu quả sản xuất kinh doanh

Tập đoàn

Tỷ lệ doanh thu/ tổng tài sản

( Lần)

Tỷ suất lợi nhuận trƣớc thuế/ tổng tài

sản (%)

Tỷ suất lợi nhuận trƣớc thuế/ doanh

thu (%)

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ vốn CSH (%) 2006 2007 2008 2006 2007 2008 2006 2007 2008 2006 2007 2008 BCVT 0,48 0,46 - 16,9 13,67 - 35,45 29,99 - 17,09 14,19 - Cao su 0,65 0,59 0,67 25,49 18,68 18,60 39,09 31,86 27,89 31,10 22,70 21,77 Vinashin 0,21 0,26 0,32 - - - - - - 13,86 11,80 10,08 Than- KS 1,35 1,18 1,19 12,39 9,96 12,90 9,19 8,41 10,85 26,35 23,90 31,39 Dầu khí 0,67 0,53 0,57 51,82 27,79 27,24 77,70 52,12 47,77 32,74 13,90 14,16 Dệt may 1,35 1,09 0,93 2,17 3,96 3,08 1,61 3,62 3,33 7,20 12,29 9,18 Điện lực 0,33 0,31 0,32 1,91 2,41 1,02 5,85 7,67 3,21 2,35 2,58 1,03 Bảo việt 0,42 0,23 0,46 3,92 2,74 2,67 9,25 12,12 5,77 22,57 8,14 6,41 Tổng hợp 0,52 0,46 0,44 20,70 12,88 11,39 39,81 28,12 25,79 18,27 10,36 9,42 Nguồn: Tổng cục thống kê (2009)

Do xu hướng giảm doanh thu và lợi nhuận giảm, hiệu suất sử dụng tài sản và các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả sản xuất kinh doanh của các tập đoàn giảm rõ rệt. Ví dụ: Tập đoàn dầu khí, năm 2006, tỷ lệ doanh thu trên tổng tài sản là 0,67 lần, năm 2007 giảm xuống còn 0,53 lần, năm 2008 là 0,57. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản lần lượt là 51,82%,27,79%, 27,24%

Về mức độ an toàn vốn đầu tư, các tập đoàn kinh tế có hệ số nợ hiện tại tương đối an toàn. Riêng tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt nam là đáng chú ý nhất, do các hệ số nợ là quá cao (hệ số vốn vay ngân hàng / vốn chủ sở hữu năm 2006 là 12,33 lần, năm 2007 là 8,79 lần và năm 2008 là 7,84 lần). Các tập đoàn

khác hệ số nợ thấp hơn nhiều và không biến động lớn.

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu cho thấy trong số lợi nhuận mà các TĐKTNN thu được, thì các TĐKT hầu hết dùng để trả nợ. Theo báo cáo của Bộ tài chính, số vốn huy động của 70 tập đoàn, tổng công ty đến ngày 31-12 – 2007 lên đến 448.269 tỷ đồng, tức là vốn vay bằng 1,4 lần vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, những con số thống kê thực tế về hệ số vay nợ trên vố chủ sở hữu tại một số công ty mà Bộ tài chính công bố còn đáng lo ngại hơn rất nhiều so với tỷ lệ 1,4 nói trên. Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5 (Cienco 5) có hệ số là 42 lần, Cienco 1 là 22,5 lần và Liama 21,5 lần. Tập đoàn công nghiệp đóng tàu Việt Nam nợ trên 80.000 trong khi đó tổng tài sản và vốn chủ sở hữu gần 90.000 tỷ đồng (bảng 11). Với tỷ lệ vay nợ lớn như thế, trong khi lãi suất ngân hàng cao thì lợi nhuận của TĐKT phải trả nợ hết và hiệu quả sản xuất kinh doanh không thể cao. Như vậy, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đạt 19% của hơn 70 tập đoàn, tổng công ty năm 2007 như báo cáo của Bộ tài chính không phản ánh được chính xác tình hình kinh doanh hiện nay của các doanh nghiệp này vì chưa tính đến biến động của lãi suất ngân hàng.

Bảng 2.6. Mức độ an toàn của vốn đầu tƣ

Tập đoàn Hệ số nợ ngắn hạn/ tổng tài sản ngắn hạn ( Lần) Hệ số nợ phải trả/ Vốn chủ sở hữu ( Lần) Hệ số vốn vay ngân hàng/Vốn chủ sở hữu (Lần) 2006 2007 2008 2006 2007 2008 2006 2007 2008

Bưu chính viễn thông 2,15 1,71 - 0,35 0,36 - 0,02 0,06 -

Cao su 1,32 2,45 - 0,58 0,49 - 0,20 0,16 - CN tàu thủy 1,3 1,55 1,29 15,96 12,23 10,96 12,33 8,79 7,84 Than khoáng sản 1,57 1,11 1,33 1,55 1,79 2,00 1,18 1,14 1,38 Dầu khí 2,08 1,82 1,82 0,48 0,66 0,74 0,18 0,33 0,35 Dệt may 1,06 1,22 1,28 2,44 2,03 1,61 1,67 1,36 0,99 Điện lực 2,03 1,95 1,86 1,59 1,44 1,76 1,35 1,19 1,54 Bảo việt 5,03 2,16 8,89 5,5 2,51 1,99 0,00 0,00 0,00 Nguồn: Tổng cục thống kê (2009)

Năm 2009, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các tập đoàn kinh tế cũng không mấy khả quan. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp doanh thu của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước trong năm 2009 đạt 1.164.469 tỷ đồng, chỉ tăng 2,9% so với năm 2008. Nếu so với mức tăng trưởng chung của cả nền kinh tế là 5,32% con số này đã thấp hơn rất nhiều. Với riêng 19 tập đoàn, tổng công ty 91, kết quả còn kém hơn. Tổng doanh thu của khối này trong năm 2009 đạt 737.282 tỷ đồng, tăng 2,7% so với năm 2008. Với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế, tình hình có khả quan hơn. Trong năm qua, các tập đoàn, tổng công ty đã thu về khoảng 80.799 tỷ đồng tăng 5% so với năm 2008. Riêng 19 tập đoàn, tổng công ty 91 đạt 49.589 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Số nộp ngân sách của 19 tập đoàn, tổng công ty 91 đạt 124.032 tỷ đồng, giảm so với năm 2008. Vốn nhà nước ở các tập đoàn, tổng công ty này là 362.127 tỷ đồng, tăng 8,5% so với năm 2008. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước của 19 tập đoàn, tổng công ty 91 đạt 18,19%. Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu là 1,67 lần.

18/06/2010, Thủ tướng có quyết định tại cơ cấu Vinashin do nhiều sai phạm của Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinashin và tình hình nợ của tập đoàn quá cao.

Hiệu quả hoạt động của các TĐKT chưa tương xứng với nguồn lực đầu tư. Mức vốn chủ sở hữu của 8 TĐKT chiếm 80% tổng vốn trong các DNNNN, nhưng chỉ tham gia cùng các DNNN đón góp 40% GDP. Năm 2008 tổng mức đầu tư của các 8 TĐKTNN lớn với tổng tài sản gần 800 nghìn tỷ mà tổng doanh thu chỉ đạt hơn 350 nghìn tỷ, mức doanh thu này so với tổng tài sản là không tương xứng khi so sánh với các TĐKT thế giới (năm 2007 Wal- Mart, tổng tài sản 163.514 tỷ USD, doanh thu 378.799 tỷ USD; Exxol Mobiel tổng tài sản 242.082 tỷ USD, doanh thu 372.824 tỷ USD)

Như vậy, qua số liệu thống kê cho thấy trong những năm gần đây, nhất là 5 năm 2006-2010, bức tranh toàn cảnh về TĐKTNN không mấy sáng sủa.

Sức cạnh tranh khiêm tốn của TĐKT Việt Nam còn thể hiện khi so sánh với các TĐKTNN ở các quốc gia đang phát triển khác. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

được thành lập cùng thời gian với Tập đoàn Petronas của Malaysia; nhưng hiện nay Malaysia đã có một số vốn, có quy mô quốc tế và nắm được các công nghệ cao hơn rất nhiều so với Petrovietnam. Doanh thu năm 2006 của Petronas là 52 tỷ USD, trong khi cùng năm này Petrovietnam có doanh thu 12 tỷ USD.

- Mối quan hệ liên kết, hợp tác, chuyên môn hóa của các TĐKT Nhà nước Việt nam còn bộc lộ nhiều bất cập

Liên kết trong các TĐKT được xác lập trước hết bằng các quyết định hành chính. Mặc dù đã trải qua gần 15 năm hoạt động dưới mô hình tổng công ty 91 và trên gần 4 năm hoạt động dưới mô hình tập đoàn thí điểm, nhưng mối quan hệ liên kết giữa các doanh nghiệp thành viên và giữa các doanh nghiệp thành viên trong TĐKTNN còn nhiều bất cập, chưa thực sự dựa trên liên kết chi phối kinh tế, ràng buộc về trách nhiệm, lợi ích và hình thức liên kết trong các TĐKT khá đơn điệu.

Quan hệ giữa công ty mẹ với các doanh nghiệp thành viên (công ty con) không giống quan hệ công ty mẹ, công ty con trong tập đoàn. Các doanh nghiệp thành viên của tập đoàn trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ tài chính với nhà nước, các công ty mẹ mới chỉ giải quyết những thủ tục hành chính trong đầu tư, tín dụng..Vai trò chi phối của công ty mẹ chủ yếu là trên giấy tờ, còn trên thực tế công ty mẹ rất khó thực hiện các chức năng phân công và điều phối hoạt động của doanh nghiệp thành viên theo mục tiêu chung của tập đoàn. Và việc chi phối của công ty mẹ với doanh nghiệp thành viên chưa dựa trên các lợi ích kinh tế, các biện pháp như hợp đồng, tìm kiếm thi trường.. chưa được phát huy.

Quan hệ giữa các doanh nghiệp thành viên trong nội bộ tập đoàn trên các mặt như giao dịch kinh doanh, đầu tư, tài chính...thiếu chặt chẽ, chưa mang đầy đủ những đặc điểm của liên kết giữa các thành viên trong tập đoàn. Bản thân các doanh nghiệp thành viên vốn là các doanh nghiệp độc lập, hoạt động trong cùng ngành, lĩnh vực. Khi tham gia liên kết trong tập đoàn, các doanh nghiệp thành viên này tuy đều nằm trong một tập đoàn nhưng vẫn cạnh tranh nội bộ với nhau bởi các doanh nghiệp có cùng sản phẩm, cùng khách hàng, cùng thị trường chứ không phải là mỗi

doanh nghiệp đảm nhận một khâu trong chuỗi sản xuất của tập đoàn. Chính vì vậy, trong nội bộ tập đoàn, các giao dịch kinh doanh như mua bán hàng hóa, quyền sở hữu, cung cấp và nhận các dịch vụ, chuyển giao nghiên cứu và phát triển, nhượng quyền thương mại gần như không có đặc thù gì so với các doanh nghiệp ngoài tập đoàn. Có một số hoạt động ưu tiên mua bán, đặt hàng trong nội bộ hoặc mua bán hàng hóa với nhau theo mức giá thấp hơn so với giá thị trường nhưng cũng chỉ trong từng trường hợp cụ thể và qua sự điều phối của công ty mẹ, không phải xuất phát từ những nguyên tắc theo thỏa thuận dài han, ổn định thường xuyên.

Đối với liên kết tài chính nội bộ, chỉ có một số tập đoàn kinh tế nhà nước mới có quy chế tài chính của công ty mẹ mà chưa có thỏa thuận hoặc quy chế tài chính chung của tập đoàn.Liên kết tài chính nội bộ tập đoàn mới chỉ dừng lại ở mức độ quan hệ tài chính giữa các doanh nghiệp đơn lẻ; chưa có quan hệ gắn bó của một tập đoàn kinh tế. Việc xây dựng báo cáo tài chính hợp nhất tại công ty mẹ cũng gặp nhiều khó khăn trong xác định các khoản hạch toán bù trừ doanh thu nội bộ, loại trừ lợi nhuận từ việc mua bán tài sản giữa các công ty con cũng như vấn đề hợp nhất doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách.. Nói cách khác, liên kết tài chính trong tập đoàn chưa chứng tỏ tập đoàn là một khối doanh nghiệp liên kết chặt chẽ trong quan hệ nội bộ cũng như quan hệ với nhà nước và đối tác thứ ba.

Liên kết thông tin trong tập đoàn đã hình thành nhưng chủ yếu theo trục dọc công ty mẹ - công ty con. Các dạng hình trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp thành viên khác với nhau chưa trở thành kênh thông tin được chuẩn hóa, bài bản theo một thỏa thuận thống nhất. Hình thức trao đổi thông tin trong tập đoàn cơ bản dựa vào chế độ báo cáo thông tin một chiều thiếu đa dạng. Việc xây dựng chế độ thông tin theo cơ chế hiệp thương, trao đổi thông tin, bàn bạc trong tập đoàn chưa được sử dụng một cách thường xuyên, có kế hoạch. Việc thiếu các hình thức trao đổi thông tin như vậy sẽ không đảm bảo mục tiêu thống nhất hành động và ý chí của cả tập đoàn; thiếu sự tham gia của các doanh nghiệp thành viên vào quá trình hoàn thiện quyết sách của công ty mẹ cũng như của cả tập đoàn. Một số doanh

phản ánh được nguyện vọng, lợi ích của các doanh nghiệp thành viên là do cơ chế thông tin một chiều này.

Một số TĐKTNN đã ban hành và áp dụng quy chế quản lý cán bộ, lao động, tiền lương như Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Vinashin (thí điểm giữa năm 2009), tuy nhiên cơ bản vẫn áp dụng nguyên tắc mỗi doanh nghiệp thành viên là một chủ thể độc lập trong vận hành các hoạt động về lao động, tiền lương; thiếu sự thống nhất trong tập đoàn, chưa có các nguyên tắc chung để vận dụng những phương pháp xác định mức lương, thưởng có tính cạnh tranh và chế tài xử lý các trường hợp vi phạm, chưa thực hiện hệ thống đánh giá hiệu quả công việc áp dụng đối với các chức danh chủ chốt để áp dụng trong toàn bộ tập đoàn. Việc trao đổi và luân chuyển cán bộ và lực lượng lao động diễn ra lẻ tẻ, theo tình huống, chưa theo chiến lược thống nhất.

Việc chia sẻ lợi ích bên trong TĐKTNN mới hướng vào sản xuất kinh doanh, tức phân phối nguồn lực như cung cấp đầu vào, hợp tác sản xuất, cung ứng dịch vụ,...mà chưa chú trọng xây dựng cơ chế rõ ràng về chia sẻ lợi ích từ kết quả và lợi nhuận phát sinh từ liên kết tập đoàn.

Các tập đoàn đều chưa hình thành quy chế hoặc quy định thống nhất về quản

Một phần của tài liệu Phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 84)