Xương chày

Một phần của tài liệu Giải phẫu người toàn tập Dễ hiểu (Trang 29 - 30)

Là xương chính của cẳng chân, chịu gần toàn bộ sức nặng cơ thể từ trên dồn xuống. Xương chày là một xương dài có một thân và hai đầu.

1. Thân xương

Hình lăng trụ tam giác hơi cong lồi ra trước. Có ba mặt và ba bờ: Trong ba mặt có mặt trong phẳng, sát da.

-

- Trong ba bờ có bờ trước sắc, sát da. Bờ trước cũng như mặt trong nằm sát da nên xương chày khi bị gãy dễđâm ra da gây gãy hở, đồng thời xương khó lành khi tổn thương.

2. Ðầu trên

Loe rộng đểđỡ lấy xương đùi, gồm có: - Lồi cầu trong.

- Lồi cầu ngoài, lồi hơn lồi cầu trong, phía dưới và sau có diện khớp mác để tiếp khớp đầu trên xương mác.

Mặt trên mỗi lồi cầu có một diện khớp trên tương ứng để tiếp khớp lồi cầu xương đùi.

Mặt trước của hai lồi cầu có củ nằm ngay dưới da là lồi củ chày, nơi bám của dây chằng bánh chè.

3. Ðầu dưới

Nhỏ hơn đầu trên, gồm có:

Chương 2. Hệ xương 29- Diện khớp dưới: tiếp khớp diện trên của ròng rọc xương sên. - Diện khớp dưới: tiếp khớp diện trên của ròng rọc xương sên.

- Khuyết mác: ở mặt ngoài tiếp khớp đầu dưới xương mác.

Hình 6.3. Xương chày

A. Nhìn từ trước B. Nhìn từ phía ngoài C. Nhìn từ phía sau 1. Lồi củ chày 2. Mặt trong 3. Mắt cá trong 4. Đầu trên 1. Lồi củ chày 2. Mặt trong 3. Mắt cá trong 4. Đầu trên 5. Thân xương 6. Đầu dưới 7. Mặt sau

V. Xương mác

Xương mác là xương dài, mảnh nằm ngoài xương chày.

1.Thân xương

Thân xương có ba mặt và ba bờ.

2. Ðầu trên

Còn gọi chỏm mác, tiếp khớp diện khớp mác xương chày, sờđược dưới da.

3. Ðầu dưới

Dẹp và nhọn hơn đầu trên, tạo thành mắt cá ngoài, cực dưới của mắt cá ngoài

thấp hơn cực dưới của mắt cá trong. Ðầu dưới xương mác và đầu dưới xương chày tạo nên gọng chày mác có vai trò rất quan trọng trong việc đi đứng.

Một phần của tài liệu Giải phẫu người toàn tập Dễ hiểu (Trang 29 - 30)