Cách thức sử dụng

Một phần của tài liệu Giá trị liên kết của từ nối theo phạm trù tương phản nhượng bộ (qua truyện ngắn của Nam Cao, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Ngọc Tư) (Trang 93 - 96)

7. Cấu trúc luận văn

3.3.1.Cách thức sử dụng

Trong quá trình sáng tác hầu hết các nhà văn đều sử dụng từ nối theo phạm trù Tương phản - Nhượng bộ. Tuy nhiên, mức độ và mục đích sử dụng của mỗi nhà văn không giống nhau. Ở ba tác giả Nam Cao, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Ngọc Tư khi sử dụng từ nối theo phạm trù này đều có những sáng tạo riêng, tạo được dấu ấn riêng trong từng trang viết của mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 86 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Khi đi vào nghiên cứu, so sánh việc sử dụng từ nối theo phạm trù Tương phản - Nhượng bộ ở ba tác giả, chúng tôi nhận thấy:

Đối với tác giả Nguyễn Minh Châu ông sử dụng từ nối theo phạm trù này nhiều hơn cả chiếm 46,1%. Trong những truyện ngắn của ông, từ nối

“Nhưng” được sử dụng nhiều nhất chiếm 58,8% . Những từ nối khác trong cùng phạm trù như: Thế nhưng, Tuy, Tuy vậy, Mặc dầu, Thế mà, Vậy mà…

cũng được sử dụng nhiều nhưng số lượt xuất hiện ít hơn. Đặc biệt là khi xem xét cách tác giả sử dụng các từ nối để nối các phát ngôn với nhau thì mô hình dùng từ nối để nói một phát ngôn với một phát ngôn là nhiều nhất chiếm tới 41,2%. Những phát ngôn được dùng từ nối liên kết trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu thường là những phát ngôn dài. Nên khi dùng từ nối để nối các phát ngôn với nhau tác giả chủ yếu dùng mô hình 1.1 là đã thể hiện được đầy đủ nội dung theo mục đích của mình.

Ví dụ (59):

Nhà tôi định dọn về dưới Thái từ ngày mới hợp nhất tỉnh cơ, - ông Phái giảng giải - dưới ấy cũng có một ngôi nhà của công, một mảnh vườn, hẹp thôi nhưng cũng đủ cây trái, trước đây nhà tôi cũng thích về dưới ấy. Nhưng mới đây, từ ngày bọn bành trướng quân tràn sang, nhà tôi lại thay đổi ý kiến muốn ở lại trên này, con cháu Hường cũng vậy, cứ một mực dòi ở lại công tác phục vụ chiến trường, thành thử cái nhà đã định bán nay lại thôi. [III, tr.106]

Ở các mô hình khác tác giả cũng sử dụng từ nối theo phạm trù này để các phát ngôn với nhau. Rất nhiều trường hợp tác giả sử dụng từ nối theo phạm trù này để nối nhiều phát ngôn với nhau theo các mô hình khác nhau 2.1; 2.2; 2.3; 2.4; 3.1; 3.4; 4.1…Việc sử dụng cũng linh hoạt, tùy vào tình huống tác giả đã sử dụng để đạt được hiệu quả diễn đạt cao nhất.

Đối với tác giả Nam Cao, trong số ba tác giả ông là người sử dụng từ nối theo phạm trù này nhiều thứ hai sau Nguyễn Minh Châu chiếm 35,8%. Trong đó từ nối “Nhưng” được sử dụng nhiều nhất 65,2% trong số các từ nối cùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 87 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phạm trù mà tác giả sử dụng. Các phát ngôn trong tác phẩm của ông thường ngắn gọn, như lời ăn tiếng nói hàng ngày. Vì vậy những từ nối xuất hiện giữa các phát ngôn có mô hình 1.1; 1.2; 1.3 là rất ít chiếm 16,7 %. Còn lại qua khảo sát chúng tôi nhận thấy phần lớn tác giả dùng từ nối để liên kết các phát ngôn theo mô hình 2.n; 3.n; 4.n; 5.n; 6.n thậm chí là 8.n.

Ví dụ (60):

U em cũng ghét cô ả lắm. Động thấy cô ả đi qua sân là u em trừng trừng đôi mắt lên nhìn. Cũng vì cái tội là hay đem guốc ra bể rửa chân. Nhưng còn vì cái tội hay cười nữa. Bạ lúc nào cũng cười. Nhất là những khi có chồng về, cô ả cười thật không biết chán mồm. [7, tr.206]

Các từ nối theo phạm trù Tương phản - Nhượng bộ ở trong truyện ngắn của Nam Cao thường được dùng để nối các phát ngôn miêu tả hành động, tâm trạng của nhân vật. Nếu như những hành động, tâm trạng ấy càng phức tạp thì các từ nối càng phát huy được tác dụng liên kết của nó. Và thường là trong truyện ngắn của Nam Cao các phát ngôn thường rất ngắn gọn, cô đọng gần với cuộc sống.

Ví dụ (61):

Đêm hôm ấy, Liên và Thứ nằm riêng. Liên nằm võng với con. Thứ nằm giường. Tuy vậy, cả hai cùng ở trong một căn buồng. Không ai nghĩ đến chuyện đi nằm một chỗ riêng biệt hẳn. Cả hai cùng bực và cố tỏ nỗi buồn bực ra bên ngoài. [II, tr.271]

Đối với Nguyễn Ngọc Tư, so với hai tác giả Nam Cao và Nguyễn Minh Châu thì chị là người sử dụng ít nhất những từ nối theo phạm trù Tương phản - Nhượng bộ trong truyện ngắn của mình. Trong số những trang truyện của chị mà chúng tôi tìm hiểu thì chị chỉ dùng một từ nối duy nhất thuộc phạm trù này đó là từ nối “Nhưng”. Song số lần sử dụng trong sáng tác của chị cũng không nhiều. So với hai tác giả trên thì tỉ lệ sử dụng từ nối theo phạm trù này của chị là 18,2%. Đặc biệt là ở những sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư (Phần được khảo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 88 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sát) không thấy xuất hiện những từ nối khác thuộc phạm trù này , những từ nối

Thế nhưng, Tuy, Tuy vậy, Mặc dầu, Thế mà, Vậy mà… không xuất hiện. Chỉ có duy nhất từ nối “Nhưng”được tác giả sử dụng.

Từ nối “Nhưng” được sử dụng để liên kết nhiều các phát ngôn với nhau. Tuy nhiên vẫn không cân đối ở các mô hình mà từ nối chi phối. Ở mô hình 1.1 xuất hiện nhiều hơn cả chiếm 32,8%, ngoài ra ở những mô hình khác 2.n; 3.n; 4.n; 5.n; 7.n… cũng có xuất hiện trong truyện ngắn của chị song tần số ít hơn. Đó cũng do cách lựa chọn riêng của tác giả.

Ví dụ (62):

Hệ lụy là những má, những chị ở quê, một bữa nhớ quá những đồng chí đã cùng nằm gai nếm mật hồi kháng chiến, sẵn đi chợ nên ghé thăm. Nhưng

thật khó để vào, nghe xin vô để gặp chủ tịch, bí thư là anh bảo vệ nghi rồi, mà lí do vô gặp cũng không rõ ràng, không hẹn trước… (cũng có mấy người lại nói là bạn bè chiến đấu xưa, nhưng vô gặp được chủ tịch thì đưa đơn thưa, báo hại bảo vệ bị rầy, nên bây giờ phải cảnh giác). [V, tr.94]

Từ việc điểm qua cách thức sử dụng từ nối theo phạm trù Tương phản - Nhượng bộ của ba tác giả Nam Cao, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Ngọc Tư ở trên. Có thể khẳng định rằng việc sử dụng từ nối theo phạm trù này của ba tác giả trong các truyện ngắn của mình là hết sức linh hoạt và đạt được những hiệu quả nhất định trong việc chuyển tải nội dung tác phẩm. Không những thế, những từ nối này còn tạo nên được những nét riêng trong truyện ngắn của mỗi người. Nó không chỉ giúp cho các tác giả chuyển tải được nội dung của tác phẩm đến với mọi người mà còn đem lại hiệu quả cao trong liên kết văn bản.

Một phần của tài liệu Giá trị liên kết của từ nối theo phạm trù tương phản nhượng bộ (qua truyện ngắn của Nam Cao, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Ngọc Tư) (Trang 93 - 96)