Mở rộng phạm vi liên kết

Một phần của tài liệu Giá trị liên kết của từ nối theo phạm trù tương phản nhượng bộ (qua truyện ngắn của Nam Cao, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Ngọc Tư) (Trang 79 - 85)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.1.2. Mở rộng phạm vi liên kết

Liên kết là thứ quan hệ nghĩa giữa hai yếu tố ngôn ngữ nằm trong hai câu theo kiểu giải thích nghĩa cho nhau. Nói chi tiết hơn, liên kết là thứ quan hệ ngữ nghĩa giữa hai yếu tố ngôn ngữ mà muốn hiểu nghĩa cụ thể của yếu tố này thì phải tham khảo nghĩa của yếu tố kia, và trên cơ sở đó hai câu chứa chúng liên kết được với nhau. [3, tr.211]

Trong khi sáng tác các tác phẩm văn chương, các tác giả vận dụng khái niệm liên kết một cách linh hoạt. Các phép liên kết, các phương tiện liên kết được sử dụng khéo léo, phù hợp với từng tình huống cụ thể. Đối với phép nối (Từ nối theo phạm trù Tương phản - Nhượng bộ một phép liên kết được xem xét trong luận văn này cũng đã được bàn đến với những giá trị lên kết nhất định. Tuy nhiên đối với từ nối theo phạm trù Tương phản - Nhượng bộ được sử dụng trong các sáng tác văn chương thì ngoài việc nó giúp liên kết các phát ngôn với nhau nó còn có khả năng mở rộng hơn nữa phạm vi liên kết văn bản. Với việc sử dụng liên tiếp các từ nối theo phạm trù này trong cùng một đoạn văn. Việc mở rộng phạm vi như vậy tạo nên một sự khác biệt cho phong cách của tác giả cũng như nó giúp cho nhà văn diễn đạt được nội dung tác phẩm theo dụng ý riêng của mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 72 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ví dụ (51):

Y cố bắt các em ăn. Nhưng cũng chẳng đứa nào chịu ngồi ăn. Chúng chối đây đẩy và chạy cả. Nhƣng y biết chúng vừa chạy vừa nuốt nước bọt. Có lúc nào chúng nghĩ đến được ăn một bữa thật no? Y cực quá. Y ngồi thần mặt, buông đũa, quên cả đường ăn. Y chợt nhận ra bà y, vợ y, và các em y thật là khổ không kém gì mình phải khổ. Quả thật lúc ấy, y muốn được nhịn đi cho bà, hay mẹ, hay vợ, hay các em, hay là cả con ở nữa, ăn thay. Nhưng mà y không thể nhường cho ai. Y cũng không thể ngồi ăn. Không hiểu sao, y thấy thèn thẹn, không muốn cho ai đoán được rằng y thương bà, thương bố mẹ, thương vợ, thương các em quá, đến nỗi không ăn được. Y đành một mình lủi thủi ngồi ăn.

Nhưng y vừa ăn, vừa nghĩ ngợi gần xa thế nào mà nước mắt ứa ra. Miếng cơm

nghẹn lại, y phải duỗi cổ ra để nuốt đi. Và thiếu một chút nữa là y đã òa lên khóc…[II, tr.125]

Đoạn trích nằm trong truyện ngắn “Sống mòn” của nhà văn Nam Cao, những phát ngôn trong đoạn trích kể về hành động, tâm trạng của Thứ trong những ngày về quê. Nhà nghèo mọi người ở nhà chỉ ăn một bữa cơm trưa, bữa chiều nhịn đói. Duy nhất chỉ có Thứ được ăn bữa chiều, Thứ ái ngại không đành lòng Y chạy nghĩ xem những ai đáng được ăn hơn. Y chạy vào, mời bà dậy xơi cơm. Bà cụ không ăn và Thứ cố nài thì bà cụ kêu đầy. Ông bố, bà mẹ thì cố nhiên không đời nào chịu ăn rồi. Những đứa em lớn, dù có đói cho chết, cũng chẳng dám ăn. Vả lại cũng không thông. Y đành gọi hai đứa bé nhất…

Tâm trạng của Thứ ngổn ngang, cảm thấy bất lực không làm được gì cho gia đình. Thể hiện tâm trạng ấy, tác giả đã dùng hàng loạt những từ nối để nhân vật bộc lộ suy nghĩ của mình. Đầu tiên là hành động Y cố bắt các em ăn. Nhưng

cũng chẳng đứa nào chịu ngồi ăn. Chúng chối đây đẩy và chạy cả. Thứ thấy thương các em, y biết rằng “Nhưng y biết chúng vừa chạy vừa nuốt nước bọt. Có lúc nào chúng nghĩ đến được ăn một bữa thật no? y cực quá. Y ngồi thần mặt, buông đũa, quên cả đường ăn. Y chợt nhận ra bà y, vợ y, và các em y thật

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 73 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ là khổ không kém gì mình phải khổ. Quả thật lúc ấy, y muốn được nhịn đi cho bà, hay mẹ, hay vợ, hay các em, hay là cả con ở nữa, ăn thay. Nhưng mà y không thể nhường cho ai. Y cũng không thể ngồi ăn. Không hiểu sao, y thấy thèn thẹn, không muốn cho ai đoán được rằng y thương bà, thương bố mẹ, thương vợ, thương các em quá, đến nỗi không ăn được. Y đành một mình lủi thủi ngồi ăn. Nhưng y vừa ăn, vừa nghĩ ngợi gần xa thế nào mà nước mắt ứa ra. Miếng cơm nghẹn lại, y phải duỗi cổ ra để nuốt đi. Và thiếu một chút nữa là y đã òa lên khóc. Từ nối “Nhưng” ở trong đoạn văn này đã giúp cho tác giả thực hiện việc liên kết hàng loạt phát ngôn với nhau theo dụng ý của tác giả. Từ nối đã khiến cho phạm vi liên kết của các phát ngôn được mở rộng, các phát ngôn trở nên ràng buộc với nhau không chỉ ở mặt hình thức mà còn ràng buộc cả về nội dung. Nội dung của các phát ngôn giữa các từ nối logic với nhau, từ hành động dẫn đến tâm trạng, người đọc thấy được tình cảm của Thứ dành cho mọi người trong gia đình. Những từ nối xuất hiện liên tiếp trong một đoạn văn ấy không phải được tác giả sử dụng một cách vô tình. Đây chính là dụng ý của tác giả, tác giả sử dụng phép liên kết dựa trên tiền đề của phương thức lặp. Nó giúp cho tác giả đào sâu được ý muốn diễn đạt. Ở đây là suy nghĩ, là tâm trạng của Thứ chua chát, đau xót và tủi cực. Cái tâm trạng ấy được thể hiện với hàng loạt những phát ngôn gắn với từ nối theo phạm trù Tương phản - Nhượng bộ càng gây được ấn tượng đối với người đọc.

Trong một ví dụ khác ở sáng tác của tác giả Nguyễn Minh Châu, việc mở rộng khả năng diễn đạt nhờ từ nối theo phạm trù Tương phản - Nhượng bộ cũng xuất hiện và cũng đạt được kết quả nhất định.

Ví dụ (52):

Lá thư cuối cùng cô đọc cho lũ trẻ nghe là lá thư của bác bộ đội già. Chao ôi! - Cái Thơm cầm những chiếc lá đề trong tay và nghĩ - từ ngày bác về thăm mình, chắc bác đã đi không biết bao nhiêu mặt trận, chắc là mỏi chân lắm!

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 74 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Trong bức thư, bác nói, - Thơm đã gủi thư cho bố cháu và tất cả các chú chưa? - Sắp, cháu sắp gửi đi đây! Bác lại hỏi: - Trong thư, cháu nói những gì? - Chúng cháu nói nhiều lắm chúng cháu hôn các chú nữa!

Thật là chậm trễ, nhưng bây giờ mà gửi vẫn còn kịp, cô bé của chúng ta lại nghĩ, phải nhanh lên mới được. Đấy là một buổi tối cuối năm, trời tối mịt mùng nhưng chẳng có gì đáng sợ. Cái Thơm tụt từ trên giường xuống, rón rén bước ra khỏi vườn trẻ. Đất dưới chân lạnh buốt, lúc ấy nó mới sực nhớ vì vội quá, nó quên đi guốc. Nhưng không hề gì? Phải cố chịu lạnh như bố và các chú ngoài mặt trận. Nhưng mà ngoài trời tối quá, trời khoác chiếc áo đen to quá! Lại còn gió. Gió thổi u u bên tai. Cô bé của chúng ta có tính sợ ma đấy! Giữa bầu trời tối đen hiện ra một người đứng giơ thẳng hai tay lên trời, cô bé nhắm nghiền mắt lại và phải cắn răng, lấy hết sức can đảm để khỏi kêu.

Nhưng có gì đâu? Cái Thơm mở mắt và trông thấy cây đề quen thuộc đứng

sừng sững trước mặt đang rì rào gọi nó lại. Trời cũng vén tấm áo đen lên. Cái Thơm đã trông thấy cái hộp gỗ đang bị gió đánh lách cách. Tay nó bỗng run run, nó lùa bàn tay vào lần áo bông và rút “tập thư” đã ghim cẩn thận bằng chiếc trâm cài tóc. [III, tr.37]

Đây là đoạn trích trong truyện ngắn “Những lá thư vui” của tác giả Nguyễn Minh Châu. Đoạn trích kể về giấc mơ của bé Thơm, nhân vật chính trong truyện. Bé mơ đi gửi thư cho bố và các chú bộ đội. Các từ nối “Nhưng”

xuất hiện liên tiếp nối các phát ngôn với nhau, diễn tả được trạng thái hiện tại của bé Thơm. Vì muốn gửi thư nhanh cho bố và các chú bộ đội nên bé quên hết mọi điều xảy ra xung quanh. Cái Thơm tụt từ trên giường xuống, rón rén bước ra khỏi vườn trẻ. Đất dưới chân lạnh buốt, lúc ấy nó mới sực nhớ vì vội quá, nó quên đi guốc. Nhưng không hề gì? Phải cố chịu lạnh như bố và các chú ngoài mặt trận. Từ nối “Nhưng” tiếp tục thực hiện vai trò của nó, nó mở rộng phạm vi liên kết với các phát ngôn khác. Những phát ngôn này làm rõ hơn những cảm nhận thay đổi trong cô bé, thực sự cô rất lo sợ. Nhưng mà ngoài trời tối quá,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 75 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ trời khoác chiếc áo đen to quá! Lại còn gió. Gió thổi u u bên tai. Cô bé của chúng ta có tính sợ ma đấy! Giữa bầu trời tối đen hiện ra một người đứng giơ thẳng hai tay lên trời, cô bé nhắm nghiền mắt lại và phải cắn răng, lấy hết sức can đảm để khỏi kêu. Đến đây một từ nối “Nhưng” nữa lại xuất hiện cùng với những phát ngôn chứa nó có tác dụng giải tỏa tâm lí lo sợ cho bé Thơm Nhưng

có gì đâu? Cái Thơm mở mắt và trông thấy cây đề quen thuộc đứng sừng sững trước mặt đang rì rào gọi nó lại. Trời cũng vén tấm áo đen lên. Cái Thơm đã trông thấy cái hộp gỗ đang bị gió đánh lách cách. Tay nó bỗng run run, nó lùa bàn tay vào lần áo bông và rút “tập thư” đã ghim cẩn thận bằng chiếc trâm cài tóc.

Hay ở một ví dụ khác trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư: Ví dụ (53):

Tôm chết rồi, cũng hệt như bà con ở xứ mình, ba má con mới biết mình hỏng nặng về kĩ thuật. Lăn lộn cuộc đời nông dân ngót năm mươi năm không có chút kinh nghiệm nào có thể đem vào chuyện nầy, má con nằm gác tay lên trán, thở dài, rút ra kết luận. Má tá hỏa khi biết hầu hết tôm giống trên thị trường không hề được kiểm dịch, đúng quy trình phải quăng cả trăm kí lô vôi bột mà mình xài có hai ba chục ký… Báo chí than bà con mình thiếu thông tin, thiếu hiểu biết rầm trời, các chú “ở trên” nhằn, bà con mình nóng vội quá.

Nhưng bà con họ chờ bao lâu rồi hở bác, lâu quá là lâu rồi, từ đời cầy cấy nầy

qua đời trồng tỉa khác, họ kì vọng cái ngày vươn lên. Tôm chết, giống như một luồng nước lạnh tạt vào ngọn lửa trong lòng của mỗi người. Nhưng ngọn lửa ấy không tàn lụi, nó vẫn rạo rực cao ngọn từ tro ướt. Đã tắt hy vọng đổi đời từ cây lúa, người ta chờ đợi những mùa tôm. [V, tr.118]

Đoạn văn bản được trích trong truyện ngắn “Chờ đợi những mùa tôm”

của tác giả Nguyễn Ngọc Tư. Nhân vật tôi kể về chuyện quê mình, nơi cha mẹ và những người dân ở đây vất vả mưu sinh bằng nghề nuôi tôm. Nuôi tôm là một nghề vất vả, một đêm vài ba lần thức dậy canh con nước. Những đêm mưa,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 76 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sợ nước dâng ngập bờ, lại dầm mình đi tháo nước, những ngày nắng, lặn lội xúc từng gàu sình từ đáy đầm lên…Vất vả với nghề là vậy, nhưng trời không chiều lòng người. Tôm chết hết người dân bụng xót như xát muối, te tái chạy đầu trên đầu dưới hỏi nhau những câu ngơ ngẩn mắc cười. Đoạn trích ở ví dụ là đoạn văn bản tiếp theo. Bà con dã tìm ra nguyên nhân của thất bại: Tôm chết rồi, cũng hệt như bà con ở xứ mình, ba má con mới biết mình hỏng nặng về kĩ thuật. Lăn lộn cuộc đời nông dân ngót năm mươi năm không có chút kinh nghiệm nào có thể đem vào chuyện nầy, má con nằm gác tay lên trán, thở dài, rút ra kết luận. Má tá hỏa khi biết hầu hết tôm giống trên thị trường không hề được kiểm dịch, đúng quy trình phải quăng cả trăm kí lô vôi bột mà mình xài có hai ba chục ký… Báo chí than bà con mình thiếu thông tin, thiếu hiểu biết rầm trời, các chú “ở trên” nhằn, bà con mình nóng vội quá. Phát ngôn đứng gần với từ nối “Nhưng” chỉ ra nguyên nhân của thất bại, cái nguyên nhân mà báo chí đưa ra: than bà con mình thiếu thông tin. Còn cấp trên thì nói rằng bà con mình nóng vội quá. Cho rằng không phải như vậy, ở các phát ngôn tiếp theo, nhân vật tôi tiếp tục nói về việc làm của mình. Tác giả đã để cho nhân vật giãi bày tâm trạng, suy nghĩ bằng cách dùng liên tiếp các từ nối “Nhưng”:

Nhưng bà con họ chờ bao lâu rồi hở bác, lâu quá là lâu rồi, từ đời cầy cấy nầy

qua đời trồng tỉa khác, họ kì vọng cái ngày vươn lên. Tôm chết, giống như một luồng nước lạnh tạt vào ngọn lửa trong lòng của mỗi người. Bà con nơi đây đã vất và cho nghề, họ kì vọng cái ngày vươn lên nhưng thất bại, sự thất bại ấy

giống như một luồng nước lạnh tạt vào ngọn lửa trong lòng của mỗi người. Để diễn đạt sự kiên cường bám trụ với nghề, lòng yêu thương gắn bó với nghề của bà con nơi đây. Tác giả đã tận dụng được khả năng liên kết, mở rộng liên kết của từ nối theo phạm trù Tương phản - Nhượng bộ. Ngay sau những phát ngôn liên kết bằng từ nối “Nhưng” để thể hiện nỗi xót xa của sự thất bại, tác giả lại dùng từ nối “Nhưng” mở ra một hướng liên kết mới, một nội dung khác được liên kết với nội dung của những phát ngôn trước đó. Nhưng ngọn lửa ấy không

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 77 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ tàn lụi, nó vẫn rạo rực cao ngọn từ tro ướt. Đã tắt hy vọng đổi đời từ cây lúa, người ta chờ đợi những mùa tôm. Tất cả những phát ngôn trong đoạn trích được liên kết với nhau bởi từ nối theo phạm trù Tương phản - Nhượng bộ đã thể hiện được cho người đọc thấy tấm lòng của bà con nơi đây với nghề. Dù khó khăn vất vả, cực nhọc, dù cho có thất bại nhưng họ không bao giờ lùi bước. Nội dung ấy được thể hiện qua các phát ngôn có liên kết chặt chẽ về nội dung và hình thức.

Một phần của tài liệu Giá trị liên kết của từ nối theo phạm trù tương phản nhượng bộ (qua truyện ngắn của Nam Cao, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Ngọc Tư) (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)