Các điều ước quốc tế song phương

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo đảm an ninh trong lĩnh vực hàng không dân dụng theo pháp luật quốc tế. Thực tiễn áp dụng tại Việt Nam (Trang 39 - 45)

- Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) vừa công bố việc kí kết hiệp ước với Ủy ban Hàng không Liên bang Nga (IAC, theo viết tắt tiếng Nga là MAK) nhằm cải thiện công tác an toàn hàng không trong toàn khối Độc lập Thịnh Vượng Chung (CIS)

Hiệp ước mở rộng này bổ sung những điểm cụ thể vào điều khoản hợp tác với IAC bao gồm:

+ Cải thiện hệ thống đánh giá an toàn khai thác của IATA (IOSA), hệ thống quản lý kết nối giữa các hãng hàng không của IATA (IAMS), đánh giá an toàn trong khai thác mặt đất, các sáng kiến tương tự khác và thực hiện triển khai các nguồn lực với chất lượng chuyên nghiệp của IAC.

+ Phát triển và cải thiện cơ sở hạ tầng hàng không dân dụng trong liên bang do IAC thống nhất bao gồm thực hiện các tiêu chuẩn của ICAO

Hiệp ước được kí tại thủ đô Mát-xơ-cơ-va giữa ông Tatiana chủ tịch IAC và ông Giovani Bisignani, chủ tịch IATA. Ông Bisignani chỉ rõ an toàn là ưu tiên số một. Những thực hiện của CIS còn thấp so với mức trung bình trên thế giới. Tất cả những hãng hàng không là thành viên của IATA trong đó bao gồm 15 hãng thuộc khối CIS đang trong giai đoạn đăng kí chứng nhận IOSA. Ông hy vọng IATA sẽ cộng tác chặt chẽ với IAC để nâng cao mức quản lý về an toàn trong khu vực bằng cách đẩy mạnh áp dụng IOSA và các tiêu chuẩn khác của IATA.

Cũng trong chuyến thăm, ông Bisignani đã có cuộc thảo luận với ông Igor Levitin, Bộ trưởng Bộ giao thông của Nga về kế hoạch hợp tác với Bộ giao thông Nga, cụ thể tập trung vào các lĩnh vực sau:

+ Cải thiện an toàn: Trong chương trình hợp tác với IAC, IATA khuyến khích chính phủ Nga quy định IOSA là một yêu cầu đối với tất cả các hãng hàng không khai thác tại Nga.

+ Thay đổi hệ phí cơ sở hạ tầng phù hợp với tiêu chuẩn toàn cầu : Nga có một nhiệm vụ quốc tế là đảm bảo chống phân biệt đối xử với trong việc áp dụng các phí cơ sở hạ tầng. Ông Bisignani cho rằng hệ thống phí còn mang tính chất phân biệt đối xử hiện tại là sai quy định và cần phải thay đổi.

+ Minh bạch trong việc tính giá nhiên liệu: Trong tháng 9 năm 2008, chi phí về nhiên liệu tại các sân bay Mát-xơ-cơ-va cao hơn 12% so với Tây Âu. Thực hiện lời kêu gọi của IATA nâng cao tính minh bạch hơn nữa, khoảng cách này đã được thu hẹp. Ông Bisignani chỉ rõ đây phải là một yêu cầu bắt buộc và cần xây dựng một cơ chế kiểm soát để đảm bảo rằng nhiên liệu cung cấp cho các chuyến bay quốc tế được miễn phí VAT theo đúng quy định quốc tế mà Nga cam kết.

+ Đẩy mạnh thực hiện hàng hóa điện tử (e-freight): Sau khi vé điện tử được áp dụng 100%, thử thách tiếp theo là thực hiện e-freight. Để hiện thực hóa chương trình này, Nga cần phải kí Hiệp Ước Montreal 1999 để công nhận vận đơn điện tử. Ông Bisignani cho rằng một quốc gia đóng vai trò quan trọng như Nga không thể để lỡ mất cơ hội thu lợi 4.9 tỉ USD từ e-frieght.

+ Tìm kiếm giải pháp bảo vệ môi trường: Nga đang đạt được những tiến bộ to lớn về tăng hiêu quả của vận tải hàng không. Trong năm 2008, tình hình rất lạc quan với tổng số 131 đường bay. 42 đường bay mới sẽ được xem xét để mở thêm vào cuối tháng 5 này. Theo ông Bisignani, điều này có ảnh hưởng tích cực đối với các công tác về môi trường. Với tư cách là thành viên nhóm Hàng Không Thế Giới và Thay đổi Môi trường trong tổ chức ICAO, Nga có trách nhiệm quan trọng trong việc tìm ra một giải pháp toàn cầu dưới sự hỗ trợ của ICAO.

+ Phát triển với tự do hoá: “Đối với các hãng hàng không Nga đang tích cực tìm kiếm các cơ hội hợp tác quốc tế, những hạn chế về quy định sở hữu xưa cũ trong quan hệ song phương là một cản trở rất lớn". Ông Bisignani cho rằng khủng hoảng kinh tế hiện tại là cơ hội để cải tiến và hy vọng Nga sẽ là quốc gia tiên phong cho phép các hãng hàng không hoạt động trong một môi trường tự do như các ngành kinh tế khác vẫn đang được hưởng.

Không đề cập tới các khó khăn của khủng hoảng kinh tế hiện tại, ông Bisignani vạch ra những triển vọng trong tương lai của ngành hàng không Nga. Nhờ đặc điểm địa hình đa dạng của Nga và vị trí địa lý nằm tại ngã tư giữa Nam Mỹ, Châu Á, Châu Âu và Trung Đông, ngành hàng không Nga đóng vai trò là một phương thức vận tải trọng yếu trong nước và quốc tế. Là thành viên trong hội đồng ICAO, Nga có tiếng nói quyết định trong việc xây dựng chính sách hàng không quốc tế. Mục tiêu của IATA là cộng tác với chính phủ Nga để đảm bảo quốc gia với ngành hàng không mang quy mô lớn này sẽ hội nhập sâu sắc vào hệ thống hàng không thế giới. Điều này có nghĩa là thực hiện các nghĩa vụ của Nga theo luật quốc tế và áp dụng các tiêu chuẩn toàn cầu. Bằng thực tiễn này, Nga sẽ xây dựng được một ngành hàng không an toàn và hiệu quả với các lợi ích kinh tế vô cùng to lớn.

Với việc kí kết hiệp ước quan trọng này, chuyến thăm của ông Bisignani được coi đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa IATA và Nga.

- Việt Nam và Ixraen ký kết hiệp định vận chuyển hàng không

Ngày 25 tháng 1 năm 2006 tại Hà Nội, ông Nguyễn Tiến Sâm - Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, Cục trưởng Cục hàng không Việt nam thay mặt Chính phủ Việt Nam và ông Ephraim Ben-Matityau – Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhà nước Ixraen tại Việt Nam thay mặt Chính phủ Ixraen chính thức ký "Hiệp định vận chuyển hàng không giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt nam và Chính phủ Nhà nước Ixraen " [5].

Đây là hiệp định thứ 57 trong số các hiệp định và thoả thuận về vận tải hàng không mà Việt Nam đã ký kết chính thức với các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, là khuôn khổ pháp lý và kỹ thuật cho việc thiết lập các chuyến bay trực tiếp giữa Việt Nam và Ixraen trong tương lai. Hiệp định bao gồm 24 Điều đề cập đến các qui định thiết lập và điều chỉnh giao lưu hàng không giữa Việt Nam và Ixraen như sau: Định nghĩa; Trao quyền; Chỉ định hãng hàng không và cấp phép khai thác; Thoả thuận liên danh; Thu hồi hoặc đình chỉ các quyền; Miễn các phí và thuế; Giá cước; Đại diện; Áp dụng luật và quy định; Khai thác tàu bay thuê khô; Công nhận chứng chỉ và văn bằng; An ninh; Bán, chuyển thu nhập dư thừa; Tải cung ứng; Chuyến

bay không hút thuốc; Phí, lệ phí sử dụng và đơn giản hoá thủ tục; Trao đổi thông tin và số liệu thống kê; Quá cảnh trực tiếp; Trao đổi ý kiến; Sửa đổi; Giải quyết tranh chấp; Đăng ký; Chấm dứt; Có hiệu lực. Ngoài ra, Hiệp định còn có 1 Phụ lục quy định các tuyến đường bay của các Hãng hàng không được chỉ định của Việt Nam và Ixraen để thực hiện các chuyến bay thoả thuận giữa lãnh thổ hai bên. Việc ký Hiệp định vận chuyển hàng không Việt Nam - Ixraen là sự kiện quan trọng trong quan hệ hàng không giữa Việt Nam và Ixraen, là biểu hiện tích cực thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Ixraen, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển giao lưu kinh tế, văn hoá và khoa học kỹ thuật giữa hai nước.

- Sau hơn một năm đàm phán và chuẩn bị, ngày 18/5 tại Hà Nội, Bộ trưởng Giao thông vận tải Hồ Nghĩa Dũng và Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Michael Michalak đã ký Hiệp định Vận tải hàng không sửa đổi. Hiệp định này sẽ có hiệu lực đến hết tháng 3/2012.

Hiệp định mới này kéo dài hiệu lực Hiệp định năm 2003 đến ngày 31/3/2012, đồng thời nới rộng các quy định hiện tại nhằm tạo điều kiện cho các hãng hàng không hai nước tăng cường hoạt động khai thác, đặc biệt là khai thác các chuyến bay chuyên chở hàng hóa.

Hiệp định Vận tải hàng không sửa đổi có hiệu lực trong thời hạn 5 năm, nhưng thực ra hai bên đã áp dụng tạm thời các nội dung của hiệp định sửa đổi này từ khi ký tắt thỏa thuận "Bầu trời mở" vào năm 2008.

Hiệp định hàng không sửa đổi chủ yếu dựa vào các cuộc đàm phán từ năm 2008 và thỏa thuận được ký tắt bởi Phó cục trưởng Lại Xuân Thanh và đại diện của Mỹ vào ngày 7/10/2008 tại Hà Nội. Theo đó, hiệp định sửa đổi sẽ dỡ bỏ rào cản về vận tải hàng hóa giữa hai bên.

Nội dung của lĩnh vực vận tải hành khách hầu như vẫn giữ nguyên. Do vậy, mỗi bên có quyền chỉ định 3 hãng khai thác, và các hãng hàng không của Mỹ không được chở khách nội địa tuyến giữa Việt Nam và Đài Loan, Nhật Bản.

Thị trường hàng không Việt Nam - Mỹ hiện có hai hãng hàng không Mỹ khai thác gồm United Airlines (UA) và Northwest Airlines (NW). UA khai thác đường bay từ

San Francisco qua Hongkong tới TP.HCM và ngược lại từ tháng 12/2004. NW khai thác đường bay Los Angeles qua Tokyo (Nhật Bản) tới TP.HCM và ngược lại từ tháng 6/2009. Hãng vận chuyển hàng hóa FedEx cũng đang khai thác các chuyến bay giữa Mỹ và Việt Nam.

Ngoài ra, các hãng hàng không khác của hai bên như Vietnam Airlines, American Airlines, Delta Airlines tổ chức khai thác gián tiếp giữa hai nước thông qua các hợp đồng khai thác liên danh với hãng hàng không khác qua nước/vùng lãnh thổ thứ ba như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Pháp.

Hiện tại, Vietnam Airlines vẫn đang tiếp tục chuẩn bị cho việc mở đường bay trực tiếp đến Mỹ thông qua việc kéo dài đường bay từ Việt Nam đến Tokyo (Nhật Bản). Vietnam Airlines vẫn chưa thể thực hiện kế hoạch bay thẳng đến Mỹ, nguyên nhân một phần liên quan đến các tiêu chuẩn và năng lực giám sát an ninh, an toàn bay của phía Việt Nam.

- Hiệp định vận tải hàng không giữa Chính phủ cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ cộng hòa Hồi giáo Iran ngày 23/3/2004.

Hiệp ước quốc tế số 31/2004/LPQT ngày 14/04/2004 của Bộ Ngoại giao về hiệp định vận tải hàng không giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

Hiệp định số 11/2004/LPQT giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Ô-Man về vận chuyển hàng không giữa và qua lãnh thổ hai nước.

Hiệp định sửa đổi Hiệp định ngày 14 tháng 4 năm 1977 giữa Chính phủ nước Cộng hòa chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Pháp về vận tải hàng không dân dụng, ký tại Hà Nội ngày 28 tháng 9 và ngày 28 tháng 11 năm 1995.

Hiệp định giữa Chính phủ Mỹ và cộng hòa Bungari về vấn đề an ninh hàng không dân dụng được ký tại Sofia ngày 24/4/1991. Trong hiệp định này, Chính phủ hai nước cam kết thỏa thuận các nghĩa vụ ràng buộc hai bên khi có hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hàng không dân dụng xảy ra. Hai bên cam kết rằng mỗi bên đều có quyền hạn chế quyền, khiếu kiện khi đơn vị khai thác cảng vi phạm hoặc các

hãng hàng không thực hiện trên lãnh thổ của nước còn lại nếu có đủ bằng chứng chứng minh sự vi phạm an ninh hàng không đó [33].

Do đó, hai bên trong cam kết thực hiện việc cung cấp các thong tin, giúp đỡ nhau trong việc chống lại các hành vi can thiệp bất hợp pháp để bảo vệ hành khách, tổ bay, hành lý và hàng hóa của họ và các trang thiết bị phục vụ yêu cầu làm việc. Thỏa thuận giữa Mỹ và Liên minh châu Âu đã ký thỏa thuận “giai đoạn thứ hai” nhằm xây dựng chiến lược đường bay mở. Thỏa thuận này được ký tại Luxemburg vào tháng 4/2007. Thỏa thuận này nhằm mở rộng mối quan hệ hợp tác giữa Mỹ và các nước thuộc liên minh về các vấn đề vận chuyển hàng hóa, an ninh an toàn hàng không và vấn đề bồi thường trách nhiệm khi có hành vi vi phạm xảy ra.

Tuyên bố chung về an ninh hàng không giữa Hoa kỳ và Liên minh châu Âu. Ngày 21-01-2010, Bộ trưởng Nội vụ Tây Ban Nha, Alfredo Pérez Rubalcaba và Janet Napolitano, Bộ trưởng An ninh Nội địa, Chúa Giê-xu Carvajal Toledo, Các Bộ trưởng của các nước thành viên của Liên minh châu Âu, cùng với Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu và Bộ trưởng của Sở An ninh nội địa của Hoa Kỳ, cuộc họp không chính thức ở Toledo (Tây Ban Nha) đã thảo luận mối đe dọa khủng bố hiện nay, đặc biệt là cuộc tấn công đã cố gắng ngày một máy bay đến gần Detroit ngày 25 Tháng Mười Hai năm 2009, cách thức để tăng cường các biện pháp an ninh quốc tế và các tiêu chuẩn cho an ninh hàng không, và một sắp tới toàn cầu đối thoại về việc đảm bảo du lịch quốc tế.

Các quyền bị đe dọa bởi khủng bố, chẳng hạn như cuộc sống, tự do và an ninh thân thể, được ấp ủ nhất trong số các quyền con người. Việc bảo tồn của các quyền đó là một nhiệm vụ cơ bản và chia sẻ trách nhiệm một. Tương tự, vận tải hàng không quốc tế là một nguồn lực toàn cầu mà trên đó tất cả chúng ta dựa vào. Khi ai đó đe dọa một phần của hệ thống, họ có thể gây ra thiệt hại trên toàn nó.

Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ chia sẻ trách nhiệm ngăn chặn khủng bố và tội phạm nghiêm trọng từ tiến hành, quy hoạch, và hỗ trợ hoạt động với ý định gây ra thiệt hại cho người dân của chúng tôi bao gồm bằng cách khai thác hàng không dân

dụng, trong khi giữ nguyên các quy định của pháp luật và quan sát và thúc đẩy tôn trọng luật pháp quốc tế, bao gồm cả quyền con người của pháp luật quốc tế.

Những cố gắng cuối cuộc tấn công vào ngày 25 tháng 12 bởi một cá nhân đã bay từ châu Phi tới Hoa Kỳ thông qua Châu Âu nổi bật tính chất quốc tế của các mối đe dọa này. Các tham dự viên đã đồng ý rằng các mục tiêu sau cần được theo đuổi: * Để xác định cá nhân gây ra rủi ro đối với an ninh của chúng tôi càng sớm càng tốt bởi vì củng cố an ninh và sự tự tin của chúng tôi trong các tài liệu đi du lịch, việc sử dụng sinh trắc học và sàng lọc hành khách, do đó, chúng ta có thể ngăn chặn cá nhân đó từ đi du lịch và đặt ra một mối đe dọa.

* Để xác định các vật liệu bất hợp pháp mà người đó có thể được thực hiện, gửi thông qua vận chuyển hàng hóa bao gồm cả thông qua các công nghệ nâng cao, để ngăn chặn các mục nhập của các vật cấm lên máy bay.

* Để làm việc với các đối tác khác trên toàn thế giới để thực hiện các thay đổi cần thiết để ngành hàng không bảo đảm chế độ, kể cả bằng nâng cao năng lực an ninh hàng không.

* Để tiếp tục làm việc với nhau và với các đối tác quốc tế khác, kể cả tại cấp Bộ tiến tới an ninh quốc tế đi du lịch hơn.

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo đảm an ninh trong lĩnh vực hàng không dân dụng theo pháp luật quốc tế. Thực tiễn áp dụng tại Việt Nam (Trang 39 - 45)