Hình chiếu

Một phần của tài liệu Giải phẫu người toàn tập Dễ hiểu (Trang 120 - 123)

- Phía trước:

+ Thận trái: rốn thận ngang mức môn vị, cách đường giữa 4 cm. Cực dưới nằm trên đường ngang qua 2 bờ sườn.

+ Thận phải: rốn và cực dưới hơi thấp hơn phần này. - Phía sau:

+ Thận trái: rốn thận ngang mức mõm ngang đốt sống L1. Cực trên: ngang bờ trên xương sườn XI. Cực dưới: cách điểm cao nhất của mào chậu 5cm.

+ Thận phải: cực trên ngang bờ dưới xương sườn XI. Cực dưới cách mào chậu 3cm.

III. Mạc thận

Thận và tuyến thượng thận cùng bên được bao bọc trong một mạc, gọi là mạc thận, phía trên mạc thận có một trẻ ngang ngăn cách hai cơ quan này. Mạc thận có hai lá trước và sau. Giữa mạc thận và bao xơ thận là một lớp mỡ gọi là lớp mỡ quanh thận. Phía ngoài mạc thận có một lớp mỡ khác gọi là mỡ cạnh thận.

IV. Liên quan

1. Phía trước

1.1. Thận phải: ở sau phúc mạc, gần như nằm trên rễ mạc treo kết tràng ngang. Ðầu trên và phần trên bền trong liên quan với tuyến thượng thận phải. Bờ trong và cuống thận liên quan phần xuống của tá tràng. Mặt trước liên quan với vùng gan, góc kết tràng phải và ruột non.

1.2. Thận trái: ở phía sau phúc mạc có rễ mạc treo kết tràng ngang bắt chéo phía trước. Ðầu trên và phần trên bờ trong liên quan với tuyến thượng thận trái. Phần dưới liên quan với dạ dày qua túi mạc nối, tụy tạng và lách, góc kết tràng trái, phần trên kết tràng trái và ruột non.

2. Phía sau

Phía sau có xương sườn XII nằm ngang ở phía sau chia thành 2 tầng là tầng ngực và tầng thắt lưng: - Tầng ngực liên quan xương sườn 11, 12, cơ hoành và ngách sườn hoành của ổ màng phổi. - Tầng thắt lưng: từ trong ra ngoài liên quan với cơ thắt lưng, cơ vuông thắt lưng và cơ ngang bụng.

Hình 14.3. Liên quan mặt trước của thận

1. Tuyến thượng thận 2. Gan 3. Góc kết tràng phải 4. Hỗng tràng 5. Dạ dày 6. Lách 7. Tụy tạng 8. Kết tràng 9. Hỗng tràng 5. Dạ dày 6. Lách 7. Tụy tạng 8. Kết tràng 9. Hỗng tràng

V. Hình thể trong

1. Ðại thể

Thận được bọc trong một bao sợi, ở giữa là xoang thận, có mạch máu thần kinh, bể thận đi qua và được làm đầy bởi tổ chức mỡ. Bao quanh xoang thận là nhu mô thận có hình bán nguyệt.

1.1. Xoang thận: thông ra ngoài rốn thận. Thành xoang có nhiều chỗ lồi lõm. Chỗ lồi có hình nón gọi là nhú thận. Ðầu nhú có nhiều lỗ của các ống sinh niệu đổ nước tiểu vào bể thận. Xoang thận chứa bể thận, đài thận cũng như mạch máu, tổ chức mỡ. Mỗi thận như vậy có khoảng 7 - 14 đài thận nhỏ. Các đài thận nhỏ họp thành 2 - 3 đài thận lớn. Các đài thận lớn tạo thành bể thận.

1.2. Nhu mô thận: gồm có hai phần là tuỷ thận được cấu tạo bởi nhiều khối hình nón gọi là tháp thận, đáy tháp quay về phía bao thận, đỉnh hướng về xoang thận tạo nên nhú thận, phần giữa của thận có 2 - 3 tháp chung một nhú thận, phần 2 cực thận có khi 6 - 7 tháp chung nhau 1 nhú; Vỏ thận gồm cột thận là phần nhu mô nằm giữa các tháp thận và tiểu thuỳ vỏ là phần nhu mô từđáy tháp đến bao sợi.

Hình 14.4. Thiết đồ đứng dọc qua bể thận

1. Bể thận 2. Tháp thận 3. Đài thận nhỏ 4. Vỏ thận

2. Vi thể

Dưới kính hiển vi, thận được cấu tạo gồm các đơn vị thận, mỗi đơn vị thận gồm: 2.1. Tiểu thể thận: có 2 phần là một bao ở ngoài xung quanh là cuộn mao mạch. 2.2. Hệ thống ống sinh niệu: gồm ống lượn gần, quai Henle, ống lượn xa, ống thu nhập. Tiểu thể thận, ống lượn gần, ống lượn xa nằm trong phần lượn.

Chương 7. Hệ tiết niệu – Sinh sản –Đáy chậu 121

NIU QUN

Mc tiêu hc tp:

1. Mô tả vị trí, kích thước, cấu tạo, liên quan của các đoạn niệu quản. 2. Nắm được các động mạch nuôi niệu quản.

I. Ðại cương

Niệu quản là một ống xơ cơ nằm trong tổ chức liên kết sau phúc mạc đi từ bể thận đến bàng quang, dài 25 - 28 cm, đường kính trung bình 5mm. Có 3 chổ hẹp là ở khúc nối bể thận - niệu quản, chổ bắt chéo với động mạch chậu và đoạn nội thành bàng quang. Niệu quản được chia ra làm 2 đoạn.

II. Đoạn bụng

Ði từ bể thận đường cung xương chậu. Ở sau niệu quản liên quan với cơ thắt lưng và 3 mõm ngang của đốt sống thắt lưng L3, L4, L5, bắt chéo với thần kinh sinh dục đùi. ngoài ra niệu quản trái còn bắt chéo với động mạch chậu chung và niệu quản phải với động mạch chậu ngoài. Ở trước có động mạch sinh dục chạy chéo qua trước niệu quản, bên phải còn liên quan với phần xuống tá tràng, rễ mạc treo kết tràng ngang, động mạch kết tràng trái. Ở trong niệu quản phải liên quan với tĩnh mạch chủ dưới, niệu quản trái với động mạch chủ bụng.

III. Đoạn chậu

Ðoạn chậu dài, chạy từ đường cung xương chậu đến lỗ niệu quản trong lòng bàng quang. Niệu quản chạy theo thành bên chậu hông, cạnh động mạch chậu trong rồi quay vào trong ra trước hướng tới mặt sau bàng quang. Tại đây ở nữ và nam có liên quan khác nhau.

- Ở nam: trước khi tới bàng quang, niệu quản bắt chéo ở sau ống dẫn tinh, rồi chạy giữa bàng quang và túi tinh để cắm vào bàng quang.

- Ở nữ: sau khi rời thành chậu, niệu quản chui vào đáy dây chằng rộng, tới giữa dây chằng rộng niệu quản bắt chéo ở sau động mạch tử cung, chổ bắt chéo cách cổ tử cung 0,8 - 1,5 mm.

Hai niệu quản cắm trong thành bàng quang theo một đường chếch xuống dưới vào trong và ra trước rồi mở vào lòng bàng quang bằng một khe nhỏ gọi là lỗ niệu quản.

IV. Cấu tạo

Thành niệu quản được cấu tạo 3 lớp: trong cùng là lớp niêm mạc liên tục với lớp niêm mạc của bể thận và niêm mạc bàng quang. Ở giữa là lớp cơ, ngoài cùng là lớp bao ngoài.

BÀNG QUANG

Mc tiêu hc tp:

1. Mô tả vị trí, kích thước, cấu tạo, liên quan của bàng quang. 2. Mô tả các phương tiện cốđịnh bàng quang.

3. Mô tả các mạch máu nuôi dưỡng bàng quang.

Một phần của tài liệu Giải phẫu người toàn tập Dễ hiểu (Trang 120 - 123)