I. Buồng trứng
Chương 7 Hệ tiết niệu – Sinh sản –Đáy chậu 133 Mặt sau trên được đặt tên là mặt ruột, vì liên quan với ruột non và đại tràng sigma, ởđ ây
phúc mạc tạo nên túi cùng tử cung trực tràng.
Hai mặt của tử cung liên tiếp phía trên bởi đáy tử cung và gặp nhau ở hai bên và tạo nên bờ phải và bờ trái, đây là chổ bám của dây chằng rộng. Động mạch tử cung chạy song song với bờ tử cung trong hai lá của dây chằng rộng. Bờ và đáy tử cung gặp nhau ở góc bên, đây là nơi nối tiếp với vòi tử cung và là nơi bám của dây chằng tròn tử cung và dây chằng riêng buồng trứng.
1.2. Cổ tử cung
Có âm đạo bám vào theo một mặt phẳng từ trên xuống dưới ra trước chia cổ làm hai phần: - Phần trên âm đạo: Liên quan với mặt sau bàng quang ở trước dưới và trực tràng ở phía sau. Đối với bàng quang, cổ tử cung chỉ ngăn caïch bằng tổ chức lỏng lẻo, còn với trực tràng có túi cùng tử cung trực tràng xen vào.
- Phần âm đạo nhìn như một mỏm cá mè. Ở đỉnh mỏm là lổ tử cung, lổ được giới hạn phía trước, phía sau bằng mép trước và mép sau.
1.3. Eo tử cung
Là phần nối liền cổ và thân, bình thường không rõ, nhưng khi có thai thì eo phát triển nhanh và tạo thành đoạn dưới của tử cung.
Âm đạo bám cổ tử cung tạo thành vòm âm đạo, là một túi bịt gồm 4 phần: trước, sau, phải và trái, trong đó túi bịt sau là sâu nhất liên quan túi cùng trực tràng tử cung nên thường được sử dụng để thăm khám.
2.Hình thể trong
Tử cung là một xoang rỗng ở thân hình tam giác gọi là buồng tử cung, thông thương với ống tử cung, ống này thông thương với âm đạo qua lổ tử cung.
3.Các phương tiện nâng đỡ tử cung
Giúp tử cung có được vị trí và tư thế bình thường.
- Dây chằng ngang cổ tử cung: Là một dải xơ cơđi từ cổ tử cung và thành bên âm đạo chạy bám vào thành bên của chậu hông. Ở bờ trên của dây chằng này có động mạch tử cung đi đến cổ tử cung, sau khi bắt chéo trước niệu quản.
- Dây chằng tử cung cùng: Đi từ mặt sau cổ tử cung vòng quanh trực tràng để bám vào mặt trước xương cùng.
- Dây chằng mu cổ tử cung: Đi từ mặt trước cổ tử cung đến mặt sau xương mu.
- Dây chằng tròn: Đi từ góc bên của tử cung đến lổ bẹn sâu qua ống bẹn bám tận ở môi lớn; Dây chằng này giữ tử cung ở tư thế gập trước.
- Dây chằng rộng: Gồm hai lá phúc mạc liên tiếp lên hai mặt tử cung, căng từ bờ bên tử cung và vòi tử cung đến thành bên chậu hông. Có hai mặt: trước và sau, mặt sau có gắn mạc treo buồng trứng. có bốn bờ: bờ trên, tự do bọc lấy vòi tử cung; bờ trong bám lấy bờ bên của tử cung; bờ ngoài bám vào thành chậu; bờ dưới là đáy dây chằng rộng.
Ngoài các phương tiện trên, tử cung còn được giữ trong vị trí bởi đáy chậu, sự bền vững của đáy chậu phụ thuộc vào trung tâm gân của đáy chậu, cho nên, tổn thương trung tâm gân đáy chậu dểđưa đến hiện tượng sa sinh dục.
4. Mạch máu và thần kinh
Động mạch tử cung xuất phát từđộng mạch chậu trong, chạy dọc xuống dưới đi đến đáy dây chằng rộng bắt chéo trước niệu quản ngang mức và cahs cổ tử cung chừng1,5cm. Động mạch chạy theo bờ bên tử cung cho đến góc bên va nối với động mạch buồng trứng.
5. Cấu tạo
Tử cung có ba lớp , kể từ ngoài vào trong:
- Thanh mạc chinh là lớp phúc mạc bao bọc mặt trước và mặt sau.
- Lớp cơ, gồm có ba lớp: Ngoài, giữa và trong, lớp giữa dày nhất đan chéo nhau gọi là cơ rối, lại có thêm nhiều mạch máu cho tử cung khi sinh nỡ.
- Lớp trong cùng là lớp niêm mạc, thay đổi theo kỳ kinh.
IV. Âm đạo
Âm đạo là ống cơ mạc đàn hồi dài 8 cm hướng xuống dưới ra trước hợp với cổ tử cung một góc 1500 và tạo với mặt phẳng ngang một góc 700. Có hai thành : thành trước và sau, hai bờ phải và trái; đầu trên bọc lấy cổ tử cung tạo thành vòm âm đạo, Ðầu dưới mở ra ngoài, ở tiền đình âm hộ, gọi là lỗ âm đạo, tại đây có màng trinh là một vành mỏng niêm mạc nhiều mạch máu, ở giữa có lỗ cho các chất tiết từ tử cung. Ðôi khi không có lỗ trên màng trinh, trường hợp này gọi là màng trinh không thủng.
Phía trước âm đạo liên quan bàng quang ở trên và niệu đạo ở dưới. Phía sau, liên quan với trực tràng và ống hậu môn.
Hình 14. 12. Tử cung trong hố chậu