toán sử dụng TK 335 “Chi phí phải trả”;
Trình tự: Hàng tháng căn cứ vào tỷ lệ trích trước kế toán xác định số lương phộp trớch trước của CNSX tính vào CPNCTT và định khoản;
Nợ TK 622 : Tiền lương phộp trớch trước của CNSX
Có TK 335 : Tiền lương phộp trớch trước của CNSX Khi có công nhân nghỉ phép;
Nợ TK 335: Tiền lương phộp trớch trước của CNSX
Có TK 334: Tiền lương phộp trớch trước của CNSX
3.2.4. Hoàn thiện kế toán chi phí sử dụng máy thi công
Công ty Cổ phần xây lắp điện đã mở hệ thống TK chi tiết để hạch toán chi phí sử dụng máy thi công rất phù hợp với chế độ và thuận lợi cho việc quản lý trong
Tỷ lệ trích trướcMức trích trước Mức trích trước tiền lương phép của CNSX Tiền lương chính phải trả trong kỳ của CNSX = x Tỷ lệ trích trước
Tiền lương nghỉ phép, ngày sản xuất kế hoạch năm của CN hoạch năm của CN
Tổng số tiền lương chính kế hoạch năm của CN CN
các quyết định quản trị của mình. Tuy nhiên Công ty hạch toán chi phí nhân công vận hành máy vào TK 622 là chưa hợp lý;
MTC là một thiết bị được sử dụng thường xuyên, thời gian khấu hao ngắn và thường bị hỏng phải sửa chữ và bảo dưỡng. Công ty nờn tớnh khấu hao và trích trước sữa chữa lớn máy thi công phân bổ cho công trình theo ca máy hoạt động dựa trên phiếu theo dõi ca máy thi công. Vì việc tính khấu hao đều trực tiếp cho cỏc mỏy thi công tuy có chính xác nhưng rất phức tạp;
Để giúp ổn định chi phí sản xuất qua cỏc thỏng Công ty Cổ phần xây lắp điện nờn trích trước chi phí sữa chữa lớn TSCĐ. Mức trích trước hàng tháng sẽ được xác định căn cứ trến số chi phí sửa chữa lớn TSCĐ trong các kỳ hạch toán trước trong những năm tài chính trước để dự toán chi phí sữa chữa lớn TSCĐ trong năm. Kế toán sử dụng TK 335 để theo dõi khoản chi phí này;
- Hàng tháng, kế toán xác định số chi phí sửa chữa lớn trích trước vào chi phí trong kỳ;
Nợ TK 623(6237): Số trích trước Có TK 335: Số trích trước - Khi thực tế phát sinh chi phí sửa chữa lớn;
Nợ TK 2413 : Chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh Nợ TK 133 : GTGT đầu vào được khấu trừ.
Có TK 111,112, 331….: Tổng số thanh toán - Kết chuyển chi phí sữa chữa;
Nợ TK 335: Chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh
Có TK 2413: Chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh - Nếu chi phí sữa chữa thực tế lớn hơn số trích trước theo kế hoạch thì kế toán tiến hành trớch thờm;
Nợ TK 623(6237): Số trớch thờm.
Có TK 335: Số trớch thờm - Cuối năm Tài chinh;
Nếu chi phí sữa chữa thực tế lớn hơn Số trích trước theo kế hoạch kế toán hạch toán;
Nợ TK 335: Số chênh lệch
Có TK 623: Số chênh lệch
3.2.5. Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất chung
Công ty Cổ phần xây lắp điện nên mở TK 6272 - Chi phí vật liệu để phản ánh chi phí vật liệu xuất dùng cho phân xưởng mà không hạch toán vào TK6278 - Chi phí bằng tiền khác. Sử dụng TK này giúp kế toán theo dõi được chi phí nguyên vật liệu dùng cho phân xưởng tuy rằng sự phát sinh không nhiều nhưng sẽ hạn chế sự mất mát lãng phí vật liệu;
Ngày 2006 Xuất kho dầu cho Phan Anh Cường lái xe Huyndai theo chứng từ hạch toán: 121 / PX kế toán hạch toán như sau;
Nợ TK 6278: 2.218.278 Có TK 152: 2.218.278
Sử dụng TK 6272 nghiệp vụ kinh tế trên được hạch toán lại như sau; Nợ TK 6272- 2.218.278
Có TK 152- 2.218.278
+ Việc Công ty trích khấu hao của các TSCĐ dùng cho quản lý và tính vào khấu hao của dịch vụ cung cấp hàng hoá, không mở TK 627402 là chưa hợp lý. Công ty nên mở TK này để có thông tin chi tiết về các TSCĐ dùng cho hoạt động quản lý;
+ Cụng ty nờn trớch trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ dùng cho hoạt động quản lý. Việc hạch toán tương tự như phần hạch toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ dùng cho thi công;
+ Các chi phí điện, nước, điện thoại…….... thường hạch toán sang tháng sau như vậy là sai so với chế độ, không đúng tháng phát sinh do sự chậm trễ của việc luân chuyển chứng từ. Cuối tháng 12 thì chứng từ tiền điện mới về tới nơi. Cần khắc phục sự chậm trễ trong luân chuyển chứng từ như đã trình bày ở trên yêu cầu đơn vị cung cấp điện nước nhanh chóng cung cấp hoá đơn của từng tháng, hoặc thường xuyên liên lạc để có thể biết được phần chi phí của từng tháng nhanh nhất;
3.2.6. Hoàn thiện kỳ tính giá thành
Các công trình mà Công ty Cổ phần Xây lắp Điện thi công không chỉ cú cỏc công trình mới mà còn thực hiện các hợp đồng cải tạo và nâng cấp công trình.
Những công trình này thường có thời gian thi công ngắn khối lượng thi công và giá trị hợp đồng không lớn nên chủ đầu tư thường thanh toán toàn bộ theo hợp đồng công trình đã hoàn thành. Kỳ tính giá thành của Công ty áp dụng một năm sẽ hơi cứng nhắc và không đáp ứng được yêu cầu của quản lý sản xuất. Trong những trường hợp này Công ty nờn tớnh giá thành theo đơn đặt hàng để đảm bảo yêu cầu của quản lý sản xuất. Đồng thời kỳ tính giá thành của Công ty cũng cần linh hoạt hơn có thể theo quý, vỡ cỏc công trình lớn thường nghiệm thu theo điểm dừng kỹ thuật. Rút ngắn kỳ tính giá thành sản phẩm giúp cung cấp thông tin về lãi, lỗ của các công trình sớm hơn, Công ty có thể đưa ra các biện pháp thi công hữu hiệu nhanh chóng hơn;
3.2.7. Hoàn thiện đối tượng tính giá thành
Đối tượng tính giá thành của Công ty Cổ phần Xây lắp Điện chủ yếu là các công trình và đối với các công trình lớn có nhiều hạng mục công trình thì đối tượng tính giá như trên là chưa hợp lý và chưa đảm bảo được yêu cầu cung cấp thông tin cho nhà quản trị. Do vậy Công ty cần chi tiết đối tượng tính giá thành theo các hạng mục công trình có như vậy thông tin về chi phí giá thành sẽ được cụ thể và chi tiết và kịp thời;
KẾT LUẬN
Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, cơ chế Nhà nước được đổi mới với những chính sách mở cửa đã mang lại những cơ hội và những thách thức cho sự phát triển cho sự phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải tìm tòi sáng tạo, hoàn thiện phương thức sản xuất kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu của mình. Một trong những mục tiêu đó là tiết kiệm chi phí và hạ thấp giá thành và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Xây lắp Điện. Nhìn chung, công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí, tính giá thành sản phẩm nói riêng đã đáp ứng được nhu cầu quản lý tại công ty. Bên cạnh đó, công tác này vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục. Với kiến thức đã học trong trường và qua tìm hiểu về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty, em mạnh dạn đưa ra những ý kiến của bản thân nhằm hoàn thiện những hạn chế này.
Do trình độ bản thân còn hạn chế, chuyên đề không tránh khỏi những sai xút.Em mong nhận được sự chỉ bảo của thầy cô để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của thầy cô giáo hướng dẫn và các cán bộ phòng Tài Vụ, cỏc phũng ban khác trong Công ty đó giỳp em hoàn thành chuyên đề này.