Phương tiện cố định bàng quang

Một phần của tài liệu Giải phẫu người toàn tập Dễ hiểu (Trang 123 - 126)

Bàng quang được cố định vững chắc nhất ởđáy và cổ bàng quang. Cổ bàng quang được gắn chặt vào hoành chậu, tiếp nối với bàng quang là tuyến tiền liệt và niệu đạo gắn chặt vào hoành niệu đục.

Ðỉnh bàng quang có dây chằng rốn giữa do ống niệu rốn hóa xơ và bít tắc lại treo đỉnh bàng quang vào mặt sau rốn.

Hai mặt dưới bêncó dây chằng rốn trong do động mạch rốn hóa xơ tạo thành, có nhiệm cố định 2 mặt dưới bên của bàng quang.

Chương 7. Hệ tiết niệu – Sinh sản –Đáy chậu 123

Hình 14.5. Thiết đồ đứng dọc qua bàng quang nữ giới

1. Tử cung 2. Bàng quang 3. Âm đạo

IV. Hình thể trong

Hình 14.6. Mặt trong bàng quang

1. Lưỡi bàng quang 2. Lỗ niệu quản 3. Tam giác bàng quang 4. Lồi tinh 3. Tam giác bàng quang 4. Lồi tinh

Niêm mạc bàng quang màu hồng nhạt. Khi rỗng tạo các nếp niêm mạc. Khi căng các nếp niêm mạc này mất đi.

Trong lòng bàng quang có một vùng được giới hạn bởi 2 lỗ niệu quản và lỗ niệu đạo trong gọi là tam giác bàng quang. Vùng tam giác bàng quang có niêm mạc không bị xếp nếp. Có một gờ nối 2 lỗ niệu quản gọi là nếp gian niệu quản. Ở mặt sau, có một gờ khác từ chính giữa tam giác chạy xuống lỗ niệu đạo trong gọi là lưỡi bàng quang.

V. Cấu tạo

Thành bàng quang được cấu tạo 4 lớp từ trong ra ngoài có: - Lớp niêm mạc.

- Lớp dưới niêm mạc, không có ở vùng tam giác bàng quang.

- Lớp cơ gồm các lớp cơ xếp thành 3 lớp cơ vòng ở giữa, cơ dọc ở ngoài và ở trong.

- Lớp thanh mạc: là lớp phúc mạc hoặc nơi không có phúc mạc phủ, bàng quang được phủ bởi lớp mô liên kết.

Chương 7. Hệ tiết niệu – Sinh sản –Đáy chậu 125

NIU ÐO Mc tiêu hc tp: Mc tiêu hc tp:

Mô tả vị trí, kích thước, cấu tạo, liên quan của niệu đạo.

Một phần của tài liệu Giải phẫu người toàn tập Dễ hiểu (Trang 123 - 126)