Thực trạng các quy định pháp luật Việt Nam 1 Các quy định chung của pháp luật Việt Nam

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo đảm an ninh trong lĩnh vực hàng không dân dụng theo pháp luật quốc tế. Thực tiễn áp dụng tại Việt Nam (Trang 52)

3.1.1. Các quy định chung của pháp luật Việt Nam

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam có Bộ luật hình sự Việt Nam 1999, trong bộ luật này chỉ có 4 điều nói về các tội phạm liên quan đến hàng không :

Tội vi phạm quy định điều khiển tàu bay.

Người nào chỉ huy, điều khiển tàu bay mà vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường không, có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.

Phạm tội gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.

Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm[2,216].

Tội cản trở giao thông đường không

- Người nào có một trong các hành vi sau đây cản trở giao thông đường không gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài

sản của người khác hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm:

+ Đặt các chướng ngại vật cản trở giao thông đường không;

+ Di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất, hoặc phá huỷ các biển hiệu, tín hiệu an toàn giao thông đường không;

+ Sử dụng sai hoặc làm nhiễu các tần số thông tin liên lạc; + Cung cấp thông tin sai lạc gây nguy hiểm cho chuyến bay;

+ Làm hư hỏng trang thiết bị của sân bay hoặc trang thiết bị phụ trợ khác; + Hành vi khác cản trở giao thông đường không.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

+ Là người có trách nhiệm trực tiếp bảo đảm an toàn giao thông đường không hoặc trực tiếp quản lý các thiết bị an toàn giao thông đường không;

+ Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

- Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

- Phạm tội có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ năm triệu đến hai mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

- Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm[2,217].

Tội đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường không không bảo đảm an toàn - Người nào có trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật của các phương tiện giao thông đường không mà cho đưa vào sử dụng các phương tiện rõ ràng không bảo đảm an toàn kỹ thuật, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

- Phạm tội gây thiệt hại cho tính mạng hoặc thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

- Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm.

- Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.

- Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm[2,218].

Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường không

- Người nào điều động hoặc giao cho người không có bằng lái hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện giao thông đường không, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

- Phạm tội gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

- Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm.

- Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.

- Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm[2,219].

Tiếp theo đó là Luật hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006, các nghị định của Chính phủ, các văn bản dưới luật của Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết những vấn đề cần đạt được đảm bảo tiêu chuẩn an ninh, an toàn. Theo quy định pháp luật thì các tiêu chí, mục đích cần phải đạt được để đảm bảo an ninh hàng không.

Một câu hỏi được đặt ra, liệu một ngành mang tầm cỡ quốc tế như ngành hàng không mà chỉ có vẻn vẹn 4 điều quy định về tội phạm hàng không liệu đã đủ phạm trù chưa ?

Trong Bộ Luật hình sự Việt Nam năm 1999 có quy định về các tội vi phạm quy định điều khiển tàu bay; Tội cản trở giao thông đường không; Tội đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường không không bảo đảm an toàn; Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường không.

Như vậy, theo em nếu chỉ có 4 điều trên thì chưa thể đủ hết các tội liên quan đến hàng không dân dụng.

Luật hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006. Luật bao gồm có 10 chương và 202 điều. Trong đó, Chương 1 nêu những quy định chung: phạm vi áp dụng và đối tượng áp dụng luật này, trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động của doanh nghiệp khai thác cảng; các hành vi bị cấm trong hoạt động hàng không dân dụng. Chương 2 có quy định về tàu bay: quốc tịch tàu bay, tiêu chuẩn đủ điều kiện bay, việc khai thác tàu bay như thế nào,các quyền đối với tàu bay (cho thuê, đi thuê…), các trường hợp bị đình chỉ tàu bay, vùng cấm bay…. Chương 3 nội dung đề cập đến vấn đề trách nhiệm và nghĩa vụ của các doanh nghiệp hoạt động trong cảng hàng không, sân bay. Chương 4 về nhân viên hàng không (tổ bay, tiếp viên và nhân viên an ninh hàng không…), chế độ đào tạo, huấn luyện…. Chương 5 về quản lý hoạt động bay: điều hành bay, tìm kiếm cứu nạn…; Chương 6 đề cập vấn đề vận chuyển hàng không; Chương 7 là trách nhiệm dân sự khi có sự cố xảy ra; Chương 8 là an ninh hàng không: Chương này rất quan trọng, tạo tiền đề cơ sở cho việc xây dựng các văn bản dưới luật; Chương 9,10 nêu về vấn đề hoạt động hàng không chung [6].

Nghị định 83/2007/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay. Nghị định gồm có 25 điều quy định chi tiết việc quản lý, sử dụng đất cảng hàng không, sân bay; điều kiện, trình tự, thủ tục mở, đóng cảng hàng không, sân bay; quản lý hoạt động tại cảng hàng không, sân bay; quản lý khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay; danh mục dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay; sử dụng sân bay dùng chung dân dụng và quân sự [8].

Nghị định 76/2007/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung. Nghị định bao gồm 5 chương và 26 điều quy định chi tiết cụ thể điều kiện, trình tự, thủ tục, cơ quan thẩm định, cơ quan cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, giấy phép kinh doanh hàng không chung, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hàng không chung. Trong nghị định cũng nêu rõ về hoạt động kinh doanh vận chuyển hàng không gồm vận chuyển hàng không, quảng cáo, tiếp thị, bán sản phẩm vận chuyển hàng không trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Hoạt động hàng không chung bao gồm các loại hình như: hoạt động hàng không chung, quảng cáo, tiếp thị hoặc bán dịch vụ hàng không chung trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi; hoạt động hàng không chung không vì mục đích thương mại là hoạt động hàng không chung phục vụ cho hoạt động của tổ chức, cá nhân không nhằm mục đích sinh lợi [9].

Nghị định 75/2007/NĐ-CP của Chính phủ về điều tra sự cố, tai nạn tàu bay dân dụng. Nghị định này quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thông báo sự cố, tai nạn tàu bay; thủ tục điều tra sự cố, tai nạn tàu bay; hợp tác quốc tế trong hoạt động điều tra sự cố, tai nạn tàu bay; báo cáo sự cố và phòng ngừa sự cố, tai nạn tàu bay. Sự cố, tai nạn tàu bay dân dụng bao gồm: Sự cố, tai nạn tàu bay xảy ra trong lãnh thổ Việt Nam hoặc vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý; Tai nạn tàu bay mang quốc tịch Việt Nam hoặc tàu bay do người khai thác Việt Nam khai thác xảy ra ở vùng biển quốc tế; Sự cố, tai nạn tàu bay mang quốc tịch Việt Nam hoặc tàu bay do người khai thác Việt Nam khai thác xảy ra ngoài trường hợp trên mà không có quốc gia điều tra hoặc được quốc gia nơi xảy ra sự cố, tai nạn uỷ thác điều tra [10].

Nghị định 81/2010/NĐ-CP của Chính phủ về An ninh hàng không dân dụng (HKDD) Nghị định này bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 8/9/2010 và thay thế Nghị định số 11/2000/NĐ-CP ngày 3/5/2000 của Chính phủ.

Nghị định này gồm 8 chương, 48 điều vừa được chính phủ ban hành quy định rõ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn bảo đảm an ninh, đối phó với hành vi can thiệp

bất hợp pháp vào hoạt động HKDD, giữ trật tự an toàn xã hội tại các địa bàn có hoạt động HKDD [11].

Nghị định cũng quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của lực lượng an ninh HKDD, các yêu cầu về cơ sở cung cấp dịch vụ an ninh; hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị; kinh phí hoạt động và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong việc bảo đảm an ninh HKDD.

Điểm cần lưu ý trong nghị định này là:

Hành khách không được mang vật phẩm nguy hiểm lên tàu bay. Hành khách không được mang theo người hoặc để trong hành lý xách tay những vật phẩm nguy hiểm khi đi tàu bay trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Hành lý ký gửi xuất phát, nối chuyến phải qua soi chiếu tại điểm soi chiếu an ninh ở cảng hàng không, sân bay, sau khi soi chiếu phải được giám sát an ninh cho tới khi chất xếp lên tàu bay. Trường hợp phát hiện hành lý ký gửi đã qua soi chiếu có dấu hiệu đã bị can thiệp trái phép thì phải kiểm tra lại.

Khi hành khách rời khỏi tàu bay tại bất cứ điểm dừng nào của chuyến bay, người khai thác tàu bay phải kiểm tra và xác định hành khách không để lại hành lý hoặc bất cứ vật gì trên tàu bay.

Khi có thông tin đe dọa liên quan đến an ninh, hàng hóa lên tàu bay, người khai thác tàu bay phối hợp với lực lượng an ninh HKDD tại cảng hàng không thực hiện các phương án khẩn nguy, lục soát, kiểm tra toàn bộ bên trong và bên ngoài tàu bay để tìm ra những vật nghi ngờ, vũ khí, chất nổ hay các thiết bị, vật, chất nguy hiểm khác.

Nhân viên an ninh hàng không trên chuyến bay được trang bị vũ khí

Để bảo đảm an ninh hàng không dân dụng, đối phó kịp thời các hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động này, nghị định số 81/2010 của Chính Phủ cho phép nhân viên an ninh trên tàu bay được mang vũ khí, quy định rõ trách nhiệm đảm bảo an ninh hàng không của các tổ chức, cá nhân liên quan…

Nghị định số 60/2010/NĐ-CP ngày 03/6/2010 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng. Nghị định này quy định về hành vi

vi phạm, hình thức và mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng là những hành vi do các tổ chức, cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý vi phạm quy định của pháp luật về hàng không dân dụng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính, bao gồm:

+ Vi phạm quy định về tàu bay;

+ Vi phạm quy định về cảng hàng không, sân bay; + Vi phạm quy định về nhân viên hàng không; + Vi phạm quy định về hoạt động bay;

+ Vi phạm quy định về hoạt động vận chuyển hàng không và hàng không chung;

+ Vi phạm quy định về an ninh hàng không.

Các hành vi vi phạm hành chính khác tại cảng hàng không, sân bay bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tương ứng[12]. Chương trình an ninh hàng không dân dụng Việt Nam ban hành kèm Quyết định số 06/2007/QĐ-BGTVT ngày 05/02/2007. Chương trình an ninh hàng không dân dụng Việt Nam được ban hành nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn kịp thời và đấu tranh có hiệu quả với các hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng, bảo vệ an toàn cho tàu bay, hành khách, tổ bay và những người dưới mặt đất. Chương trình này quy định các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm an ninh hàng không dân dụng, chương trình này được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động hàng không dân dụng tại Việt Nam; Tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động hàng không dân dụng ở nước ngoài nếu pháp luật của nước ngoài không có quy định khác. Hoạt động của tàu bay công vụ nhằm mục đích dân dụng[28].

Quyết định 26/2007/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành “Quy chế tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng”. Quy chế này quy định hoạt động tìm

kiếm, cứu nạn tàu bay lâm nguy, lâm nạn trong lãnh thổ Việt Nam và phần vùng thông báo bay trên biển quốc tế do Việt Nam quản lý, tại cảng hàng không, sân bay (bao gồm cảng hàng không, sân bay và khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay)[17].

Quyết định 21/2007/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành Quy chế thông báo tin tức hàng không; Quy chế này quy định về tổ chức và quản lý việc thông báo tin tức hàng không liên quan đến đảm bảo an toàn cho hoạt động bay đi, đến các cảng hàng không, sân bay của Việt Nam, hoạt động bay qua vùng trời của Việt Nam và phần vùng thông báo bay trên biển quốc tế do Việt Nam quản lý; hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị thông báo tin tức hàng không; cơ sở cung cấp dịch vụ thông báo tin tức hàng không, nhân viên thông báo tin tức hàng không; trách nhiệm của các tổ chức cá nhân trong việc thông báo tin tức hàng không. Quy chế này áp dụng đối với các hãng hàng không, người khai thác tàu bay, doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo đảm an ninh trong lĩnh vực hàng không dân dụng theo pháp luật quốc tế. Thực tiễn áp dụng tại Việt Nam (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)