Phân kh uổ bụng

Một phần của tài liệu Giải phẫu người toàn tập Dễ hiểu (Trang 140 - 143)

Các nếp phúc mạc chia ổ bụng ra làm từng khu.

- Các mạc nối quay trong ổ phúc mạc tạo nên túi mạc nối.

- Mạc treo kết tràng ngang chia ổ phúc mạc làm hai tầng: tầng trên mạc treo kết tràng ngang và tầng dưới mạc treo kết tràng ngang.

1. Tầng trên mạc treo kết tràng ngang

Có gan, dạ dày, lách, tá tràng, tụỵ. Dây chằng liềm gan chia làm hai ô gọi là ô dưới hoành phải và ô dưới hoành trái. Ô dưới hoành phải hay ô gan phải thông xuống dưới theo rãnh kết tràng trái. Ô dưới hoành trái hay ô gan trái, thông với ô dạ dày, ô lách.

2. Tầng dưới mạc treo kết tràng ngang

Chủ yếu có hỗng tràng và hồi tràng. Mạc treo ruột non chạy chếch từ trái sang phải từ trên xuống dưói chia tầng dưới ra làm làm hai ô: phải và trái.

ÐÁY CHU VÀ HOÀNH CHU HÔNG

Mc tiêu hc tp:

1. Xác định vị trí, giới hạn sự phân chia và chức năng của đáy chậu.

2. Mô tả các lớp mạc, cơ của đáy chậu trước và thần kinh chi phối các cơ đáy chậu trước.

I. Đáy chậu

Hình 16.1. Ranh giới của đáy chậu

PS. Khớp mu IT: Ụ ngồi C: xương cụt IPR: Ngành ngồi mu UG: tam giác niệu dục A: Tam giác hậu môn

Đáy chậu là thành dưới của ổ bụng, nếu nhìn từ dưới lên thấy có hình tứ giác mà 4 đỉnh là: - Trước là khớp mu.

- Phía sau là xương cụt. - Hai bên là ụ ngồi. Các cạnh là:

- Ở trước là ngành ngồi mu. - Ở sau là dây chằng cùng ụ ngồi.

Một đường thẳng nối liền hai ụ ngồi chia hình tứ giác trên làm hai phần: Phần trước gọi là tam giác niệu dục, phần sau gọi là tam giác hậu môn.

1. Tam giác niệu dục (nam giới)

Từ nông đến sâu:

1.1. Mạc đáy chậu nông: nằm ở mặt nông của các tạng cương, bờ sau dính liền với mạc hoành niệu dục dưới.

Chương 7. Hệ tiết niệu – Sinh sản –Đáy chậu 1411.2. Mạc hoành niệu dục dưới: nằm ở mặt nông của hoành niệu dục. Hai mặt trên bờ sau dính 1.2. Mạc hoành niệu dục dưới: nằm ở mặt nông của hoành niệu dục. Hai mặt trên bờ sau dính với nhau mở ra phía trước giới hạn một khoảng gọi là khoang đáy chậu nông chứa phần sau của tạng cương, cơ hành xốp, cơ ngồi hang, cơ ngang đáy chậu nông, mạch máu, thần kinh bìu.

Hình 16.2. Đáy chậu

1. Cơ ngồi hang 2. Cơ hành xốp 3. Trung tâm gân đáy chậu

4. Cơ ngang đáy chậu nông 5. Cơ thắt ngoài hậu môn 6. Cơ nâng hậu môn

1.3. Khoang đáy chậu sâu: cấu tạo chủ yếu bởi hoành niệu dục mà mặt trên và dưới được che phủ bởi mạc hoành niệu dục trên và dưới gồm có hai cơ:

- Cơ thắt niệu đạo: nguyên uỷở mặt trong ngành dưới xương mu, bám tận ởđường giữa. - Cơ ngang đáy chậu sâu: nguyên uỷ từ ngành xương ngồi, bám tận trung tâm gân đáy chậu, trong cơ này có tuyến hành niệu đạo.

Ở nữ giới tương tự như nam giới, tuy nhiên có âm đạo đi qua, tách cơ hành xốp và cơ này trở thành cơ khít âm đạo, đồng thời làm yếu đi khá nhiều cơ ngang sâu đáy chậu. Hành xốp trở thành tiền đình nằm ở phía dưới của thành âm đạo là một tạng cương và tuyến hành niệu đạo trở thành tuyến tiền đình lớn.

2. Trung tâm gân đáy chậu

Nằm ở trung điểm đường nối hậu môn âm đạo, hầu hết các cơ đều bám ở đây được xem là chìa khoá để mở toang đáy chậu, đặc biệt quan trọng ở nữ giới có nhiệm vụ nâng đỡ gián tiếp tử cung, hay bị tổn thương khi sinh.

3. Tam giác hậu môn

Có một cơ là cơ thắt ngoài hậu môn gồm có ba phần: - Phần sâu bọc xung quanh phần trên ống hậu môn.

- Phần dưới đi vòng quanh lỗ hậu môn.

Hố ngồi trực tràng: Trên một thiết đồđứng dọc có hình tam giác. Ðáy là da, thành trong là cơ nâng hậu môn, thành ngoài là cơ bịt trong và mạc cơ bịt trong, phía sau thông với hố bên kia ở sau hậu môn, phía trước có một ngách chen giữa hoành niệu dục và cơ nâng hậu môn. Trong hố có chứa mạch máu, thần kinh trực tràng dưới, mỡ nên rất bị nhiểm trùng.

Một phần của tài liệu Giải phẫu người toàn tập Dễ hiểu (Trang 140 - 143)