5. Bố cục của luận văn
4.1.2. Những mục tiêu cơ bản
Hiện nay, cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính và đơn vị sự nghiệp công lập nói chung có nhiều đổi mới, công tác quản lý chuyển từ việc can thiệp bằng biện pháp hành chính sang quản lý bằng pháp luật. Do đó, công tác thanh tra tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính cần đƣợc chú trọng tăng cƣờng nhằm đạt đƣợc những mục tiêu chủ yếu sau:
Một là, thông qua hoạt động thanh tra tài chính để đƣa ra việc chấp
cƣơng, kỷ luật, công khai, minh bạch, góp phần làm lành mạnh hoạt động tài chính của đơn vị tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị hoạt động trong điều kiện kinh tế thị trƣờng.
Hai là, hoạt động thanh tra tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
phải nhằm mục tiêu ngăn chặn, phòng ngừa các hành vi tiêu cực, tham nhũng, làm thất thu ngân sách, tài sản của Nhà nƣớc, phát hiện và ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung cấp các dịch vụ của đơn vị sự nghiệp, chấn chỉnh việc chấp hành pháp luật về tài chính của các đơn vị vào nề nếp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
Ba là, thông qua công tác thanh tra, kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện
đƣợc những nhân tố mới, tích cực, những cách làm hay trong công tác quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính góp phần hoàn thiện hệ thống quản lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý kinh tế tài chính; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể liên quan.
Bốn là, hoàn thiện công tác thanh tra tài chính nói chung và đơn vị sự
nghiệp công lập tự chủ tài chính nói riêng nhằm mục tiêu thiết lập đƣợc một hệ thống tổ chức cơ quan thanh tra giám sát tài chính tinh gọn, chuyên nghiệp, bảo đảm tăng cƣờng sự chỉ đạo tập trung, thống nhất phƣơng thức trong hoạt động linh hoạt, đảm bảo nhanh nhạy, kịp thời, hiệu quả, không chồng chéo, trùng lặp, không bỏ sót đối tƣợng cần thanh tra.