Sơ đồ 2.3: Hớnh thức Nhật ký chung

Một phần của tài liệu tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần xây lắp điện (Trang 43 - 47)

Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra

Bên cạnh đó Công ty còn áp dụng phần mềm kế toán Fast Accounting 2005 trong hạch toán nhằm giảm bớt khối lượng sổ sách. Theo quyết định 15 Công ty sử dụng những loại sổ: Sổ nhật ký chung, Sổ Nhật ký thu tiền, Sổ nhật ký chi tiền, Sổ nhật ký mua hàng, Sổ cái tài khoản, Sổ chi tiết 1 tài khoản,...Trờn thực tế các sổ sách của Công ty đều nằm trong máy tính, khi nào cần thì kế toán mới in ra để dùng.

Sổ nhhật ký đặc biệt

Chứng từ kế toán

Sổ nhật ký chung Sổ, thẻ kế

toán chi tiết

Sổ cái Bảng tổng

hợp chi tiết

Bảng cân đối số phát sinh

2.2. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tớnh giá thành sản phẩm của côngty Cổ phần Xây lắp Điện. ty Cổ phần Xây lắp Điện.

2.2.1. Thực trạng mã hóa các đối tượng liên quan đến chi phí sản xuất và tínhgiá thành sản phẩm tại Công ty. giá thành sản phẩm tại Công ty.

Đối tượng kế toán chi phí sản xuất xây lắp là phạm vi giới hạn chi phí sản xuất xây lắp cần được tập hợp nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra giám sát chi phí và yêu cầu tính giá thành. Xác định đúng đắn đối tượng và phương pháp hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm trong từng điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp là một trong những vấn đề then chốt để đảm bảo cho việc tính giá thành sản phẩm được chính xác và giảm bớt được khối lượng công tác kế toán, phát huy được tác dụng của kế toán trong công tác quản lý kinh tế, tài chính của doanh nghiệp.

Do đặc điểm của ngành xây dựng và của các sản phẩm xây lắp là có quy trình sản xuất phức tạp, thời gian xây dựng lâu dài, sản phẩm sản xuất là đơn chiếc và có qui mô lớn, vì vậy, để đáp ứng được nhu cầu của công tác quản lý, đối tượng hạch toán CPSX được công ty xác định là các công trình, hạng mục công trình.

Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên, nên phương pháp hạch toán chi phí sản xuất cũng theo phương pháp kê khai thường xuyên. Điều này cũng thể hiện Công ty tuân thủ theo dúng qui định hiện hành: trong doanh nghiệp kinh doanh xây lắp chỉ hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.

Cũn trên góc độ tập hợp chi phí trực tiếp hay gián tiếp cho kết quả sản xuất cần tớnh giỏ, thỡ phương pháp hạch toán CPSX là phương pháp trực tiếp. Mọi CPSX phát sinh ở công trình, hạng mục công trình nào thì sẽ được kế toán tập hợp riêng cho công trình đó. Nếu có những khoản chi phí liên quan đến nhiều công trình thì sẽ được tập hợp và tiến hành phân bổ theo tiêu thức thích hợp.

Việc tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp trực tiếp tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính tổng sản phẩm dễ dàng. Các chi phí được tập hợp hàng tháng theo từng khoản mục và chi tiết cho đối tượng sử dụng. Vì vậy, khi công trình hoàn thành, kế toán chỉ cần tổng cộng CPSX ở cỏc thỏng từ lúc bắt đầu cho tới khi hoàn thành. sẽ được giá thành thực tế của sản phẩm theo từng khoản mục chi phí.

2012, Cụng ty đã thi công các công trình như: Nhà chung cư 9 tầng - khu di dân Đồng Nai, Gói thầu số 2: Móng, tầng hầm, phần thõn, xõy thụ nhà chung cư 13 tầng - Nhà A Ba Đình – Hà Nội, đường Hũa Bỡnh,…Trong chuyên đề này, em xin được trình bày việc hạch toán chi phí và tính giá thành công trình “Xây dựng Nhà điều hành sản xuất chi nhánh điện Cao Lộc_Công ty Điện lực Lạng Sơn”. Công trình được thực hiện trong 12 tháng, bắt đầu thi công từ tháng 1/2012 và hoàn thành vào 06/2012. Công ty hạch toán chi phí theo quý, cuối mỗi quý, kế toán tiến hành tổng hợp chi phí trong quý cho từng công trình để phục vụ công tác tính giá thành. Em xin lấy số liệu phát sinh trong Quý II năm 2012 để minh họa cho việc hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty.

2.2.2. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

2.2.2.1. Nội dung.

Chi phí nguyên vật liệu là khoản mục chi phí chiếm tỉ trọng rất lớn, có thể được xem là lớn nhất trong tổng giá thành sản phẩm khoảng (60%-70%) vì thế yêu cầu đối với việc quản lý chặt chẽ, tiết kiệm nguyên vật liệu là hết sức cần thiết nhằm hạ giá thành sản phẩm. Mặt khác nếu xác định đúng định mức tiêu hao vật chất trong sản xuất và mức chênh lệch giá vật liệu sẽ góp phần đảm bảo tính chính xác trong giá thành công trình. Vật liệu của Công ty mua ngoài chủ yếu theo giá thị trường nhưng phải đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của chủ đầu tư, chủ nhiệm công trình và chỉ huy trưởng công trường. Việc mua nguyên vật liệu được xác định theo dự toán của công trình và hợp đồng mua nguyên vật liệu mà công ty đã ký với nhà cung cấp, vật liệu được chuyển và sử dụng cho từng công trình do bộ phận kỹ thuật yêu cầu trên cơ sở định lượng theo dự toán.

Chi phí nguyên vật liệu của Công ty có nhiều loại và được phân thành các loại như sau;

- Nguyờn vật liệu chính: Vật liệu xây dựng thông dụng, sắt, thép, xi măng, đỏ, cỏt…... - Nguyên vật liệu phụ gồm có: sơn, vôi, giàn giáo, ve, vật liệu phụ kiện điện, ống nhựa, thép buộc…được dùng kết hợp với nguyên vật liệu chính để tăng chất lượng và tạo thuận lợi cho quá trình thi công công trình.

- Nhiên liệu : dầu, xăng, nhớt…...

- Các vật liệu trực tiếp khác dùng cho công trình …...

Quá trình mua và chuyển nguyên vật liệu đến công trường của Công ty cũng phụ thuộc vào loại nguyên vật liệu và giá trị của nguyên vật liệu đó. Điều này là do các công trình đều được thi công ở những địa bàn xa với trụ sở chính của Công ty nên Công ty có những biện pháp khác nhau nhằm hạn chế tối đa được tình trạng gian lận, biển thủ nguyên vật liệu đồng thời không làm chậm tiến độ thi công của công trình.

Đối với các nguyên vật liệu chính và có giá trị lớn thì dựa vào khối lượng nguyên vật liệu cần mua đội trưởng các công trình phải liên hệ Phòng kế toán đẻ lên kế hoạch mua hàng với nhà cung cấp. Những nhà cung cấp này thường có địa điểm kinh doanh gần với nơi công trình đang thi công để giảm bớt chi phí vận chuyển nguyên vật liệu. Nhà cung cấp sẽ giao hàng theo đúng yêu cầu về tiến độ thi công tại công trường như trong thoả thuận của hợp đồng. Vì Công ty thường mua với số lượng lớn nhưng không sử dụng ngay mà khi nào có nhu cầu sẽ báo cho bên bán để vận chuyển thẳng đến công trường phục vụ kịp thời tiến độ thi công, tránh tình trạng ứ đọng, lãng phí nguyên vật liệu đồng thời tiết kiệm chi phí bảo quản, bảo dưỡng nguyên vật liệu. Trường hợp nếu công ty mua cùng một lúc nhiều loại vật liệu và chi phí vận chuyển lớn thì sẽ được phân bổ đều cho tất cả các loại vật liệu và tính vào nguyên giá vật liệu. Các trường hợp này thường là Công ty thuê một công ty khác vận chuyển chứ không phải là nhà cung cấp. Kế toán sẽ lập bảng phân bổ cước vận chuyển để theo tính lại giá mua đối với từng loại nguyên vật liệu. Đội thi công nhận nguyên vật liệu, hoá đơn mua hàng lập Biên bản kiểm nhận nguyên vật liệu và Phiếu nhập kho rồi chuyển về phòng tài chính kế toán kiểm tra chứng từ. Sau khi kế toán trưởng và Giám đốc ký duyệt sẽ tiến hành kế toán vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

2.2.2.2. Quy trình hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng TK 621- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình để phản ánh các chi phí nguyên vật liệu phát sinh liên quan trực tiếp đến thi công công trình. Tài khoản này có kết cấu như sau:

Bên nợ: Tập hợp chi phí nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho thi công công trình

Bên có: - Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng không hết - Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tài khoản này không có số dư.

Tại Công ty các loại vật liệu được theo dõi trên tài khoản 152 “Nguyờn liệu vật liệu” và được chi tiết theo các tiểu khoản:

TK 1521: Vật liệu chính TK 1522: Vật liệu phụ TK 1523: Vật liệu thay thế TK 1524: Nhiên liệu TK 1525: Phế liệu

Vi dụ: Ngày 05 tháng 06 năm 2012 Anh Huấn xin tạm ứng mua nguyên vật

Một phần của tài liệu tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần xây lắp điện (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w