Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về công tác thanh tra tà

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra tài chính tỉnh Quảng Ninh (Trang 81 - 84)

5. Bố cục của luận văn

4.2.2. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về công tác thanh tra tà

đối với đơn vị sự nghiệp cộng lập tự chủ tài chính

Sự ra đời của Luật NSNN, Luật Thanh tra và các Nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Tài chính là một hành lang pháp lý cơ bản cho hoạt động thanh tra tài chính thực hiện chức năng một cách hiệu quả.

Tuy nhiên, do hoạt động thanh tra tài chính nói chung và đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính nói riêng có tính tổng hợp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, hệ thống các cơ quan Thanh tra Tài chính có nhiều tính đặc thù, do vậy cần xây dựng và ban hành văn bản quy định rõ về thẩm quyền, phạm vi, trách nhiệm, đối tƣợng, nội dung thanh tra để hạn chế việc trùng lắp, chồng chéo trong hoạt động thanh tra, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra tài chính đối với đơn vị sự nghiệp. Cụ thể:

Thứ nhất, quy định rõ thẩm quyền, phạm vi và trách nhiệm các cơ quan

trong việc thanh tra tài chính và xử lý những vấn đề về tài chính. Cơ quan chủ quản, cơ quan tài chính các cấp, cơ quan Thanh tra Nhà nƣớc, cơ quan thanh tra chuyên ngành tài chính và các cơ quan khác. Tập trung làm rõ vấn đề phân cấp trong công tác thanh tra tài chính phù hợp với cấu trúc hệ thống các cơ quan có thẩm quyền thanh tra tài chính, hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập; phân định rõ đối tƣợng, phạm vi, thẩm quyền thanh tra tài chính nhằm hạn chế việc nhiều đầu mối thanh tra; tránh chồng chéo, bỏ sót đối tƣợng trong hoạt động thanh tra tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.

Thứ hai, quy định nội dung thanh tra tài chính đối với đơn vị sự nghiệp

công lập tự chủ tài chính, trong đó tập trung ở một số nội dung nhƣ: về lập, chấp hành và quyết toán ngân sách Nhà nƣớc; đánh giá kết quả hoạt động gắn với hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính; về thực hiện công khai tài chính và chấp hành kỷ luật tài chính; tình hình kê khai, nộp thuế và các khoản phải nộp

ngân sách khác của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Thứ ba, quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thanh tra tài chính: việc

thanh tra tài chính chỉ đƣợc thực hiện khi có quyết định của thủ trƣởng cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền; Việc quyết định thanh tra phải có căn cứ vào kế hoạch năm đƣợc duyệt, hoặc phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật xảy ra. Quyết định thanh tra phải ghi rõ căn cứ pháp lý để thanh tra; nội dung, yêu cầu, phạm vi thanh tra; thời hạn thanh tra; quyền và trách nhiệm của ngƣời ra quyết định thanh tra; trƣởng đoàn và đoàn viên đoàn thanh tra tài chính.

Thứ tư, quy định quản lý hoạt động thanh tra tài chính: việc xây dựng kế

hoạch thanh tra tài chính hàng năm; quy định về báo cáo kết quả thanh tra tài chính; quy định về phối kết hợp giữa các cơ quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra tài chính, phối hợp xử lý kết quả thanh tra tài chính theo hƣớng thống nhất về một đầu mối, trong đó cần quy định cụ thể về thẩm quyền

điều phối hoạt động thanh tra tài chính của cơ quan Thanh tra tài chính; mối quan hệ giữa cơ quan thanh tra Nhà nƣớc với cơ quan thanh tra chuyên ngành tài chính, giữa cơ quan thanh tra cấp trên với cơ quan thanh tra cấp dƣới.

Hiện nay theo quy định tại Luật Thanh tra thì các cơ quan thanh tra đều có thể tiến hành thanh tra và kiến nghị xử lý các nội dung về tài chính đối với cơ quan, đơn vị, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan quản lý nhà nƣớc cùng cấp. Tuy nhiên, hoạt động thanh tra tài chính của các cơ quan Thanh tra Nhà nƣớc có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy, để thực hiện có hiệu quả mục tiêu chung của quản lý nhà nƣớc, giữa các cơ quan này cần có sự phối kết hợp với nhau từ khâu xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch và xử lý những sai phạm về tài chính đƣợc phát hiện, tránh manh mún, chồng chéo, bỏ sót đối tƣợng và thống nhất trong việc xử lý sai phạm.

Thứ năm, quy định trách nhiệm của các cơ quan đối với đối tƣợng

thanh tra trong việc bảo đảm thực hiện kết luận, kiến nghị xử lý sai phạm tài chính nhằm nâng cao hiệu lực thanh tra tài chính, tăng cƣờng chế tài bảo đảm cho các yêu cầu, kiến nghị xử lý sai phạm về tài chính đƣợc thực thi.

Hiệu lực của hoạt động thanh tra tài chính hiện nay là vấn đề đang đƣợc quan tâm. Thực tế cho thấy, một số các kiến nghị xử lý sau thanh tra chƣa đƣợc thực hiện nghiêm chỉnh do còn vƣớng mắc về cơ chế, chƣa có các biện pháp, chế tài để bảo đảm cho các kiến nghị xử lý sai phạm về tài chính đƣợc thực thi. Cơ quan thanh tra chỉ có thẩm quyền kiến nghị đối tƣợng và các cơ quan chức năng khác xử lý sai phạm phát hiện; chƣa có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cƣỡng chế thi hành hoặc áp dụng các biện pháp cần thiết khi đối tƣợng thanh tra trốn tránh, chây ỳ và không thực hiện kết luận thanh tra.

Thứ sáu, công tác thanh tra tài chính hiện chỉ mới có một số quy định

có tính chất chung trong Luật Ngân sách Nhà nƣớc, Luật Thanh tra và các văn bản hƣớng dẫn thực hiện mà chƣa có văn bản nào quy định riêng về công tác

thanh tra tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Đây chính là hạn chế, là nguyên nhân dẫn tới hoạt động thanh tra tài chính chƣa đạt đƣợc các yêu cầu đặt ra.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra tài chính tỉnh Quảng Ninh (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)