Đám rối thần kinh thắt lưng cùng

Một phần của tài liệu Giải phẫu người toàn tập Dễ hiểu (Trang 172 - 175)

Đám rối thần kinh thắt lưng cùng là đám rối thần kinh quan trọng chi phối thần kinh cho chi dưới, thành lập ở khoang sau phúc mạc và chậu hông. Do sự họp lại của nhánh trước các dây thần kinh gai sống từ thắt lưng 1 – đến cùng 3. Cho nhiều nhánh quan trọng trong đó quan trọng là các dây thần kinh bịt, đùi và ngồi.

1. Dây thần kinh bịt

Từ chậu hông đi ra lỗ bịt chi phối cho các cơ khu đùi trong, để thực hiện động tác khép đùi và cảm giác một phần da mặt trong đùi

2. Dây thần kinh đùi

Đi theo cơ thắt lưng chậu qua dây chằng bẹn đến tam giác đùi chia những nhánh vận động cho cơ vùng đùi trước (duỗi cẳng chân) và cảm giác mặt trước đùi và mặt trong cẳng chân.

3. Dây thần kinh ngồi

Dây thần kinh hỗn hợp, lớn nhất cơ thể. Dây thần kinh ngồi thật sự là do sự họp lại của hai dây thần kinh là Dây thần kinh chày và dây thần kinh mác chung trong một bao xơ chung. 3.1. Đường đi: từ chậu hông dây thần kinh ngồi đi qua khuyết ngồi lớn, dưới cơ hình lê đến vùng mông. Sau đó có hướng đi chếch xuống dưới ra ngoài, nằm giữa cơ mông lớn ở nông các cơ sinh đôi trên, cơ bịt trong, cơ sinh đôi dưới, cơ vuông đùi ở sâu để xuống đùi. Từ nếp lằn mông, dây thần kinh ngồi chạy thẳng xuống dưới, được đầu dài cơ nhị đầu bắt chéo ở nông, phía sâu là cơ khép lớn đến đỉnh hố kheo chia thành hai nhánh tận cùng là dây thần kinh chày và dây thần kinh mác chung. Trên đường đi cho các nhánh vận đoộng cho các cơ vùng đùi sau để thực hiện động tác gấp cẳng chân.

3.2. Dây thần kinh chày: dây thần kinh chày tiếp tục đường đi của dây thần kinh ngồi, từ hố khoeo cho các nhánh bên vận động cho cơ tam đầu đi qua cung gân cơ dép vào lớp cơ sâu vùng cẳng chân sau, chia thành các nhánh vận động cho các cơ vùng này. Sau đó chạy vòng mắt cá trong chia thành hai nhánh thần kinh gan chân trong và ngoài chi phối vận động và cảm giác cơ da vùng gan bàn chân. Dây thần kinh chày là dây thần kinh có nhiệm vụ gấp gan bàn chân, xoay trong bàn chân và gấp ngón chân

Hình 17.19. Các dây thần kinh chi dưới

1. Dây thần kinh mác sâu 2. Dây thần kinh đùi 3. Dây thần kinh ngồi 4. Dây thần kinh chày

3.3. Dây thần kinh mác chung: dây thần kinh mác chung từ đỉnh hố kheo chạy song song bờ trong cơ nhị đầu vòng lấy đầu trên xương mác, đến vùng cẳng chân trước chia làm hai nhánh là dây thần kinh mác nông và dây thần kinh mác sâu.

- Dây thần kinh mác nông: chạy xuống khu cơ cẳng chân ngoài chi phối vận động cho cơ mác dài và ngắn và cảm giác da phần ngoài cẳng chân và một phần bên trong da mu bàn chân. - Dây thần kinh mác sâu: đi qua vách gian cơ đến khu cơ cẳng chân trước chi phối vận động cho các cơ khu trước cẳng chân sau đó đến mu chân chi phối vận động cho cơ duỗi ngắn ngón chân.

Chương 9. Hệ nội tiết 173

CÁC TUYN NI TIT

Mc tiêu hc tp:

Biết được vị trí, chức năng của một số tuyến nội tiết

Tuyến nội tiết là tuyến đổ vào máu một chất hóa học gọi là nội tiết tố, chất này có tác dụng

đặc biệt lên các mô, các cơ quan ở xa. Tuyến không có ống tiết, các tế bào tuyến đổ nội tiết tố

trực tiếp vào máu, với lý do đó, nên tuyến có khá nhiều mạch máu.

Tuyến nội tiết có thể là một cơ quan riêng biệt, cũng có thể là những đám tế bào tập trung trong một cơ quan khác, ví dụ: đảo tụy ở tụy hoặc tế bào kẻở tinh hoàn. Một số cơ quan khác như gan, thận lại có chức năng nội tiết từ các tế bào của chính nó. Cũng có các cơ quan có nhiều bằng chứng là một tuyến nội tiết, nhưng chức năng lại chưa được biết hết như tuyến tùng, tuyến ức.

I. Tuyến yên

Tuyến yên có kích thước bằng hạt đậu nhỏ, treo ở mặt dưới của não, nằm lọt vào trong hố yên. Tuyến yên được điều khiển bởi một trung khu thần kinh ở trên nó là đồi thị.

1 Phôi thai

Tuyến yên phát triển từ hai túi thừa phôi thai:

- Một mầm từ miệng của phôi, tạo nên thùy trước của tuyến yên. - Một mầm từ não sơ khai, tạo nên thùy sau.

Hai mầm họp nhau lại, phát triển đồng thời tạo nên một tuyến yên vĩnh viễn.

2. Giải phẫu học

Tuyến yên gồm hai thùy riêng biệt nhau, từ nguồn gốc cũng như vai trò:

- Thùy trước, còn gọi tuyến yên tuyến, chiếm phần lớn thể tích, tiết nhiều nội tiết tố, liên quan

đến sự hoạt động của các tuyến nội tiết khác. Tuy nhiên, có nội tiết tố vẫn chưa được hiểu rõ chức năng.

- Thùy sau, còn gọi tuyến yên thần kinh, chức năng dự trữ các nội tiết tố ADH, chất này được bài tiết ở vùng hạđồi.

II. Tuyến giáp

Tuyến giáp nằm ở vùng cổ trước, trước thanh quản và khí quản, giữ vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng của cơ thể và các biến dưỡng trung gian.

1. Phôi thai

Tuyến phát sinh từ nền của mầm hầu. Mầm tuyến giáp phát triển từ sàn miệng tiến sâu xuống vùng cổ trước, để lại sau nó một ống, bình thường sẽ teo lại nối eo tuyến giáp với đáy lưỡi:

ống giáp lưỡi. Một vài trường hợp còn tồn tại một phần ống giáp lưỡi là u nang giáp lưỡi.

2. Giải phẫu học

Tuyến giáp gồm hai thùy nối nhau bởi một eo nằm trước vòng sụn 2 - 3 của khí quản. Tuyến gồm vô số nang tuyến tiết hocmon có chức năng trong sự tăng trưởng của cơ thể. Một sự phát triển không bình thường, thông thường do thiếu iode, tạo nên bướu ở tuyến giáp .

III.Tuyến Cận Giáp

Thường có bốn tuyến, nhỏ bằng hạt gạo, nằm ở sau thùy bên của tuyến giáp. Về vị trí, hai tuyến bên trái, hai tuyến bên phải; hai tuyến nằm ở trên, hai tuyến nằm ở dưới. Tuyến giữ vai trò trong sựđiều hòa biến dưỡng phospho-calci.

Một phần của tài liệu Giải phẫu người toàn tập Dễ hiểu (Trang 172 - 175)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)