Phong cách tác giả

Một phần của tài liệu Giá trị liên kết của từ nối theo phạm trù tương phản nhượng bộ (qua truyện ngắn của Nam Cao, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Ngọc Tư) (Trang 96 - 141)

7. Cấu trúc luận văn

3.3.2.Phong cách tác giả

Để tạo nên được phong cách cho mình thì bản thân mỗi nhà văn cần hội tụ được rất nhiều yếu tố. Song một trong những yếu tố quan trọng tạo nên phong cách riêng của mỗi tác giả đó là khuynh hướng ưa thích và sở trường sử dụng phương tiện ngôn ngữ. Ở mỗi nhà văn thường có những sở trường sử

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 89 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dụng ngôn ngữ của riêng mình. Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi chỉ xin bàn đến việc sử dụng ngôn ngữ - cụ thể ở đây là từ nối theo phạm trù Tương phản - Nhượng bộ của ba nhà văn đã tạo nên sự khác nhau trong phong cách của họ.

Nam Cao là nhà văn hiện thực nhưng cốt lõi chủ nghĩa hiện thực của Nam Cao là chủ nghĩa nhân đạo. Trong những truyện ngắn của mình, Nam Cao thường viết những câu rất ngắn, dường như không thể rút ngắn hơn. Chà! Thích quá!... Giàu bạc vạn! Hắn ra về hể hả. Bụng hắn không đói nữa. Người hắn không mệt nữa. Ảo tưởng lóa mắt hắn. Hy vọng nâng chân hắn. Hắn lẫng cẫng, mỉm cười một mình. Mắt long lanh nhìn tương lại rực rỡ, như một thí sinh vừa mới thấy tên mình trúng bảng. Hắn đi thoăn thoắt... Ngay cả khi viết những câu dài, những câu ấy cũng được ngắt vụn ra. Câu ngắn tạo mạch văn nhanh, giọng văn đanh lại, lạnh lùng. Những truyện ngắn của ông người đọc ít gặp giọng mềm mỏng, âu yếm. Cả trong những khi diễn tả nỗi đau thương hay cảnh ngọt ngào, giọng văn của ông vẫn rất “cộc” và “lạnh”. Thế là xong. Anh chết rồi đấy nhỉ? Không lẽ tôi lại vui khi được một cái tin như thế. Nhưng thật tôi cũng không biết có nên buồn hay không đấy. Có người bảo: “sống khổ đến đâu, cũng còn hơn chết, cái tâm lí chung của người đời như vậy (Điếu văn). Chính vì câu văn của ông không chuyển tải tình cảm, nó gần như khô khốc, đã tạo nên chất giọng riêng của Nam Cao. Giọng điệu chính của Nam Cao trong truyện ngắn là giọng, điệu nói của người dân đồng bằng bắc bộ. Ông đã đem ngôn ngữ của làng quê vào trong truyện của mình một cách tự nhiên, nguyên vẹn cả giọng điệu, ngôn từ, tính cách, kiểu tư duy. Có một điều đặc biệt trong truyện ngắn của Nam Cao người đọc rất dễ nhận thấy một mạch lập luận ngầm trong phong cách ngôn ngữ của ông dù là một đoạn văn, hay một cảnh, hoặc cấu trúc truyện. Ví dụ: Có giời biết đấy; quả thật Sinh không ác. Nhưng Sinh nhẹ dạ. Ấy là cái tật chung của những người trẻ tuổi. Vả lại, Sinh vẫn tưởng không đời nào lại có những người ngớ ngẩn như thế được. Vẫn biết ông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 90 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Đồ tính thật thà. Nhưng còn bà cụ nữa chứ! Bà phải hiểu rằng Sinh đùa cợt, có ai ngờ bà Đồ cũng lẩn thẩn như ông Đồ nốt. Bởi thế, mới đầu năm mà hàng xóm đã được một mẻ tức cười. Nhưng nói thế thì ai hiểu. Truyện phải kể có đầu, có đuôi. Vậy đầu đuôi như thế này… (Đón khách). Trong những truyện ngắn của mình, Nam Cao sử dụng nhiều từ nối theo phạm trù Tương phản - Nhượng bộ Thế nhưng, Tuy, Tuy vậy, Mặc dầu, Thế mà, Vậy mà… gợi suy luận cho người đọc, tạo nên lập luận chắc chắn trong diễn đạt. Tuy mạch truyện và ngôn ngữ được viết bằng phong cách chính luận song vẫn hết sức tự nhiên, gần gũi. Trong truyện ngắn của ông, ông thể hiện suy tư rất nhiều về cuộc sống của người nông dân và người trí thức tiểu tư sản trước cách mạng. Cuộc sống của họ đói khổ, ngột ngạt, bế tắc và dằn vặt triền miên, nhưng họ luôn khao khát sống có ích, sống tốt đẹp, sống lương thiện, sống với ý nghĩa đích thực một Con Người. Khai thác truyện đời thường bi đát là yếu tố thi pháp của Nam Cao, cũng là ý thức sáng tạo và bút pháp, có thể coi là một đặc điểm phong cách nghệ thuật của ông. Đọc tác phẩm của ông, người đọc nhận ra chiều sâu của ngòi bút nhân đạo chủ nghĩa đáng trân trọng, một cái nhìn hiện thực tỉnh táo, sắc bén, một tài năng sáng tạo thật dồi dào. Những số phận, và tính cách như Chí Phèo, Lão Hạc, Lang rận, Dì Hảo… và tính cách của chính Nam Cao qua các nhân vật ông Giáo, Điền, Hộ, Hắn… là những tính cách có sức khái quát mang tính triết lí nhân sinh sâu sắc. Chính những điều đó đã làm cho truyện ngắn Nam Cao có khả năng vượt rất xa trong thời gian, mang dấu ấn riêng của phong cách Nam Cao.

Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Tác phẩm của ông có sức hấp dẫn riêng biệt, nhà văn khẳng định bản sắc cá nhân nghệ sĩ bằng nét phong cách kết hợp hài hòa chất triết lí cuộc đời với chất trữ tình lãng mạn. Trong những sáng tác của Nguyễn Minh Châu quan niệm nghệ thuật về con người luôn được nhà văn chú ý đến để miêu tả, lí giải, đánh giá, cảm nhận, nâng đỡ, trân trọng. Ở những trang viết của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 91 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nguyễn Minh Châu ta thường thấy nhân vật hành động, suy nghĩ mang tính cách của những người từng trải, hiểu đời. Đặc biệt là những nhân vật nữ. Mối nhân vật ẩn sâu trong thiên tính nữ, dịu dàng, nhẫn nhịn là tính cách mạnh mẽ của một ý chí, nghị lực. Viết về người phụ nữ, những người đàn bà lam lũ, cực khổ cả đời, Nguyễn Minh Châu không chỉ kiếm tìm, tôn vinh vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ mà nhà văn còn lí giải cội nguồn vẻ đẹp ấy chính là lòng nhân, đức hạnh trong tâm hồn của con người. Lối viết văn của Nguyễn Minh Châu giàu chất triết lí, ông thường dùng những câu dài diễn đạt nội dung đầy đủ, trọn vẹn ý. Những phép liên kết được sử dụng với dụng ý rõ ràng. Đặc biệt, trong truyện ngắn của mình, ông sử dụng phép nối rất nhiều, nhất là từ nối theo phạm trù Tương phản - Nhượng bộ. Điều đó giúp cho tác giả thuận lợi hơn trong việc diễn đạt những vấn đề mang tính lí luận, triết lí, những nỗi niềm băn khoăn, trăn trở của nhân vật trước biến cố của cuộc đời. Ta có thể thấy rõ điều này trong rất nhiều truyện ngắn của ông. Và đây là một trong những ví dụ minh chứng qua một truyện ngắn đặc sắc của ông “Chiếc thuyền ngoài xa”.

Trong truyện Đẩu là một người tốt bụng, một chánh án đầy tình thương và trách nhiệm. Trước tình cảnh của người đàn bà bị người chồng vũ phu, thô bạo, độc ác đánh vợ không tiếc tay anh khuyên chị nên li hôn, giải thoát khỏi người chồng vũ phu. Song thiện chí và lòng tốt của anh lại đơn giản chỉ là lí thuyết chứ rời xa thực tế “Chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên chiếc thuyền không có đàn ông… khi biển động sóng gió…”. Đơn giản là chỉ như vậy, cam chịu và sẵn sàng chấp nhận. Người đàn bà lam lũ, thất học ấy đã làm cho Đẩu “ngộ” ra những nghịch lí đời sống buộc con người phải chấp nhận không có quyền lựa chọn. Chân lí nhận thức thực tế mà Đẩu nhận ra là để thoát ra khỏi nghịch lí, cảnh đau khổ, tối tăm, cần phải có giải pháp thiết thực, gắn liền với hoàn cảnh cụ thể của từng con người chứ không phải chỉ là những thiện chí hoặc là mớ lí thuyết viển vông, xa rời thực tế. Chất triết lí ở đây được nhà văn gửi đến độc giả thật nhẹ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 92 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhàng mà sâu sắc. Nguyễn Minh Châu - nhà văn nghiêm túc trong nghề nghiệp và thường băn khoăn tìm tòi để nâng cao chất lượng sáng tác. Ông hiểu trang viết của bản thân còn nhiều chỗ yếu một chỗ yếu đáng kể là bản lĩnh văn hóa của chính người cầm bút. Viết về điều gì cũng phải toát ra từ đó một tinh thần nhân bản cao quý. Có được thứ ánh sáng đó, trang viết của nhà văn tồn tại mãi với thời gian, tồn tại mãi trong lòng độc giả.

Nguyễn Ngọc Tư là một trong số ít nhà văn đương đại hay viết về nông thôn Nam Bộ. Và chị cũng là mộ trong số ít các nhà văn gặt hái được những thành công trên con đường văn chương hiện đại. Đọc truyện ngắn của chị, người ta thấy văn chị có cái Tâm. Hiện thực cuộc sống mà chị tái hiện trong tác phẩm đa dạng, phức tạp. Người đọc có cảm giác chị phải thấu hiểu tường tận mọi ngõ ngách của cuộc sống con người Nam Bộ, phải có khả năng tổng hợp khái quát mới có thể viết lên những trang văn đầy sức sống như vậy. Mỗi truyện ngắn của chị là một mảnh, một phần của hiện thực. Mỗi nhân vật là một mảnh đời để làm nên xã hội muôn vàn màu sắc. Đọc truyện ngắn của chị, chúng ta bị hấp dẫn bởi nhiều lí do. Trong đó, điều thật sự làm ta ấn tượng nhiều nhất chính là cách sử dụng ngôn ngữ. Chính điều này đã góp phần quan trọng trong việc thể hiện một số nét phong cách của nhà văn tài năng này. Để tạo nên sự riêng biệt trong tác phẩm của mình ta có thể nhận thấy trong sáng tác của chị đó là giọng điệu. Nếu xem giọng điệu như một yếu tố nhằm thể hiện nội dung và chủ đề của tác phẩm thì giọng điệu chủ yếu trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư là giọng buồn nhưng không chán chường ủ dột. Còn xem giọng điệu từ góc nhìn nhằm thể hiện thái độ, quan điểm của tác giả trong quá trình trần thuật, thì giọng điệu chủ yếu của trong truyện ngắn của chị là giọng điềm nhiên, trầm tĩnh. Trong cái nhìn về hiện thực cuộc sống, Nguyễn Ngọc Tư thường hướng cái nhìn xót xa và thông cảm đến những phận người không may trong cuộc đời. Điều này tạo nên một giọng buồn trong truyện ngắn của chị. Đây cũng là cái nhìn mang đầy tính nhân văn của Nguyễn Ngọc Tư. Trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 93 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cách sử dụng từ ngữ, chị sử dụng nhiều phong cách khẩu ngữ, phần nhiều là ngôn ngữ của người dân sống ở thôn quê. Cách diễn đạt của chị nôm na, mộc mạc, hóm hỉnh nên cũng dễ đọc, dễ hiểu và dễ cảm. Chị dùng từ ngữ địa phương với số lượng lớn, có ý thức đưa thành ngữ vào trong truyện ngắn khiến cho tác phẩm của chị giản dị, chân thực, sâu sắc và sống động. Tất cả những điều đó hội tụ ở Nguyễn Ngọc Tư đã góp phần tạo nên một lối riêng, một giọng điệu độc đáo trong làng truyện ngắn Việt Nam hiện đại.

3.4. Tiểu kết

Tìm hiểu tính liên kết thông qua các từ nối theo phạm trù Tương phản - Nhượng bộ, chúng tôi nhận thấy nó đem lại những giá trị nhất định về mặt cấu trúc và ngữ nghĩa. Qua đó giá trị liên kết này cũng góp phần tạo nên phong cách của nhà văn.

Về mặt cấu trúc, nhờ sử dụng đa dạng các từ nối, linh hoạt trong các tình huống mà từ nối theo phạm trù này đã tạo nên: Giá trị lập luận cho văn bản; Mở rộng phạm vi liên kết giữa các phát ngôn có chứa từ nối trong văn bản. Với những giá trị tiêu biểu như vậy về mặt cấu trúc việc sử dụng từ nối theo phạm trù Tương phản - Nhượng bộ đã góp phần nhấn mạnh, tô đậm những hình ảnh, sự vật, sự việc, hiện tượng được nói đến. Tạo nên cho văn bản có một lập luận rõ ràng chặt chẽ và thuyết phục người đọc.

Về mặt ngữ nghĩa: Việc sử dụng linh hoạt các từ nối theo phạm trù này đã tạo nên: Một hướng triển khai diễn đạt ngữ nghĩa; Tạo suy luận hàm ý cho người đọc. Giúp người đọc không chỉ nhận biết được những gì thể hiện bằng câu chữ trên văn bản mà còn thấy được những điều ẩn sâu trong những câu chữ ấy mà tác giả muốn gửi gắm.

Từ những giá trị nhất định về mặt cấu trúc và ngữ nghĩa của từ nối theo phạm trù Tương phản - Nhượng bộ đã phần nào thấy được cách thức mà các tác giả lựa chọn, sử dụng chúng là hoàn toàn hợp lí, có hiệu quả nhất định. Và cũng nhờ đó, độc giả phần nào thấy được phong cách riêng của từng nhà văn không thể nhầm lẫn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 94 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN

Dưới góc nhìn của ngôn ngữ học, các phương tiện liên kết đóng vai trò quan trọng trong việc tạo lập văn bản. Nghiên cứu về khía cạnh này, các nhà ngôn ngữ đã chỉ ra những vấn đề có liên quan đến tính liên kết như: phương tiện liên kết, phương thức liên kết, liên kết cấu trúc, liên kết ngữ nghĩa,v.v… Trên cơ sở lí thuyết đó, luận văn đã đi vào tìm hiểu giá trị liên kết của từ nối theo phạm trù Tương phản - Nhượng bộ thuộc phép nối thông qua truyện ngắn của ba tác giả Nam Cao, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Ngọc Tư. Qua quá trình khảo sát và tìm hiểu, có thể nêu lên những nhận xét có tính chất kết luận bước đầu như sau:

1. Nam Cao, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Ngọc Tư là những tác giả có những đóng góp không nhỏ cho nền văn học Việt Nam tiêu biểu cho ba giai đoạn văn học khác nhau. Nam Cao - nhà văn tiêu biểu cho trào lưu văn học Hiện thực phê phán, Nguyễn Minh Châu - nhà văn có những đóng góp nổi bật trong Văn học giai đoạn 1945-1975. Và Nguyễn Ngọc Tư một tác giả trẻ có được đánh giá là một hiện tượng văn chương độc đáo thời hiện đại. Các trang viết của cả ba tác giả đều luôn có những sáng tạo trong cách thức lựa chọn đề tài và phương thức sáng tác nghệ thuật. Trong truyện ngắn của cả ba tác giả, việc sử dụng từ nối theo phạm trù Tương phản - Nhượng bộ để tạo nên giá trị liên kết đã tạo nên hiệu quả nhất định. Qua quá trình khảo sát, thống kê ngôn ngữ học…, chúng tôi nhận thấy: tính liên kết được biểu hiện cụ thể ở hai mặt là liên kết cấu trúc và liên kết ngữ nghĩa.

2. Với những đặc điểm như trên, chúng tôi nhận thấy liên kết cấu trúc nhờ việc sử dụng từ nối theo phạm trù Tương phản - Nhượng bộ đã phần nào khẳng định được thành công ban đầu về mặt hình thức và tạo nên giá trị riêng biệt cho tác phẩm của ba nhà văn. Cụ thể là việc sử dụng từ nối theo phạm trù này đã tạo nên: Giá trị lập luận cho văn bản; Mở rộng phạm vi liên kết giữa các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 95 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phát ngôn có chứa từ nối trong văn bản. Liên kết cấu trúc đã chỉ ra được vị trí, cấu trúc và vai trò của từng phát ngôn trong văn bản. Từ đó nhấn mạnh tới những sự việc, hiện tượng đang diễn ra một cách rõ ràng, chính xác. Lập luận về vấn đề chặt chẽ, logic. Nó giúp cho người đọc có cái nhìn cụ thể về điều mà tác giả đang nói tới. Qua đó thể hiện được tư tưởng, tình cảm của tác giả.

3. Liên kết ngữ nghĩa qua việc sử dụng từ nối theo phạm trù Tương phản - Nhượng bộ đánh dấu sự thành công của các tác phẩm của ba tác giả về mặt nội dung. Kết quả nghiên cứu cho thấy, liên kết ngữ nghĩa dựa trên việc sử dụng từ nối theo phạm trù này đã tạo nên được sự hoàn chỉnh về mặt nội dung và tạo nên được: Một hướng triển khai diễn đạt ngữ nghĩa; Tạo suy luận hàm ý cho người đọc. Từ đó ta thấy được về phía tác giả thì các tác giả có được

Một phần của tài liệu Giá trị liên kết của từ nối theo phạm trù tương phản nhượng bộ (qua truyện ngắn của Nam Cao, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Ngọc Tư) (Trang 96 - 141)