Cấu tạo hay hình thể trong

Một phần của tài liệu Giải phẫu người toàn tập Dễ hiểu (Trang 87 - 90)

Phổi được cấu tạo bởi các thành phần đi qua rốn phổi phân chia nhỏ dần trong phổi. Ðó là cây phế quản, động mạch và tĩnh mạch phổi, động mạch và tĩnh mạch phế quản, bạch mạch, các sợi thần kinh và các mô liên kết.

1. Sự phân chia của cây phế quản

Phế quản chính chui vào rốn phổi và chia thành các phế quản thuỳ. Mỗi phế quản thuỳ dẫn khí cho một thuỳ phổi và lại chia thành các phế quản phân thuỳ, dẫn khí cho một phân thuỳ phổi. Phế

quản phân thuỳ chia ra các phế quản hạ phân thuỳ và lại chia nhiều lần nữa cho tới phế quản tiểu thuỳ, dẫn khí cho một tiểu thuỳ phổi.

2. Sự phân chia của động mạch phổi:

2.1. Thân động mạch phổi: Bắt đầu đi từ lỗđộng mạch phổi của tâm thất phải, lên trên, sang trái và ra sau. Khi tới bờ sau quai động mạch chủ thì chia thành động mạch phổi phải và động mạch phổi trái.

2.2. Ðộng mạch phổi phải: đi ngang sang phải, chui vào rốn phổi phải ở trước phế quản chính, rồi ra phía ngoài và cuối cùng ở sau phế quản.

2.3. Ðộng mạch phổi trái: ngắn và nhỏ hơn động mạch phổi phải, đi chếch lên trên sang trái, bắt chéo mặt trước phế quản chính trái, chui vào rốn phổi ở phía trên phế quản thuỳ trên trái.

3. Sự phân chia của tĩnh mạch phổi

Hệ thống lưới mao mạch phế nang đổ vào tĩnh mạch quanh tiểu thuỳ, rồi tiếp tục thành những thân lớn dần cho tới các tĩnh mạch gian phân thuỳ hoặc tĩnh mạch trong phân thuỳ, các tĩnh mạch thuỳ, và cuối cùng họp thành hai tĩnh mạch phổi ở mỗi bên phổi, dẫn máu giàu ôxy đổ về tâm nhĩ

trái. Hệ thống tĩnh mạch phổi không có van.

4. Ðộng mạch và tĩnh mạch phế quản

- Là thành phần dinh dưỡng của phổi.

- Ðộng mạch phế quản nhỏ, là nhánh bên của động mạch chủ. Thường có một động mạch bên phải và hai ở bên trái.

- Tĩnh mạch phế quản đổ vào các tĩnh mạch đơn, một số nhánh nhỏđổ vào tĩnh mạch phổi.

5. Bạch huyết

Gồm nhiều mạch bạch huyết chạy trong nhu mô phổi, đổ vào các hạch bạch huyết phổi, cuối cùng đổ vào các hạch khí quản trên và dưới ở chổ chia đôi của khí quản.

6. Thần kinh

Chương 5. Hệ hô hấp 87- Hệ thần kinh giao cảm xuất phát từđám rối phổi. - Hệ thần kinh giao cảm xuất phát từđám rối phổi.

- Hệ phó giao cảm các nhánh của dây thần kinh lang thang.

III. Màng phổi

Là một thanh mạc gồm hai lá: màng phổi thành và màng phổi tạng. Giữa hai lá là ổ màng phổi, hai bên phải và trái riêng biệt nhau.

Hình 12. 11. Màng phổi

1. Khe ngang 2. Ngách sườn trung thất 3. Khe chếch 4. Ngách sườn hoành 5. Đỉnh phổi 6. Tuyến ức 4. Ngách sườn hoành 5. Đỉnh phổi 6. Tuyến ức

1. Màng phổi tạng

Bao phủ toàn bộ bề mặt và dính chặt vào nhu mô phổi, lách cả vào các khe gian thuỳ. Ở rốn phổi, màng phổi tạng quặt ra để liên tiếp với màng phổi thành.

2. Màng phổi thành

Lót mặt trong lồng ngực và tạo nên túi màng phổi, bao gồm:

- Màng phổi trung thất: là giới hạn bên của trung thất, áp sát phần trung thất của màng phổi tạng. - Màng phổi sườn: áp sát vào mặt trong lồng ngực, ngăn cách với thành ngực bởi lớp mô liên kết mỏng gọi là mạc nội ngực.

- Màng phổi hoành: phủ lên mặt trên cơ hoành. Phần mạc nội ngực ởđây được gọi là mạc hoành màng phổi.

- Ngách màng phổi: được tạo bởi hai phần của màng phổi thành. Có hai ngách màng phổi chính: + Ngách sườn hoành: do màng phổi sườn gặp màng phổi hoành.

+ Ngách sườn trung thất: do màng phổi sườn gặp màng phổi trung thất.

3. Ổ màng phổi

Ở màng phổi có đặc tính:

- Là một khoang ảo nằm giữa màng phổi thành và màng phổi tạng. - Mỗi phổi có một ổ màng phổi kín, riêng biệt, không thông nhau.

Chương 6. Hệ tiêu hóa 89

H TIÊU HOÁ

Mc tiêu hc tp:

1. Biết được các thành phần của hệ tiêu hoá.

2. Biết được đặc điểm cấu tạo chung của ống tiêu hoá.

I. Đại cương

Hệ tiêu hóa là cơ quan có nhiệm vụ tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Bắt đầu từ ổ miệng nơi nhận thức ăn, tận cùng ở hậu môn nơi thải chất cặn bã không tiêu hóa được.

Hình 13.1. Hệ tiêu hóa

Từ trên xuống dưới hệ tiêu hóa gồm có các thành phần sau: ổ miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non và Ruột già.

Ngoại trừ ổ miệng và hầu có hình dạng đặc biệt, các phần còn lại có dạng hình ống rỗng nên được gọi là ống tiêu hoá.

Ngoài các thành phần trên, hệ tiêu hoá còn có các tuyến tiêu hoá là các tuyến nước bọt, gan và tụy.

Một phần của tài liệu Giải phẫu người toàn tập Dễ hiểu (Trang 87 - 90)