Phương hướng hoàn thiện và giải pháp đề xuất

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo đảm an ninh trong lĩnh vực hàng không dân dụng theo pháp luật quốc tế. Thực tiễn áp dụng tại Việt Nam (Trang 109 - 115)

- Vấn đề hợp tác quốc tế :

3.3. Phương hướng hoàn thiện và giải pháp đề xuất

- Hệ thống pháp luật về an ninh hàng không dân dụng bị chồng chéo và khó áp dụng. Nên chăng phải có một hệ thống pháp luật thống nhất, dễ áp dụng. Theo ý kiến của tác giả luận văn, các nhà lập pháp nên tách bộ phận an ninh ra khỏi Cục hàng không dân dụng Việt nam để tách riêng thành một Cục An ninh riêng rẽ như bên Mỹ đê phân chia tách trách nhiệm một cách rõ ràng hơn.

- Hiện nay có 5 điều ước quốc tế cơ bản và quan trọng nhất về an ninh hàng không dân dụng. Tuy nhiên, Việt Nám mới chỉ tham gia được có 4 điều ước quốc tế còn một điều ước quốc tế chưa tham gia mặc dù đã có công văn của Văn phòng Chính phủ số 3026/VPCP-QHQT ngày 4/02/2002 gửi các Bộ ngành có liên quan về việc nghiên cứu, đề xuất thời điểm gia nhập công ước. Nhưng tính đến hiện này Việt Nam vẫn chưa gia nhập Công ước Montreal năm 1991 về đánh dấu chất nổ dẻo để nhận biết vì mặc dù năm 2002 Văn phòng Chính phủ đã có công văn yêu cầu gia nhập công ước này nhưng vì ở nước ta chất nổ dẻo do Bộ quốc phòng quản lý và sử dụng. Việc gia nhập còn liên quan đến các bộ ngành khác nhau nên cho đến thời điểm này vẫn chưa thống nhất được và chưa tham gia Công ước này. Việc chưa tham gia công ước này cũng ảnh hưởng đến quyền lợi của nước ta. Việc tham gia Công ước này góp phần tăng cường công tác bảo đảm an ninh hàng không dân dụng. Chính vì vậy, đây chính là điểm bất cập mà Việt Nam gặp phải khi thực hiện và tham gia vào hoạt động hàng không dân dụng quốc tế. Do vậy, chúng ta nên tham gia vào công ước thứ năm về an ninh hàng không dân dụng để vấn đề thực hiện an ninh hàng không được hoàn thiện hơn.

- Hiện nay có trên 60 điều ước quốc tế về hàng không dân dụng, việc Việt Nam tham gia ký kết và là thành viên của các điều ước đó đã chứng tỏ sự phát triển của ngành hàng không dân dụng Việt Nam. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam chưa chuyển hóa được hết các điều ước quốc tế đó vào pháp luật quốc gia. Đây cũng là một điểm khá bất cập và khó có thể thực hiện được.

Ví dụ như : Các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết và là thành viên đều có quy định là các hành vi can thiệp bất hợp pháp phải được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật quốc gia thành viên. Tuy nhiên Việt Nam lại chưa có quy định cụ thể và chặt chẽ mà chỉ có duy nhất 4 điều luật trong Bộ luật hình sự Việt Nam về hành vi vi phạm bị xử lý hình sự.

- Có nên tách bộ phận an ninh ra khỏi Cục hàng không dân dụng Việt nam để tách riêng thành một Cục An ninh riêng rẽ như bên Mỹ không ? Như vậy sẽ phân chia tách trách nhiệm một cách rõ ràng hơn.

- Ngành Hàng không dân dụng Việt Nam đã và đang triển khai nhiều giải pháp, biện pháp nhằm củng cố, tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức hàng không như: Kiện toàn nâng cấp Trường hàng không Việt Nam thành Học viện hàng không, chỉ đạo các đơn vị xây dựng các cơ sở đào tạo, huấn luyện nhân viên hàng không đáp ứng nhu cầu đào tạo huấn luyện trước mắt và lâu dài từ hệ nghề, trung cấp đến đại học; xây dựng quy hoạch phát triển cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên gia theo từng giai đoạn đảm bảo phát triển đội ngũ cán bộ, lao động có cơ cấu phù hợp giữa các lĩnh vực, từng bước đáp ứng theo tiêu chuẩn và quy định thông lệ quốc tế. Khuyến khích hợp tác quốc tế trong đào tạo, huấn luyện nhân viên hàng không, đặc biệt tập trung cho các lĩnh vực an ninh, an toàn hàng không, kỹ thuật, khai thác tàu bay, quản lý cảng hàng không và quản lý điều hành bay, phi công, kiểm soát viên không lưu, khí tượng, tiếp viên,…

- Ngành hàng không là một ngành có liên quan đến việc sử dụng vùng trời bay để khai thác. Tuy nhiên, chưa thấy có văn bản nào về an ninh hàng không dân dụng quy định về quy chế khai thác khoảng không vũ trụ. Vậy nó có cần thiết không ?

Hiện nay, hai trong số ít các văn bản pháp luật của Việt Nam có liên quan đến vấn đề Khoảng không Vũ trụ là Luật Biên giới quốc gia số 06/2003/QH11 ngày 17/06/2003 và Nghị định 140/2004/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật Biên giới quốc gia. Nhưng các văn bản pháp luật này chưa đưa ra khái niệm rõ ràng về các thuật ngữ "biên giới quốc gia trên không", "độ cao của biên giới quốc gia trên không", "vùng trời", "độ cao vùng trời" và các khái niệm khác nhằm xác định chủ quyền của Việt Nam trong mối liên hệ với Khoảng không Vũ trụ quốc tế. Bởi vậy, những khái niệm cơ bản đó cần được ghi nhận một cách rõ ràng, cụ thể hơn tại đạo luật Vũ trụ của Việt Nam trong tương lai.

Việc đưa ra mô hình lý luận hay những ý tưởng pháp lý chi tiết cho đạo luật Vũ trụ Việt Nam trong tương lai có lẽ sẽ mang tầm cỡ của nhiều công trình nghiên cứu khoa học đóng góp, cộng hưởng lại. Nhưng điều chúng ta có thể khẳng định ngay là hệ thống pháp luật Vũ trụ của Việt Nam ngoài việc cần được xây dựng phù hợp với những nguyên tắc của pháp luật Vũ trụ quốc tế, còn cần chứa đựng những quy phạm pháp luật nhằm sử dụng Khoảng không Vũ trụ sao cho bảo đảm chủ quyền quốc gia Việt Nam và chính sách khuyến khích nghiên cứu phát triển công nghệ Vũ trụ của nhà nước Việt Nam. Về góc độ xã hội, việc pháp điển hoá các quy định về nghiên cứu và sử dụng Vũ trụ vốn tưởng như xa xôi giống cái tên của nó, nhưng đã đến lúc cần được kéo lại gần hơn với sự quan tâm của công chúng.

Theo những phân tích bên trên, tôi thấy việc đưa các quy định về khoảng không vũ trụ, bầu trời trong các văn bản pháp luật rất quan trọng. Đây cũng chính là những sai sót của các nhà làm luật. Khoảng không vũ trụ là khoảng không nằm ngoài khoảng không khí quyển, là môi trường hoạt động của phương tiện bay hàng không và các hành tinh. Hiệp ước về vũ trụ năm 1967 còn quy định nghĩa vụ của quốc gia khi hoạt động trong khoảng không vũ trụ và trên các hành tinh phải lưu ý đến quyền lợi tương ứng của các nước khác và không được tạo ra các trở ngại gây thiệt hại tiềm tàng cho các hoạt động của nước khác. Như vậy, trong lĩnh vực hoạt động vũ trụ chuyên biệt cần phải kể đến tổ chức thông tin vệ tinh hàng hải quốc tế, được thành lập năm 1976. Mục tiêu hoạt động của Inmarsai là đảm bảo các khu vực cần

thiết để hoàn thiện hệ thống thông tin liên lạc, hàng hải vì lợi ích nâng cao hệ thống thông báo về sự cố hỏng máy và đảm bảo sự sống của con người trên biển, nâng cao hiệu quả hoạt động và vận hành của tàu thuyền, hoàn thiện hệ thống dịch vụ thông tin liên lạc.

Như vậy, với nghĩa vụ quan trọng có liên quan đến vấn đề ngoại giao các quốc gia và tính chất pháp lý của quốc gia tham gia hoạt động trên khoảng không vũ trụ đó (bao gồm trách nhiệm pháp lý mang tính chất chính trị của quốc gia đối với các hành vi vi phạm nguyên tắc và quy phạm luật quốc tế, trách nhiệm vật chất đối với các thiệt hại phát sinh do kết quả thực hiện các hoạt động vũ trụ được tiến hành bởi các chủ thể luật quốc tế) thì rất cần thiết đưa các vấn đề chế định trách nhiệm pháp lý, chế độ khoảng không vũ trụ, quyền và nghĩa vụ pháp lý quốc tế của các quốc gia trong hoạt động hàng không vũ trụ vào trong nội dung của các điều ước quốc tế. Các vấn đề về hợp tác quốc tế trong việc nâng cao trình độ kỹ thuật nghiệp vụ chưa được đề cập đến nhiều như việc có nên chăng sử dụng các quy định về khoảng không vũ trụ trong việc khai thác và quản lý vùng trời bay.

- Tại Việt Nam cũng nên xây dựng các hệ thống vệ tinh Vinasat để theo dõi và thông tin liên lạc thường xuyên tránh xảy ra các sự cố đáng tiếc.

- Việt Nam nên đầu tư đào tạo và trang bị cho đội ngũ nhân viên an hàng không có đủ kiến thức để có thể xử lý tình huống nhanh nhạy khi xảy ra sự cố khẩn cấp.

KẾT LUẬN

Vấn đề về an ninh trong hoạt động hàng không dân dụng là một vấn đề về mặt thực tế hết sức nóng bỏng và phức tạp. Có nhiều quy định khác nhau cả về mặt lý luận và trên thực tế về vấn đề này. Tuy nhiên, nó được đánh dấu bằng sự ra đời của Công ước Chicago 1944. Sau khi công ước ra đời đã mở ra một cục diện mới về vấn đề an ninh hàng không dân dụng. Công ước đã đưa ra những khuyến cáo thực hành để các quốc gia lấy đó làm căn cứ thực hiện. Tiếp sau đó là hàng loạt các công ước được ký kết. Cùng với sự phát triển như vũ bão của ngành hàng không thì vấn đề an ninh ngày càng được quan tâm và thắt chặt hơn. Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn những kẽ hở mà bọn khủng bố bằng đường hàng không vẫn thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau : bom thư, đánh bom cảm tử...

Tuy nhiên, các công ước có liên quan đến vấn đề an ninh hàng không dân dụng đó chỉ đưa ra những chỉ tiêu, khuyến cáo các quốc gia thành viên. Do vậy, việc chuyển hóa các điều ước quốc tế về an ninh hàng không vào pháp luật quốc gia còn gặp một số khó khăn và chưa đồng bộ dẫn đến khó áp dụng khi có sự việc xảy ra.

Hiện nay, vấn đề an ninh hàng không đang được các quốc gia đặt lên hàng đầu đối với ngành vận chuyển nhanh này. Tuy nhiên vấn đề này cũng phải được đặt trong bối cảnh mối liên hệ mật thiết với vấn đề an toàn hàng không chứ không thể tách rời hai bộ phận ra được. Do vậy, khi nghiên cứu vấn đề an ninh hàng không thì chúng ta phải nghiên cứu trong sự tổng thể của an toàn hàng không.

Tác giả luận văn xin bày tỏ sự cảm tạ sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Bá Diến (Khoa luật, ĐHQG Hà Nội), người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tác giả hoàn thành luận văn này.

Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn thầy Đinh Xuân Thanh, Trần Long Nhiên (Cục Hàng không dân dụng Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải) đã ủng hộ và đóng góp những ý kiến chuyên môn quý báu.

Cuối cùng tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến bạn bè và đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này.

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo đảm an ninh trong lĩnh vực hàng không dân dụng theo pháp luật quốc tế. Thực tiễn áp dụng tại Việt Nam (Trang 109 - 115)