Các sụn thanh quản

Một phần của tài liệu Giải phẫu người toàn tập Dễ hiểu (Trang 79 - 80)

Gồm có sụn giáp, sụn nhẫn và sụn nắp thanh môn, sụn phễu, sụn sừng, sụn chêm và sụn thóc. Trong đó sụn chêm và sụn thóc là những sụn phụ, nhỏ.

1. Sụn giáp

Lớn nhất trong các sụn thanh quản, Sụn giáp như một tấm khiên che phía trước thanh quản, nằm trên sụn nhẫn và dưới xương móng. Ðược tạo nên bởi hai mảnh phải và trái, dính liền nhau ở đường giữa, tạo nên lồi thanh quản nhô ra trước và một góc mở ra sau, gọi là góc sụn giáp. Góc này ở nữ khoảng 1200, còn ở nam giới khoảng 900, nên lồi thanh quản ở nam giới lớn và rõ ràng hơn ở nữ giới.

2. Sụn nhẫn

Sụn nhẫn có hình chiếc nhẫn, nằm ở dưới sụn giáp, gồm 2 phần: - Cung sụn nhẫn ở phía trước, sờđược dưới da.

- Mảnh sụn nhẫn rộng, ở phía sau. Bờ trên có diện khớp, tiếp khớp với sụn phễu. Mặt trên có diện khớp để khớp với sừng dưới sụn giáp.

- Bờ dưới sụn nhẫn nằm ngang (ngang mức bờ dưới thân đốt sống cổ C6, tương ứng chỗ nối giữa hầu và thực quản), nối với vòng sụn đầu tiên của khí quản bằng dây chằng nhẫn - khí quản.

3. Sụn nắp thanh môn

Sụn nắp thanh môn nằm sau sụn giáp, như cái nắp của thanh quản. Có hình chiếc lá, cuống ở

trước dưới, gắn vào góc sụn giáp bằng dây chằng giáp nắp.

4. Sụn phễu

Là sụn đôi, nằm trên mảnh sụn nhẫn. Sụn phễu hình tháp tam giác đỉnh ở trên đáy ở dưới. Đáy hình tháp mà góc trước gọi là mỏm thanh âm, góc ngoài gọi là mỏm cơđể cho các cơ bám.

5. Sụn sừng

Chương 5. Hệ hô hấp 79Các sụn nối nhau bằng các khớp các dây chằng và các cơ thanh quản giúp cho thanh quản có thể Các sụn nối nhau bằng các khớp các dây chằng và các cơ thanh quản giúp cho thanh quản có thể

vận động được.

Hình 12. 6. Các sụn thanh quản

1. Sụn giáp 2. Sụn nhẫn 3. Sụn khí quản 4. Sụn nắp 5. Sụn phễu 6. Sụn nhẫn 4. Sụn nắp 5. Sụn phễu 6. Sụn nhẫn

Một phần của tài liệu Giải phẫu người toàn tập Dễ hiểu (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)