Giai đoạn thí điểm mô hình TĐKT Nhà nước (2005 đến 2009)

Một phần của tài liệu Phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 49)

Gần 20 năm hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam đã thiết lập được quan hệ ngoại giao với 169 nước, trong đó đáng lưu ý là việc khôi phục quan hệ bình thường với Trung Quốc (1991) và Hoa Kỳ (1995). Quan hệ kinh tế- thương mại của Việt Nam cũng được mở ra với hơn 220 quốc gia và nền kinh tế, khai thông quan hệ với nhiều tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như WB, IMF, ADB..Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được đẩy mạnh và đưa lên một tầm cao hơn bằng việc tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại, khu vực và thế giới, ký kết hiệp định hợp tác kinh tế đa phương: tham gia Khu vực thương mại tự do (ASEAN/AFTA); tham gia các diễn đàn hợp tác kinh tế (ASEM và APEC); ký kết các hiệp định kinh tế thương mại và đầu tư song phương; và tham gia Tổ chức thương mại thế giới WTO. Phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng đã từng bước đưa các hoạt động của các doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam vào môi trường cạnh tranh, đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong khi đó, hiệu quả hoạt động của các TCT có xu hướng sụt giảm. Xuất phát từ định hướng vai trò chủ đạo của KTNN và sức ép của hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề phát triển tập đoàn từ một số TCT lớn thành các TĐKT đã chính thức trở thành chủ trương của Đảng và nhà nước.

Ý tưởng về những tập đoàn kinh tế (TĐKT) được Thủ tướng Chính phủ đưa ra ngay từ khi quyết định thành lập TCT 91, nhưng phải đến Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ ba, khóa IX (tháng 9-2001), vấn đề thành lập TĐKT mới được đề cập một cách cụ thể. Nghị quyết Hội nghị chỉ rõ: “Hình thành một số tập đoàn kinh doanh mạnh trên cơ sở các tổng công ty nhà nước, có sự tham gia của các thành phần kinh tế, kinh doanh đa ngành, trong đó có ngành kinh doanh chính, chuyên môn hóa cao và giữ vai trò chi phối lớn trong nền kinh tế quốc dân, có quy mô rất lớn về vốn, hoạt động cả trong và ngoài nước, có trình độ công nghệ cao và quản lý hiện đại, có sự gắn kết trực tiếp, chặt chẽ giữa khoa học và công nghệ, đào tạo nghiên cứu triển khai với sản xuất kinh doanh. Thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế trong một số lĩnh vực có điều kiện, có thế mạnh, có khả năng phát triển để cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả như ; Dầu khí, viễn thông, điện lực, xây dựng...”

Cuối năm 2005 đến 2006, đã có 8 TĐKTNN đã được thành lập. Tháng 11- 2005, TĐKTNN đầu tiên của Việt Nam là Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TVN) ra đời và đi vào hoạt động, theo Quyết định số 198/2005/QĐ- TTg, ngày 8-8-2005 của Thủ tướng Chính phủ, về việc thành lập công ty mẹ. Đây là một tập đoàn đa ngành và chính thức hoạt động theo hình thức tập đoàn từ 01/01/2005. Hoạt động đa ngành của tập đoàn trong các lĩnh vực: công nghiệp – than – điện lực- cơ khí- vật liệu nổ công nghiệp – xây dựng, vật liệu xây dựng, thương mại dịch vụ, trong đó công ngiệp than chiếm 64,8%, các ngành khác chiếm 35,2%. Trong quá trình hoạt động theo mô hình tập đoàn, Tập đoàn than đã từng bước xóa bỏ các công ty vùng bằng cách đưa tất cả mỏ than lớn, xí nghiệp tuyển than, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và các đơn vị hành chính sự nghiệp ra khỏi các công ty vùng để trở thành các thành viên của tập đoàn, đến nay Tập đoàn than đã có 5 đầu mối trực thuộc, trong đó có 46 đơn vị thành viên, 6 đơn vị sự nghiệp có thu, 3 đơn vị trực thuộc hoạch toán báo cáo sổ.

từ một công ty có trên 60 đơn vị thành viên và công ty liên kết, VINATEX trở thành một tập đoàn có trên 10 công ty mẹ - công ty con, công ty 100% vốn nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên và công ty cổ phần. Trước khi thành lập tập đoàn, trong một số công ty của tổng công ty đã hoạt động theo mô hình mẹ con. Chẳng hạn, công ty may Việt Tiến có khoảng 30 công ty con không thành lập theo kiểu hành chính mà hình thành trên cơ sở đầu tư vốn hoặc cùng góp vốn kinh doanh. Sau khi chuyển đổi, cơ quan tổng công ty trước đây nay chuyển thành Tập đoàn dệt may và là công ty mẹ đại diện sở hữu trực tiếp vốn nhà nước tại tập đoàn. Quan hệ mệnh lệnh hành chính trước kia trong mô hình tổng công ty 91 được thay bằng quan hệ của chủ sở hữu đầu tư. Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị bầu ra trên cơ sở xin ý kiến của Nhà nước. Hiện nay Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã trực tiếp đầu tư vào 04 công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, 23 công ty cổ phần có vốn chi phối và 19 công ty cổ phần và công ty liên doanh khác. Mục tiêu của Tập đoàn Dệt May Việt Nam là trở thành một tập đoàn đa sở hữu hàng đầu cả về quy mô sản xuất kinh doanh lẫn sức cạnh tranh sản phẩm trong khu vực Châu Á với kim ngạch xuất khẩu đạt 2,5 tỷ USD vào năm 2010 và 3,5 tỷ USD vào năm 2015. Năm 2010 tập đoàn sẽ trở thành thương hiệu mạnh, lấy thị trường nội địa làm địa bàn hoạt động và thị trường xuất khẩu làm động lực phát triển. Để quản lý, tập đoàn cũng chia ra thành 4 khối là quản lý chức năng, quản lý chuyên môn hóa, quản lý kinh doanh phụ trợ và quản lý theo mô hình sự nghiệp. Về các lĩnh vực hoạt động, có 5 lĩnh vực mà tập đoàn hướng tới. Thứ nhất là, sản xuất kinh doanh sản phẩm dệt may. Các sản phẩm sẽ phải mang giá trị cao, có tính năng và sự khác biệt sẽ ra đời theo hình thức FOB. Thứ hai, là hoạt động thương mại, trong đó chú trọng xây dựng hệ thống bán lẻ. Đây là hoạt động chủ đạo trong kinh doanh nhằm xây dựng thị trường trong và ngoài nước, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển, đặt nền móng trong bối cảnh hội nhập. Thứ ba là, hoạt động tài chính tín dụng và kinh doanh tài chính với thiên hướng về hoạt động của một công ty đầu tư. Thứ tư là kinh doanh hạ tầng cơ sở, đồng thời 3 khu công nghiệp của tập đoàn sẽ tiếp tục được mở rộng. Lĩnh vực này sẽ tạo điều kiện để thu hút đầu tư nước

ngoài. Thứ năm là dịch vụ tư vấn, thương mại, sẽ đẩy mạnh hoạt động của các viện nghiên cứu, trường đào tạo…

Năm 2006, TCT Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT) chuyển thành Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT) theo Quyết định 06/2006/ QĐ – TTg ngày 09/01/2006 theo mô hình công ty mẹ - công ty con, trực tiếp kinh doanh một số lĩnh vực như mạng đường trục, quản lý, đầu tư, kinh doanh vốn. Mô hình công ty mẹ- công ty con của tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam là một mô hình được hình thành trên cơ sở tổ chức lại Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) và phát triển theo mô hình TĐKTNN hoạt động kinh doanh đa ngành.

TCT Dầu khí Việt Nam chuyển thành Tập đoàn Dầu khí Việt Nam theo Quyết định 198/2006/QĐ – TTg ngày 29/08/2006. Theo quyết định trên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt nam được thành lập với hình thức đa sở hữu, trong đó Nhà nước chi phối về vốn. Cơ cấu Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam bao gồm công ty mẹ (Tập đoàn Dầu khí) Việt Nam là công ty nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ có chức năng ký kết và giám sát việc thực hiện các hợp đồng dầu khí với nước ngoài; thực hiện các dự án trọng điểm quốc gia về Dầu khí, đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp khác; giữ quyền chi phối các công ty con thông qua vốn, tài sản được Nhà nước giao quản lý, công nghệ, thương hiệu và thị trường. Quyết định số 198/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam sẽ làm nòng cốt để ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam phát triển bền vững, có khả năng cạnh tranh, hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả và đảm bảo an ninh năng lượng cho sự phát triển của đất nước.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam ( EVN) thành lập theo quyết định 147/2006/ QĐ- TTg ngày 22/06/2006. Trong quyết định này cũng đã nêu rõ nhiệm vụ của Tập đoàn là “…kinh doanh đa ngành, trong đó sản xuất và kinh doanh điện năng, viễn thông công cộng, cơ khí điện lực là ngành kinh doanh chính; làm nòng cốt để ngành công nghiệp điện lực Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả”. Ngoài ra, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng sẽ

hoạt động các ngành nghề kinh doanh cụ thể như công nghiệp điện năng, khảo sát thiết kế, tư vấn xây dựng, xây lắp, bảo dưỡng các công trình điện, công trình công nghiệp, dân dụng, công trình viễn thông công nghệ thông tin; sản xuất, sửa chữa, thí nghiệm thiết bị điện và phụ kiện điện, cấu kiện thép bê tông và cung ứng vật tư thiết bị ngành điện; xuất nhập khẩu điện năng, vật tư thiết bị phục vụ ngành điện. Tập đoàn được phép kinh doanh vận tải thủy bộ phục vụ sản xuất, kinh doanh; khai thác nguyên liệu phi quặng; kinh doanh các dịch vụ công nghệ thông tin; hoạt động tài chính, chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm… Công ty mẹ -Tập đoàn Điện lực Việt Nam là công ty nhà nước, có chức năng trực tiếp sản xuất, kinh doanh và đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp khác. Tập đoàn Điện lực Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ và có 6 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và nắm giữ trên 50% vốn điều lệ của 26 công ty con đồng thời có thêm 6 công ty liên kết và 5 đơn vị sự nghiệp khác.

Tập đoàn Vinashin: Tập đoàn Vinashin được thành lập theo Quyết định 104/2006/ QĐ - TTg ngày 15/05/2006 trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Theo quyết định này, Tập đoàn Vinasin sẽ hoạt động theo hướng đa sở hữu, trong đó sở hữu Nhà nước là chủ đạo bao gồm các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, các doanh nghiệp đa sở hữu.

Tập đoàn Vinashin sẽ kinh doanh đa ngành, ngành công nghiệp đóng mới, sửa chữa tàu thủy và vận tải biển là chủ đạo, gắn kết giữa sản xuất, kinh doanh với khoa học, công nghệ, nghiên cứu triển khai, đào tạo. Tập đoàn sẽ là nòng cốt để ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế. Vinashin có kế hoạch phấn đấu đến năm 2015 sẽ đưa Việt Nam trở thành cường quốc đứng thứ tư thế giới về đóng tàu.

Theo quyết định số 310/2005/QĐ-TTg ngày 28/11/2005 của Thủ tướng chính phủ Bảo Việt đã chuyển đổi từ mô hình tổng công ty quốc doanh sang mô hình tập đoàn Tài chính – Bảo hiểm kinh doanh đa ngành gồm bảo hiểm nhân thọ, chứng khoán, ngân hàng, đầu tư tài chính, bất động sản… Tập đoàn Bảo Việt thực

hiện đầu tư chiến lược và đầu tư tài chính cho các công ty con độc lập như: Bảo Việt Nhân Thọ, Bảo Việt Việt Nam kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, Công ty quản lý quỹ đầu tư Bảo Việt, Công ty chứng khoán Bảo Việt, các công ty liên doanh và liên kết khác kinh doanh bảo hiểm, tài chính và nhiều ngành nghề khác. Ngoài ra còn có 6 công ty con do tập đoàn Bảo Việt giữ trên 50% vốn điều lệ; 20 công ty liên kết do tập đoàn Bảo Việt giữ dưới 50% vốn điều lệ.

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam được thành lập theo Quyết định 248/2006/QĐ-TTg ngày 30/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và Quyết định số 249/2006/QĐ-TTg ngày 30/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam là tập đoàn đa sở hữu, trong đó Nhà nước sở hữu chi phối về vốn, trên cơ sở tổ chức lại Tổng Công ty Cao su Việt Nam. Các công ty con của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam gồm : Các tổng công ty, các công ty con do Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ; các công ty cổ phần do Tập đoàn nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; các công ty liên kết do Tập đoàn năm giữ dưới 50% vốn điều lệ; các đơn vị sự nghiệp có thu.

T T Tên tập đoàn Quyết định thành lập Cơ cấu Tổ chức của Tập đoàn Lĩnh vực kinh doanh 1 Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản (VINACOMI N) Quyết định số 345/2005/Q Đ-TTg ngày 26/12/2005. - Công ty mẹ- Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản với 19 đơn vị trực thuộc,

- 60 công ty con bao gồm: 23 công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty nhà nước do Tập đoàn sở hữu 100% vốn điều lệ; 22 công ty cổ phần do Tập đoàn sở hữu trên 50% vốn điều lệ; 5 đơn vị sự nghiệp.

- Công nghiệp than: thăm dò, khai thác, chế biến, cung ứng trong nước và xuất nhập khẩu.

- Công nghiệp Khoáng sản - luyện kim: thăm dò, khai thác, chế biến, luyện kim các khoáng sản rắn: bauxit (alumina - nhôm); quặng sắt (sản xuất phôi thép); đồng, chì, kẽm, thiếc, titan, măng gan, đá quý, vàng và các khoáng sản khác.

- Công nghiệp điện: xây dựng, vận hành các nhà máy điện (chủ yếu là các nhà máy điện than). - Công nghiệp hoá chất mỏ: sản xuất, cung ứng, xuất nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp.

- Công nghiệp vật liệu xây dựng: xi măng, kính xây dựng, đá và các loại vật liệu khác.

- Đầu tư - xây dựng - kinh doanh bất động sản. - Dịch vụ: địa chất, đo đạc; cảng biển, hàng hải, vận tải; thương mại, du lịch; khoa học công nghệ; đào tạo; y tế. 2 Tập đoàn Dệt may Việt Nam (VINATEX) Quyết định số 314/2005/Q Đ-TTg và số 316/2005/Q Đ-TTg ngày 2/12/2005. - Công ty mẹ - Tập đoàn Dệt May gồm 10 đơn vị hạch toán phụ thuộc - 69 công ty con, công ty liên kết, trong đó có 3 công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ – con là Công ty May Việt Tiến, Công ty Dệt May Hà Nội và Công ty Dệt Phong Phú.

- Sản xuất kinh doanh sản phẩm dệt may. Các sản phẩm sẽ phải mang giá trị cao, có tính năng và sự khác biệt sẽ ra đời theo hình thức FOB.

- Hoạt động thương mại, trong đó chú trọng xây dựng hệ thống bán lẻ. Đây là hoạt động chủ đạo trong kinh doanh nhằm xây dựng thị trường trong và ngoài nước, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển, đặt nền móng trong bối cảnh hội nhập.

- Hoạt động tài chính tín dụng và kinh doanh tài chính với thiên hướng về hoạt động của một công ty đầu tư.

- Kinh doanh hạ tầng cơ sở, đồng thời 3 khu công nghiệp của tập đoàn sẽ tiếp tục được mở rộng. Lĩnh vực này sẽ tạo điều kiện để thu hút đầu tư nước ngoài. - Dịch vụ tư vấn, thương mại, sẽ đẩy mạnh hoạt động của các viện nghiên cứu, trường đào tạo… 3 Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) Quyết định

Một phần của tài liệu Phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 49)