Gồm có 4 đôi là: xoang hàm trên, xoang trán, xoang sàng và xoang bướm. Bình thường chúng
đều rỗng, thoáng và khô ráo, chứa không khí có nhiệm vụ cộng hưởng âm thanh, làm ẩm niêm mạc mũi, sưởi ấm không khí và làm nhẹ khối xương đầu mặt.
Hình 12. 5. Các xoang cạnh mũi
1. Xoang trán 2. Mê đạo sàng 3. Xoang bướm 4. Các xoang sàng 5. Xoang hàm trên
- Xoang hàm trên: là xoang lớn nhất, nằm trong xương hàm trên, hai bên ổ mũi. Ðổ vào ổ mũi ở
ngách mũi giữa.
- Xoang trán: hai xoang phải và trái cách nhau bởi vách xương trán và thường không cân xứng nhau, đổ vào ngách mũi giữa qua ống mũi trán.
Chương 5. Hệ hô hấp 77+ Nhóm trước và giữa thường được gọi chung xoang sàng trước đổ vao ngách mũi giữa. + Nhóm trước và giữa thường được gọi chung xoang sàng trước đổ vao ngách mũi giữa.
+ Nhóm sau được gọi là xoang sàng sau đổ vào ngách mũi trên.
THANH QUẢN
Mục tiêu học tập:
Mô tả được hình thể ngoài và trong của thanh quản.
I. Đại cương
1. Vị trí và liên quan
Thanh quản là một phần của đường hô hấp, có hình ống, trên thông với hầu, dưới nối với khí quản, có nhiệm vụ phát âm và dẫn khí. Thanh quản nằm ở cổ, phí trước hầu.
2. Cấu tạo
Thanh quản được cấu tạo bởi các sụn nối với nhau bằng các khớp, các màng, các dây chằng và các cơ. Trong đó có 2 dây thanh âm sẽ rung chuyển và phát ra âm thanh dưới tác động của luồng không khí đi qua.
Bên trong, thanh quản được phủ bởi niêm mạc liên tục với niêm mạc hầu, niêm mạc khí quản và tạo nên các xoang cộng hưởng âm thanh.