Những bài học kinh nghiệm có thể vận dụng trong điều kiện

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra tài chính tỉnh Quảng Ninh (Trang 40 - 94)

5. Bố cục của luận văn

1.3.2.Những bài học kinh nghiệm có thể vận dụng trong điều kiện

nay ở Việt nam và tỉnh Quảng Ninh

Trong thực tiễn hội nhập kinh tế quốc tế và kinh nghiệm về nâng cao năng lực, hiệu quả công tác thanh tra tài chính của một số nƣớc, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm về công tác thanh tra tài chính nhƣ sau:

- Để nền kinh tế phát triển toàn diện, lành mạnh, vững chắc và theo đúng định hƣớng đòi hỏi phải có một mô hình tổ chức thanh tra tài chính phù hợp, nâng cao năng lực, tính hiệu quả của hoạt động thanh tra nói chung và thanh tra tài chính nói riêng.

- Mối quan hệ giữa cơ quan Thanh tra Tài chính với các cơ quan khác có chức năng kiểm tra, giám sát về tài chính cần chặt chẽ, Thanh tra Tài chính phải phát huy vai trò chủ đạo là hƣớng dẫn, kiểm soát việc thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra tài chính.

- Trong thực tiễn, hoạt động thanh tra tài chính sẽ không tránh khỏi sự chồng chéo, vì vậy cần phân định rõ chức năng, nhiệm vụ cũng nhƣ sự thống nhất phối hợp giữa các cơ quan chức năng.

- Vì tính chất quan trọng của công tác thanh tra tài chính, nên việc tuyển dụng, lựa chọn cán bộ, công chức làm công tác thanh tra tài chính phải lựa chọn đúng tiêu chuẩn, đáp ứng yêu cầu công việc, có cơ chế khen thƣởng đồng thời có chế tài xử phạt nghiêm minh đối với tổ chức thanh tra và đối tƣợng đƣợc thanh tra khi phát hiện có sai phạm.

- Công tác thanh tra tài chính đƣợc coi là nhiệm vụ thƣờng xuyên, không chỉ thực hiện chức năng thanh tra mà còn phải thực hiện tốt chức năng kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung các chế độ, chính sách về tài chính cho phù hợp với nhiệm vụ của từng ngành, từng cấp quản lý.

- Tại tỉnh Quảng Ninh, công tác thanh tra nói chung và thanh tra tài chính đã đƣợc Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh, các Sở ban ngành trong tỉnh rất quan tâm, chỉ đạo sát sao. Kết quả thanh tra đã cung cấp thông tin phục vụ kịp thời cho sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh đối với các địa phƣơng, các ngành chức năng có liên quan trong công tác quản lý tài chính đặc biệt đối với các đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính. Quá trình tổ chức, triển khai thanh tra đều đƣợc tiến hành chủ động, kịp thời, nội dung thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, đi sâu vào những lĩnh vực hoạt động mà dƣ luận đang quan tâm. Kết quả thanh tra đảm bảo đúng tiến độ, thời gian, kịp thời tham mƣu giúp Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ tài chính nắm bắt, xử lý thông tin một cách nhanh chóng, chính xác, sớm khắc phục những tồn tại trong quá trình thực hiện công tác quản lý tài chính của các đơn vị.

Những đóng góp của Chương 1

- Luận văn đã nêu khái niệm, những nét đặc trƣng khác biệt cơ bản của công tác quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính so với

các loại hình đơn vị sự nghiệp công lập khác. Phân tích, làm rõ cơ chế tài chính và công tác quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính và chỉ ra những dạng sai phạm có thể xảy ra đối với các hoạt động này nếu không đƣợc thanh tra hoặc giám sát thƣờng xuyên.

- Luận văn đã đƣợc hệ thống hóa một số các khái niệm cơ bản về thanh tra nói chung, thanh tra tài chính nói riêng và đặc biệt là công tác thanh tra tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính. Nêu những đặc trƣng cơ bản về nội dung, phƣơng pháp và những nhân tố ảnh hƣởng đến công tác thanh tra tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính. - Đồng thời, luận văn đã nghiên cứu kinh nghiệm của một số nƣớc, rút ra bài học kinh nghiệm về thanh tra tài chính đối với Việt Nam và tại tỉnh Quảng Ninh. Khẳng định sự cần thiết khách quan phải hoàn thiện công tác thanh tra tài chính, từ đó làm cơ sở cho việc đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thanh tra tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Hệ thống các câu hỏi cho nghiên cứu

2.1.1. Câu hỏi 1

Đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập là một chủ trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc ta, đƣợc coi là một trong những nhiệm vụ then chốt, góp phần hoàn thiện thể chế của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu đến năm 2020 đƣa nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại. Qua thực tế những năm qua việc triển khai cho thấy việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ thực hiện tại tỉnh Quảng Ninh đã đi đúng hƣớng chƣa và đã đạt những kết quả nổi bật nhƣ thế nào?

2.1.2. Câu hỏi 2

Để đổi mới chính sách và phƣơng thức quản lý tài chính, tiếp tục thực hiện đổi mới cơ chế tài chính đối với nhóm các đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công có khả năng xã hội hoá cao, tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động (các trƣờng học, dạy nghề, bệnh viện…) theo hƣớng: Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đồng bộ cả về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, nhân lực, tài chính, tài sản khi cung cấp dịch vụ gắn với nhu cầu của xã hội, đƣợc quyết định thu giá dịch vụ trên cơ sở khung giá tính đủ các chi phí hợp lý, đúng pháp luật do cấp có thẩm quyền ban hành; đƣợc Nhà nƣớc giao vốn, xác định giá trị tài sản để giao cho đơn vị quản lý theo cơ chế giao vốn cho DN; đƣợc quyền quyết định việc huy động vốn, sử dụng vốn, tài sản gắn với nhiệm vụ đƣợc giao theo quy định để mở rộng việc cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, tự quyết định số ngƣời làm việc và trả lƣơng trên cơ sở thang bảng lƣơng của Nhà nƣớc và hiệu quả, chất lƣợng công việc. Đây là một hƣớng đi mở cho các đơn vị.

Vậy các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính tại tỉnh Quảng Ninh cần có những giải pháp cụ thể gì để thực hiện vấn đề này nhƣ thế nào trong thời gian tới?

2.1.3. Câu hỏi 3

Nghị định 43 đã thực sự trao quyền tự chủ về biên chế và tài chính cho các đơn vị, việc thực hiện thu chi đã đƣợc đơn vị xây dựng trong quy chế chi tiêu nội bộ theo hƣớng dẫn của Bộ Tài chính, từ đó làm cơ sở kiểm soát chi chặt chẽ hơn, nhƣng vấn đề đặt ra là công tác thanh tra tài chính cần có vai trò nhƣ thế nào để đánh giá kết quả công việc đem lại qua kết quả thu chi tài chính của đơn vị, chứ không đơn thuần là thanh tra tính tuân thủ pháp luật về thu chi tài chính.

2.1.4. Câu hỏi 4

Công tác thanh tra tài chính nói chung và cụ thể công tác thanh tra đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính nói riêng đã có nhiều thay đổi để đáp ứng với yêu cầu thực tế, tuy nhiên hiện nay trong quá trình thực hiện đã bộc lộ nhiều hạn chế. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác thanh tra trong thời gian tới cần những giải pháp nhƣ thế nào?

2.1.5. Câu hỏi 5

Công tác thanh tra tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính trong những năm qua của tỉnh Quảng Ninh đã đạt đƣợc những kết quả nhƣ thế nào?

2.1.6. Câu hỏi 6

Qua phân tích đánh giá về những kết quả đã đạt đƣợc, song còn tồn tại những hạn chế trong công tác thanh tra tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính. Những hạn chế đó là gì, nguyên nhân của những hạn chế đó?

2.1.7. Câu hỏi 7

Để làm tốt vai trò quản lý tài chính nhà nƣớc trong công tác quản lý đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, thực hiện đƣợc những mục tiêu đề ra. Trong quá trình hoàn thiện công tác thanh tra tài chính, luận văn đã thể hiện xác định những quan điểm, định hƣớng, mục tiêu cơ bản gì? Luận văn có những kiến nghị đề xuất nhƣ thế nào?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong nghiên cứu kinh tế, thƣờng áp dụng các phƣơng pháp thu thập thông tin tài liệu sau: nghiên cứu tài liệu, thảo luận, thu thập thông tin dữ liệu thông qua bản câu hỏi điều tra, thu thập dữ liệu bằng quan sát.

Luận văn đã thực hiện phƣơng pháp thu thập số liệu từ số liệu báo cáo thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 24/4/2006 của Chính phủ tại Sở Tài chính tỉnh Quảng Ninh, báo cáo tổng kết công tác thanh tra về thực hiện tự chủ tài chính của Thanh tra Chính phủ đối với các đơn vị sự nghiệp giai đoạn 2009- 2011

+ Báo cáo số biên chế của khối các đơn vị thuộc tỉnh, huyện quản lý từ năm 2009 - 2011;

+ Báo cáo về tổng số kinh phí, phân phối sử dụng kinh phí tiết kiệm đƣợc của các đơn vị thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

+ Báo cáo tổng kết công tác thanh tra thực hiện chế độ tự chủ tài chính của Thanh tra Bộ tài chính

Tổng hợp các thông tin từ sách, báo, tạp chí, cổng thông tin của Sở tài chính tỉnh Quảng Ninh và ngành tài chính.

2.1.2. Phương pháp xử lý thông tin

Sau khi thu thập, các thông tin thu thập đƣợc tiến hành phân loại, lựa chọn, sắp xếp thành các bảng số liệu để đƣa vào sử dụng trong nghiên cứu đề tài luận văn.

2.1.3. Phương pháp phân tích thông tin, số liệu

Phƣơng pháp phân tích thông tin số liệu chủ yếu trong bài luận văn này là phƣơng pháp phân tích số liệu tuyệt đối, số liệu tƣơng đối qua các năm nhƣ: phân tích số liệu các sai phạm phát hiện qua thanh tra các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, phân tích số liệu tiết kiệm và số liệu thu nhập tăng thêm qua các năm của các đơn vị, tổng số đơn vị đƣợc phân loại đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thƣờng xuyên, đảm bảo một phần hay do Nhà nƣớc đảm bảo toàn bộ.

2.1.4. Phương pháp tổng hợp, khái quát hóa

Luận văn sử dụng phƣơng pháp tổng hợp trên cơ sở các số liệu, các hệ thống bảng biểu đã thu thập và phân tích, từ đó tổng hợp và khái quát hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác thanh tra tài chính mà cụ thể là thanh tra tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính.

2.1.5. Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử

Luận văn sử dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng khi xem xét các hiện tƣợng và quá trình kinh tế đặt trong mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau, thƣờng xuyên vận động, phát triển không ngừng, không phải là bất biến. Quá trình phát triển là quá trình tích lũy những biến đổi về lƣợng dẫn đến những biến đổi về chất. Chẳng hạn nhƣ khi xem xét về công tác quản lý các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính tại tỉnh Quảng Ninh phải đặt nó trong mối liên hệ giữa khái niệm, đặc điểm, phạm vi, nội dung đặc thù trong quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính nói chung.

Sử dụng phƣơng pháp duy vật lịch sử trong bài viết luận văn chính là hệ thống các quy luật, các khái niệm, phạm trù, mối liên hệ tác động qua lại chung nhất trong công tác thanh tra tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính.

2.1.6. Phương pháp chuyên gia

Sƣ̉ dụng p hƣơng pháp này nhằm thăm dò ý ki ến của các chuyên gia , các nhà lãnh đạo có kinh nghiệm lâu năm công tác trong ngành thanh tra tài chính nhằm đánh giá về công tác thanh tra tài chính và nhƣ̃ng gi ải pháp định hƣớng về đổi mới trong ho ạt động thanh tra nói chung tại tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới.

2.2. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu đề tài

Đề tài đã sử dụng hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu chủ yếu sau:

- Nhóm chỉ tiêu đánh giá về số đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính: số đơn vị

- Nhóm chỉ tiêu đánh giá về tổng số thu nhập tăng thêm của các đơn vị: VN đồng/tháng

- Nhóm chỉ tiêu đánh giá về tổng sai phạm phát hiện qua thanh tra các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính: triệu đồng.

- Nhóm chỉ tiêu đánh giá về hệ số tăng thu nhập của các đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính: số lần

- Nhóm chỉ tiêu đánh giá về tỷ lệ các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính: tỷ lệ %

- Nhóm chỉ tiêu đánh giá về số đơn vị sự nghiệp tự chủ đảm bảo một phần chi phí hoạt động: tỷ lệ %

- Nhóm chỉ tiêu đánh giá về số đơn vị sự nghiệp tự chủ đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động: tỷ lệ %

- Nhóm chỉ tiêu đánh giá về số đơn vị sự nghiệp tự chủ do Nhà nƣớc đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động: tỷ lệ %

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG THANH TRA TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TỈNH QUẢNG NINH (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2009 - 2011 2009 - 2011

Quảng Ninh là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam. Phía Bắc và phía Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, có đƣờng biên giới đất liền với Trung quốc dài 132,8 km. Quảng Ninh là một trong 5 tỉnh của Việt Nam trong khu vực hợp tác “hai hành lang, một vành đai” kinh tế Việt - Trung, là một bộ phận, nhịp cầu quan trọng của khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc; có cửa khẩu quốc tế, quốc gia Bắc Luân và nhiều cửa khẩu địa phƣơng trên đất liền, trên biển đã tạo nên vị trí rất quan trọng về kinh tế, quốc phòng - an ninh đối với cả nƣớc.

Quảng Ninh có diện tích đất tự nhiên là 611.081,3 ha, trong đó đất nông nghiệp và đất chuyên dùng có khoảng 100.000 ha, đất rừng và có triển vọng để phát triển rừng trên 500.000 ha. Đây là lợi thế lớn để trồng cây công nghiệp, trồng rừng lấy gỗ phục vụ cho công nghiệp khai thác than, công nghiệp chế biến lâm nghiệp, hải sản, thủ công nghiệp sản xuất hàng hoá phục vụ đời sống dân sinh và xuất khẩu.

Bờ biển Quảng Ninh dài hơn 250 km với hàng ngàn ha bãi triều ven biển có nhiều lợi thế để nuôi trồng thuỷ sản, trên 600.000 ha mặt biển có 2078 đảo chiếm 2/3 số đảo ven biển Việt Nam (trong đó 22 đảo có dân sinh sống) và 30 con sông, suối chảy ra vịnh Bắc Bộ, tạo nên nhiều bến cảng sông biển, thuận tiện cho lƣu thông hàng hoá, quan hệ giao lƣu với các vùng trong nƣớc, nƣớc ngoài đang là một lợi thế lớn để phát triển các ngành công nghiệp chế

biến thuỷ hải sản, công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, sản xuất muối và xây dựng các trạm thuỷ điện nhỏ phục vụ đời sống đồng bào dân tộc miền núi cùng nhân dân trong tỉnh Quảng Ninh.

Khoáng sản ở Quảng Ninh có nhiều loại với trữ lƣợng lớn, ngày nay đã có hơn 140 mỏ khoáng sản và hàng ngàn điểm quặng có trữ lƣợng lớn, nhỏ đang đƣợc khai thác nhƣ: than đá, đá vôi, đất sét, sét trắng, cát thuỷ tinh, cao lanh

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra tài chính tỉnh Quảng Ninh (Trang 40 - 94)