5. Bố cục của luận văn
4.1. Quan điểm, định hƣớng và mục tiêu hoàn thiện
4.1.1. Quan điểm, định hướng
Để làm tốt vai trò quản lý tài chính nhà nƣớc trong công tác quản lý đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, thực hiện đƣợc những mục tiêu đề ra, trong quá trình hoàn thiện công tác thanh tra tài chính, cần xác định rõ những quan điểm, định hƣớng cơ bản sau:
Một là, Hoàn thiện công tác thanh tra tài chính đối với các đơn vị sự
nghiệp công lập tự chủ tài chính phải dựa trên cơ sở tổng kết thực tiễn trong những năm qua và phải đặt trong sự tƣơng quan đổi mới tổng thể của cơ chế quản lý tài chính, ngân sách và đổi mới cơ chế hoạt động tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và đơn vị tự chủ tài chính nói riêng nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý vĩ mô nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc.
Thực tiễn thời gian qua cho thấy quá trình giao quyền tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập vẫn còn những tồn tại, bất cập. Cơ chế, chính sách quản lý đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ vẫn còn chƣa đầy đủ, thiếu đồng bộ làm ảnh hƣởng tới việc giám sát, quản lý của các cơ quan chức năng. Chính vì vậy, cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách quản lý đối với quá trình giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và đối với đơn vị đã thực hiện giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Cùng với quá trình này, tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nƣớc cũng
cần phải có sự điều chỉnh phù hợp với yêu cầu quản lý trong điều kiện mới. Công tác thanh tra tài chính đối với các đơn vị đƣợc giao quyền tự chủ phải đƣợc quy định rõ, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ quản lý của từng ngành, từng cấp theo hƣớng không can thiệp sâu, trực tiếp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của đơn vị mà phải dựa trên cơ sở pháp luật.
Bên cạnh đó việc phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra với kiểm toán, tăng cƣờng mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc trong thanh tra tài chính đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính nhằm hạn chế sự chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động góp phần thiết thực trong việc hoàn thiện cơ chế quản lý, bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tƣợng thanh tra.
Hai là, hoàn thiện hoạt động thanh tra phải theo hƣớng có tác động tích
cực, nâng cao năng lực quản lý tài chính và ý thức chấp hành pháp luật của đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính. Hoạt động thanh tra tài chính phải đảm bảo vừa có tác dụng ngăn chặn, phòng ngừa và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật, đồng thời phải cùng với đơn vị nắm bắt, tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc nảy sinh trong thực tiễn quản lý, phát hiện đƣợc những nhân tố mới, tích cực để tổng kết, đúc rút thành bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý. Bên cạnh đó tăng cƣờng sự phối hợp giữa công tác thanh tra với hoạt động quản lý thƣờng xuyên của các cơ quan quản lý chức năng, nhằm tạo ra một cơ chế giám sát, phòng ngừa có hiệu quả các hành vi tham nhũng, tiêu cực, phát hiện kịp thời những sơ hở, thiếu sót trong cơ chế quản lý.
Ba là, Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra, kiểm tra tài
chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính theo hƣớng minh bạch, công khai, dân chủ và đúng pháp luật.
Để thực hiện định hƣớng này, các cơ quan thanh tra với chức năng thanh tra phải nghiêm túc thực hiện nguyên tắc của hoạt động thanh tra. Trong quá trình thanh tra phải đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật, không làm ảnh hƣởng tới hoạt động bình thƣờng của đơn vị. Kết luận thanh tra phải khách quan, công khai, minh bạch, rõ ràng từng nội dung đúng sai với trách nhiệm cụ thể với từng sai phạm. Việc tổ chức thực hiện các kết luận, kiến nghị sau thanh tra phải không ngừng đƣợc nâng cao cả về năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng nhƣ về phẩm chất đạo đức để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra.
Bốn là, Công tác thanh tra tài chính cần tập trung vào việc đánh giá,
phân loại, xác định nguồn kinh phí, tài sản của các đơn vị sự nghiệp tự chủ để đảm bảo cho quá trình chuyển đổi về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập đƣợc thực hiện theo đúng lộ trình và đúng quy định của pháp luật. Cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nƣớc cần tập trung vào công tác kiểm tra, giám sát việc lập, chấp hành dự toán thu, chi, chú trọng nguồn thu phí, lệ phí, chuyển hoạt động phê duyệt quyết toán sang hoạt động thanh tra tài chính đối với những đơn vị cần thiết; tăng cƣờng, đôn đốc hoạt động tự kiểm tra tài chính của các đơn vị.
4.1.2. Những mục tiêu cơ bản
Hiện nay, cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính và đơn vị sự nghiệp công lập nói chung có nhiều đổi mới, công tác quản lý chuyển từ việc can thiệp bằng biện pháp hành chính sang quản lý bằng pháp luật. Do đó, công tác thanh tra tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính cần đƣợc chú trọng tăng cƣờng nhằm đạt đƣợc những mục tiêu chủ yếu sau:
Một là, thông qua hoạt động thanh tra tài chính để đƣa ra việc chấp
cƣơng, kỷ luật, công khai, minh bạch, góp phần làm lành mạnh hoạt động tài chính của đơn vị tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị hoạt động trong điều kiện kinh tế thị trƣờng.
Hai là, hoạt động thanh tra tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
phải nhằm mục tiêu ngăn chặn, phòng ngừa các hành vi tiêu cực, tham nhũng, làm thất thu ngân sách, tài sản của Nhà nƣớc, phát hiện và ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung cấp các dịch vụ của đơn vị sự nghiệp, chấn chỉnh việc chấp hành pháp luật về tài chính của các đơn vị vào nề nếp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
Ba là, thông qua công tác thanh tra, kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện
đƣợc những nhân tố mới, tích cực, những cách làm hay trong công tác quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính góp phần hoàn thiện hệ thống quản lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý kinh tế tài chính; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể liên quan.
Bốn là, hoàn thiện công tác thanh tra tài chính nói chung và đơn vị sự
nghiệp công lập tự chủ tài chính nói riêng nhằm mục tiêu thiết lập đƣợc một hệ thống tổ chức cơ quan thanh tra giám sát tài chính tinh gọn, chuyên nghiệp, bảo đảm tăng cƣờng sự chỉ đạo tập trung, thống nhất phƣơng thức trong hoạt động linh hoạt, đảm bảo nhanh nhạy, kịp thời, hiệu quả, không chồng chéo, trùng lặp, không bỏ sót đối tƣợng cần thanh tra.
4.2. Các giải pháp nâng cao hoạt động thanh tra tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính sự nghiệp công lập tự chủ tài chính
4.2.1. Hoàn thiện về cơ chế, chính sách quản lý của Nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính
Trong những năm qua, quá trình giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập diễn ra trên các lĩnh vực sự nghiệp và
cùng với nó là việc tham gia của nhiều thành phần kinh tế trong hoạt động cung ứng các dịch vụ công cho xã hội. Điều này làm cho hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập gắn bó mật thiết với thị trƣờng vốn, với sự tham gia đa dạng ở nhiều cấp độ khác nhau của các bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Trong khi đó, những cơ chế, chính sách về quản lý tài chính đối với loại hình đơn vị này mặc dù đã có sự sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới nhƣng vẫn chƣa theo kịp với những diễn biến của các mối quan hệ kinh tế tài chính trên thực tế, chƣa đầy đủ và đồng bộ.
Điều này đặt ra cho công tác quản lý nhà nƣớc nói chung và quản lý tài chính nói riêng yêu cầu là phải tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý của Nhà nƣớc đối với quá trình chuyển đổi cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với từng đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, trong đó cần bảo đảm một số yêu cầu sau:
- Về cơ chế, chính sách quản lý của Nhà nước đối với quá trình giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập: Tiếp
tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung những văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quá trình giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhằm hoàn thiện đồng bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quá trình này. Trong đó, cần chú trọng tới việc xác định và giao quyền tự chủ đầy đủ hơn nữa trong việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nƣớc bao gồm cả quyền sử dụng đất, giá trị tài sản vô hình....; có quy định cụ thể nhằm tạo điều kiện để thu hút và gắn kết giữa hoạt động đầu tƣ của các nhà đầu tƣ, nhất là các nhà đầu tƣ chiến lƣợc với sự phát triển của đơn vị sự nghiệp công lập nhất là trong định hƣớng mới hiện nay của Đảng và Nhà nƣớc về đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính.
- Về cơ chế, chính sách quản lý của Nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính: Với quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc là thực hiện
quản lý nhà nƣớc bằng hệ thống pháp luật, tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, giảm thiểu sự can thiệp hành chính vào hoạt động của các đơn vị sự nghiệp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy cùng với sự phát triển của các đơn vị sự nghiệp đƣợc giao quyền tự chủ là sự gắn kết ngày càng chặt chẽ giữa tài chính của đơn vị với thị trƣờng vốn, kéo theo đó là những quan hệ kinh tế phức tạp liên quan đến hoạt động dịch vụ, sản xuất kinh doanh của các đơn vị. Điều này đòi hỏi Nhà nƣớc cần xây dựng và hình thành đồng bộ các thể chế quản lý tài chính nhằm điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế mới nảy sinh, bảo đảm sự phát triển ổn định của đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật của những ngƣời nắm quyền điều hành, quản lý đơn vị sự nghiệp nhằm trục lợi cá nhân đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể liên quan.
4.2.2. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về công tác thanh tra tài chính đối với đơn vị sự nghiệp cộng lập tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp cộng lập tự chủ tài chính
Sự ra đời của Luật NSNN, Luật Thanh tra và các Nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Tài chính là một hành lang pháp lý cơ bản cho hoạt động thanh tra tài chính thực hiện chức năng một cách hiệu quả.
Tuy nhiên, do hoạt động thanh tra tài chính nói chung và đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính nói riêng có tính tổng hợp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, hệ thống các cơ quan Thanh tra Tài chính có nhiều tính đặc thù, do vậy cần xây dựng và ban hành văn bản quy định rõ về thẩm quyền, phạm vi, trách nhiệm, đối tƣợng, nội dung thanh tra để hạn chế việc trùng lắp, chồng chéo trong hoạt động thanh tra, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra tài chính đối với đơn vị sự nghiệp. Cụ thể:
Thứ nhất, quy định rõ thẩm quyền, phạm vi và trách nhiệm các cơ quan
trong việc thanh tra tài chính và xử lý những vấn đề về tài chính. Cơ quan chủ quản, cơ quan tài chính các cấp, cơ quan Thanh tra Nhà nƣớc, cơ quan thanh tra chuyên ngành tài chính và các cơ quan khác. Tập trung làm rõ vấn đề phân cấp trong công tác thanh tra tài chính phù hợp với cấu trúc hệ thống các cơ quan có thẩm quyền thanh tra tài chính, hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập; phân định rõ đối tƣợng, phạm vi, thẩm quyền thanh tra tài chính nhằm hạn chế việc nhiều đầu mối thanh tra; tránh chồng chéo, bỏ sót đối tƣợng trong hoạt động thanh tra tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.
Thứ hai, quy định nội dung thanh tra tài chính đối với đơn vị sự nghiệp
công lập tự chủ tài chính, trong đó tập trung ở một số nội dung nhƣ: về lập, chấp hành và quyết toán ngân sách Nhà nƣớc; đánh giá kết quả hoạt động gắn với hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính; về thực hiện công khai tài chính và chấp hành kỷ luật tài chính; tình hình kê khai, nộp thuế và các khoản phải nộp
ngân sách khác của các đơn vị sự nghiệp công lập.
Thứ ba, quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thanh tra tài chính: việc
thanh tra tài chính chỉ đƣợc thực hiện khi có quyết định của thủ trƣởng cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền; Việc quyết định thanh tra phải có căn cứ vào kế hoạch năm đƣợc duyệt, hoặc phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật xảy ra. Quyết định thanh tra phải ghi rõ căn cứ pháp lý để thanh tra; nội dung, yêu cầu, phạm vi thanh tra; thời hạn thanh tra; quyền và trách nhiệm của ngƣời ra quyết định thanh tra; trƣởng đoàn và đoàn viên đoàn thanh tra tài chính.
Thứ tư, quy định quản lý hoạt động thanh tra tài chính: việc xây dựng kế
hoạch thanh tra tài chính hàng năm; quy định về báo cáo kết quả thanh tra tài chính; quy định về phối kết hợp giữa các cơ quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra tài chính, phối hợp xử lý kết quả thanh tra tài chính theo hƣớng thống nhất về một đầu mối, trong đó cần quy định cụ thể về thẩm quyền
điều phối hoạt động thanh tra tài chính của cơ quan Thanh tra tài chính; mối quan hệ giữa cơ quan thanh tra Nhà nƣớc với cơ quan thanh tra chuyên ngành tài chính, giữa cơ quan thanh tra cấp trên với cơ quan thanh tra cấp dƣới.
Hiện nay theo quy định tại Luật Thanh tra thì các cơ quan thanh tra đều có thể tiến hành thanh tra và kiến nghị xử lý các nội dung về tài chính đối với cơ quan, đơn vị, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan quản lý nhà nƣớc cùng cấp. Tuy nhiên, hoạt động thanh tra tài chính của các cơ quan Thanh tra Nhà nƣớc có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy, để thực hiện có hiệu quả mục tiêu chung của quản lý nhà nƣớc, giữa các cơ quan này cần có sự phối kết hợp với nhau từ khâu xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch và xử lý những sai phạm về tài chính đƣợc phát hiện, tránh manh mún, chồng chéo, bỏ sót đối tƣợng và thống nhất trong việc xử lý sai phạm.
Thứ năm, quy định trách nhiệm của các cơ quan đối với đối tƣợng
thanh tra trong việc bảo đảm thực hiện kết luận, kiến nghị xử lý sai phạm tài chính nhằm nâng cao hiệu lực thanh tra tài chính, tăng cƣờng chế tài bảo đảm