3.1.2.3.1. Kiểm tra an ninh trước chuyến bay
- Hành khách khi làm thủ tục đi tàu bay trên các chuyến bay quốc tế phải xuất trình hộ chiếu, giấy thông hành hoặc giấy tờ khác có giá trị xuất, nhập cảnh theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là hộ chiếu); trường hợp trẻ em không có hộ chiếu riêng thì họ tên, ngày tháng năm sinh và ảnh của trẻ em được ghi và dán vào hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật, bao gồm: cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi hoặc người giám hộ.
+ Hành khách từ 14 tuổi trở lên khi làm thủ tục đi tàu bay trên các chuyến bay nội địa phải xuất trình hộ chiếu (đối với khách mang quốc tịch nước ngoài) ; Đối với hành khách mang quốc tịch nước ngoài: hộ chiếu; Đối với hành khách mang quốc tịch Việt Nam phải xuất trình một trong các loại giấy tờ sau: hộ chiếu; Giấy chứng minh nhân dân; Giấy chứng minh, chứng nhận của các lực lượng vũ trang; Thẻ đại biểu Quốc hội; Thẻ đảng viên; Thẻ nhà báo; Giấy phép lái xe ôtô, môtô; Thẻ kiểm soát an ninh hàng không; Thẻ nhận dạng của các hãng hàng không Việt Nam; Giấy chứng nhận nhân thân có xác nhận của Công an phường, xã nơi cư trú.
+ Hành khách dưới 14 tuổi khi làm thủ tục đi tàu bay trên các chuyến bay nội địa phải xuất trình các loại giấy tờ sau:
a, Giấy khai sinh, trường hợp dưới 1 tháng tuổi chưa có giấy khai sinh thì phải có giấy chứng sinh;
b, Giấy xác nhận của tổ chức xã hội đối với trẻ em do tổ chức xã hội đang nuôi dưỡng, chỉ có giá trị sử dụng trong thời gian 6 tháng kể từ ngày xác nhận;
Điều lưu ý là hành khách dưới 14 tuổi đi tàu bay một mình trên các chuyến bay nội địa, ngoài giấy tờ quy định trên thì phải có giấy cam kết của người đại diện theo pháp luật để miễn trừ trách nhiệm cho nhà vận chuyển trong các trường hợp xảy ra mà không phải do lỗi của nhà vận chuyển.
Trong trường hợp hành khách đi tàu bay là phạm nhân, người bị dẫn độ… thì phải kèm theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp hành khách đó là khách nối chuyến, quá cảnh thì phải xuất trình vé và giấy tờ sử dụng đi tàu bay còn giá trị sử dụng. (khi kiểm tra an ninh thì hành khách phải tuân thủ theo các quy định về an ninh hàng không: kiểm tra hành ký xách tay, vật dụng cá nhân khi đi qua điểm kiểm tra soi chiếu).
Việc kiểm tra an ninh đối với hành lý xách tay của hành khách khi qua điểm kiểm tra an ninh nhằm mục đích đảm bảo an toàn, an ninh cho mỗi hành khách đi tàu bay. Khi hoàn tất các thủ tục kiểm tra an ninh thì hành lý và vật dụng của hành khách phải được giám sát liên tục cho đến khi được đưa lên tàu bay.
Kiểm tra an ninh hàng không là công tác đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hãng hàng không trong quá trình vận chuyển hành khách. Thông thường, hành khách lên máy bay phải qua khâu kiểm tra an ninh để đảm bảo chắc chắn rằng họ không mang theo những đồ vật nguy hiểm lên chuyến bay đó. Tuy nhiên, phi hành đoàn là một dạng đối tượng đặc biệt, ta thấy họ là những người nắm vững hàng trăm sinh mệnh trên chuyến bay. Thật gay go nếu họ không trải qua kiểm an ninh hàng không? Nếu bạn là một trong những dạng hành khách đặc biệt như: bệnh nhân đang nằm cáng cứu thương, người bị say rượu,… thì quá trình kiểm tra an ninh hàng không sẽ ra sao? Phi hành đoàn bao gồm tổ lái máy bay và tiếp viên hàng không. Họ là những nhân viên của hãng hàng không. Chúng ta có thể nói đó là những “người nhà” của nhà vận chuyển. Tuy nhiên, dù thế nào đi chăng nữa, nhà vận chuyển vẫn không “nhẹ tay” đối với “người nhà” của họ đâu. Phi hành đoàn vẫn phải tuân thủ theo nguyên tắc an toàn hàng không một cách tuyệt đối.
Thông thường, những nhân viên có tên trong danh sách tổ bay sẽ làm thủ tục kiểm tra an ninh hàng không tại khu vực dành riêng hoặc thậm chí chung luồng với hành khách. Tuy nhiên, họ luôn được ưu tiên kiểm tra an ninh hàng không trước các hành khách bình thường. Mặc dù vậy, bạn đừng nghĩ rằng, phi hành đoàn đang được hãng hàng không ưu ái. Bởi vì phi hành đoàn là những người chuẩn bị cho tầu bay cất cánh đúng giờ quy định trước khi đón chào các “thượng đế”.
Như vậy ta có thể thấy rằng, phi hành đoàn vẫn phải qua công tác kiểm tra an ninh hàng không và quy trình kiểm tra dành cho họ vẫn không có gì khác biệt so với các khách hàng của nhà vận chuyển.
* Kiểm tra an ninh đối với hành khách đặc biệt
Những hành khách không may bị thương tật, hay mất khả năng điều khiển hành vi của mình, hoặc thậm chí, họ là những người đang bị áp giải,…rất có khả năng không bị kiểm tra an ninh hàng không. Đây là một suy nghĩ hợp logic. Bởi vì ta thường thấy những vị khách này đến sân bay hay đi kèm với một hành khách khác để hộ tống họ.
Tuy nhiên, ngược lại với sự suy luận trên, hãng hàng không vẫn tiến hành làm thủ tục kiểm tra an ninh hàng không đối với các khách hàng đặc biệt cho dù họ không có khả năng gây nguy hiểm cho chuyến bay. Bởi vì, nhà vận chuyển luôn đặt mục tiêu “an toàn là bạn” lên hàng đầu. Vậy, họ sẽ được kiểm tra như thế nào?
* Hành khách bị thương, tật được kiểm tra như thế nào?
Theo quy định, đối với hành khách bị mù lòa, điếc, tàn tật hoặc thương binh nặng sử dụng xe đẩy, cáng cứu thương, bệnh nhân có gắn các thiết bị phụ trợ y tế trên người…nhân viên hàng không sẽ kiểm tra họ theo cách riêng. Nếu bạn là người nhà đi kèm theo họ thì bạn đừng nên “sót ruột”. Bởi vì biện pháp kiểm tra áp dụng đối với những hành khách này khá nhẹ nhàng. Nhân viên chỉ kiểm tra an ninh bằng trực quan.
Riêng đối với trường hợp bệnh nhân được chuyên chở bằng tầu bay riêng, đại diện hãng hàng không hoặc người khai thác tầu bay sẽ liên hệ trước với Giám đốc cảng hàng không làm những thủ tục cần thiết. Vì vậy, người nhà bệnh nhân sẽ đỡ phải lo lắng khi đến sân bay. An ninh cảng hàng không sẽ được điều phối trực tiếp đến kiểm tra, áp tải việc di chuyển bệnh nhân và những người nhà của họ đi từ khu vực hạn chế ra tầu bay.
Vì là hành khách “đặc biệt” đến sân bay trong tình trạng sức khoẻ không bình thường nên người nhà hành khách cần lưu ý là không nên mang theo những vật mà nhà vận chuyển cấm mang theo. Điều đó nhằm tránh trường hợp nhân viên kiểm tra nghi ngờ những đồ vật mà hành khách là bệnh nhân mang theo trong người. Khi đó, an ninh cảng hàng không buộc phải kiểm tra họ bằng trực quan tại một nơi riêng biệt theo nguyên tắc nam kiểm tra nam, nữ kiểm tra nữ nhằm bảo đảm văn minh lịch sự. Nhưng dù có văn minh lịch sự như thế nào chăng nữa, chắc chắn những vị hành khách đặc biệt này sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn.
* Hành khách là bị can, bị cáo, phạm nhân, người bị trục xuất, dẫn độ
Khi được đồng ý chuyên chở, hành khách là bị can, bị cáo, phạm nhân, người bị trục xuất, dẫn độ (người bị áp giải) sẽ được kiểm tra an ninh hàng không chặt chẽ từ sân bay đi đến sân bay đến. Nếu đi cùng chuyến bay với những hành khách này, bạn
chớ có hoang mang và hoảng sợ. Bởi họ cũng không tỏ ra nguy hiểm gì khi mọi hoạt động của khách là phạm nhân đều phải trải qua sự giám sát của người áp giải. Chính vì vậy mà khi làm thủ tục vận chuyển và kiểm tra an ninh hàng không, người áp giải sẽ xuất trình các giấy tờ liên quan đến việc áp giải và giấy tờ tuỳ thân của người bị áp giải.
Và dĩ nhiên, để đảm bảo an toàn cho chuyến bay, lực lượng an ninh cảng hàng không sẽ áp dụng biện pháp kiểm tra an ninh đặc biệt không những đối với người bị áp giải mà còn đối với người áp giải (100% phải được kiểm tra bằng trực quan). Để tránh gây hoang mang cho hành khách đi cùng chuyến bay, hãng hàng không sẽ bố trí kiểm tra an ninh hàng không tại khu vực riêng cho cả hai đối tượng hành khách nói trên.
Bên cạnh đó, khi hành khách nói trên bắt đầu lên tàu bay, nhân viên an ninh phối hợp với người áp giải giám sát họ chặt chẽ hơn từ khu vực riêng lên tàu bay. Điều đặc biệt là những vị hành khách này sẽ là người lên tầu bay trước các hành khách khác (họ cũng sẽ rời khỏi tầu bay sau cùng). Từ đây, người bị áp giải và người áp giải theo đó sẽ tuân thủ quy định đặc biệt của hãng hàng không như: Chỗ ngồi của người bị áp giải sẽ được chỉ định ở hàng ghế cuối cùng, không được ngồi gần hoặc đối diện cửa ra vào, phải xa cửa thoát hiểm; Nhân viên áp giải ngồi ghế cạnh lối đi, người bị áp giải ngồi ghế trong, trường hợp số nhân viên áp giải gấp hai lần số người bị áp giải, người bị áp giải ngồi ghế giữa hai nhân viên áp giải.
Vì việc vận chuyển hành khách đặc biệt là một sự thỏa thuận chuyên chở giữa hãng hàng không và cơ quan có trách nhiệm. Nhưng để tạo tâm lý thoải mái cho các khách hàng của mình, nhà vận chuyển yêu cầu các cơ quan có trách nhiệm không được còng người bị áp giải vào bất cứ bộ phận nào của tầu bay.
Trên đây là quy định riêng dành cho chỗ ngồi của phạm nhân. Tuy vậy, không có nghĩa là khi bạn vô tình bắt gặp một vị hành khách bất kỳ trong cùng chuyến bay của mình “ngồi ở hàng ghế cuối cùng, không ngồi gần hoặc đối diện cửa ra, vào và xa cửa thoát hiểm” mà vội kết luận họ là phạm nhân.
Bởi là phạm nhân trong suốt hành trình bay, người bị áp giải sẽ không có những quyền tự do cá nhân. Ngay cả việc vệ sinh và ăn uống, người bị áp giải hoàn toàn phụ thuộc vào người áp giải.
* Hành khách là người bị tâm thần có được kiểm tra an ninh hàng không?
Thông thường, hành khách bị tâm thần hoặc rối loạn thần kinh phải có bác sĩ hoặc thân nhân của hành khách đó đi kèm và có khả năng kiềm chế được các hành vi bất bình thường của hành khách đó. Tuy nhiên, hành khách bị tâm thần hoặc rối loạn thần kinh luôn được nhà vận chuyển yêu cầu gây mê trước khi lên tầu bay với điều kiện là thời gian bay không được lâu hơn thời gian hiệu nghiệm của thuốc. Vậy, khi bị gây mê hoàn toàn, người bị bệnh tâm thần có phải bị kiểm tra an ninh hàng không?
Trong lúc hành khách bị gây mê hoàn toàn, quá trình kiểm tra an ninh hàng không đối với họ sẽ rất dễ dàng. Lực lượng an ninh cảng hàng không vẫn phải chịu trách nhiệm giám sát họ ra tầu bay hoặc từ tầu bay ra ngoài khu vực hạn chế của cảng hàng không.
Khi đăng ký sử dụng dịch vụ hàng không, bạn là một khách hàng hoàn toàn bình thường và có đủ mọi quyền lợi từ phía hãng hàng không cung cấp. Thật là một câu chuyện khôi hài nếu đến ngày chuyến bay của bạn cất cánh, bạn đến sân bay trong trạng thái say khướt vì bia, rượu hoặc bị tác động của các loại dược phẩm, ma tuý đến mức mất khả năng làm chủ bản thân. Lúc này đây, nhà vận chuyển sẽ “liệt” bạn vào danh sách những khách hàng được tiếp đãi “đặc biệt”.
Trong trường hợp này, hãng hàng không có quyền từ chối chuyên chở những hành khách gây rối trước khi lên tầu bay hoặc trên tầu bay khi chưa bay. Như vậy thì dù bạn có là ai đi chăng nữa, bạn cũng sẽ bị mất quyền công dân của mình. Lúc này đây, lực lượng an ninh cảng hàng không sẽ không tiến hành kiểm tra bạn nữa mà họ sẽ là người có quyền ngăn chặn việc chuyên chở bạn và lập biên bản vụ việc bàn giao cho nhà chức trách địa phương có liên quan để xử lý. Tuy nhiên, việc lên tầu bay áp tải những hành khách mất khả năng làm chủ bản thân hoặc gây rối xuống tầu bay chỉ được thực hiện nếu có yêu cầu của người chỉ huy tàu bay.
Dù thế nào đi nữa, khi bước lên tàu bay, bạn hãy trong trạng thái bình thường nhất để tránh những điều đáng tiếc xảy ra.
Như vậy thì ở các hãng hàng không, an ninh hàng không luôn được đảm bảo tuyệt đối. Việc kiểm tra an ninh hàng không sẽ được tiến hành từ các khách hàng bình thường nhất cho đến những khách hàng đặc biệt, thậm chí là phi hành đoàn. Do đó, khách hàng đến sân bay dù trong trạng thái nào thì cũng đừng nên hy vọng là mình sẽ không trải qua khâu kiểm tra này. Bởi vì “Người nào từ chối kiểm tra an ninh không, người đó sẽ không được phép lên tàu bay” (No Search, No Fly).
* Kiểm tra an ninh đối với hài cốt, thi thể
Trường hợp Thi thể người vận chuyển bằng tàu bay phải đặt trong hòm kẽm được gắn kín, còn nguyên niêm phong của cơ quan kiểm dịch y tế, không phải soi chiếu và kiểm tra trực quan. Nhân viên an ninh yêu cầu thân nhân đi cùng trên chuyến bay hoặc người đại diện hợp pháp xuất trình giấy chứng tử, giấy xác nhận của cơ quan kiểm dịch y tế, giấy cam kết của thân nhân. Việc kiểm tra an ninh hài cốt được thực hiện như đối với hàng hoá thông thường.
* Trường hợp đặc biệt là khi những người làm công việc trực tiếp tiếp xúc với hành khách cần phải chú ý là đối với việc kiểm tra an ninh đối với túi thư ngoại giao, túi lãnh sự. Đây là vấn đề hết sức nhạy cảm vì nó ảnh hưởng đến mối quan hệ ngoại giao giữa các nước với nhau.
Túi ngoại giao, túi lãnh sự được miễn kiểm tra soi chiếu an ninh mà nhân viên an ninh chỉ được phép kiểm tra kẹp chì bên ngoài túi. Việc gửi túi ngoại giao, túi lãnh sự phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
+ Túi ngoại giao, túi lãnh sự phải được niêm phong, mang dấu hiệu bên ngoài dễ nhận thấy, chỉ rõ đặc điểm của túi ngoại giao, túi lãnh sự.
+ Giao thông viên ngoại giao, giao thông viên lãnh sự hay đại diện của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự đến gửi túi ngoại giao, túi lãnh sự phải xuất trình hộ chiếu, giấy uỷ quyền mang túi ngoại giao, túi lãnh sự, văn bản của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự xác nhận số kiện của túi ngoại giao, túi lãnh sự.
Trong trường hợp phát hiện hoặc có cơ sở xác đáng để khẳng định túi ngoại giao, túi lãnh sự có chứa vật phẩm nguy hiểm (vật phẩm nguy hiểm là vũ khí, đạn dược, chất cháy, chất nổ, chất phóng xạ và các vật hoặc chất khác có khả năng gây nguy hiểm hoặc được dùng để gây nguy hiểm cho sức khoẻ, tính mạng của con người, sự an toàn của chuyến bay) thì túi ngoại giao, túi lãnh sự đó bị từ chối chuyên chở.[28,2]
Trên thực tế thì đây là điều cũng rất khó thực hiện vì những giao thông viên ngoại giao thường không chấp nhận việc túi ngoại giao, túi lãnh sự của họ phải qua soi chiếu. Đây cũng chính là cái khó khi thực hiện quy định trên.
* Kiểm tra, giám sát an ninh đối với người, hành lý, hàng hóa của các chuyến bay chuyên cơ.
"Chuyến bay chuyên cơ " là chuyến bay của Việt Nam hoặc nước ngoài được sử dụng hoàn toàn riêng biệt hoặc kết hợp vận chuyển thương mại và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc thông báo theo quy định phục vụ chuyên cơ.
Ở Việt Nam thì những đối tượng sau thuộc đối tượng phục vụ theo tiêu chuẩn