Số lượng phát ngôn có từ nối chi phối

Một phần của tài liệu Giá trị liên kết của từ nối theo phạm trù tương phản nhượng bộ (qua truyện ngắn của Nam Cao, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Ngọc Tư) (Trang 43 - 61)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.2.Số lượng phát ngôn có từ nối chi phối

Đối với tác phẩm văn học, ngôn ngữ chính là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của mỗi tác giả. Để sử dụng một cách có hiệu quả chất liệu là ngôn ngữ ấy các tác giả đều phải quan tâm tới vấn đề liên kết văn bản. Ở liên kết văn bản việc thể hiện mối quan hệ giữa các phát ngôn, giữa chủ ngôn và kết ngôn cũng tùy thuộc vào cách diễn đạt của từng người. Qua khảo sát chúng tôi thấy rằng ở mỗi tác giả số lượng phát ngôn mà từ nối chi phối không hoàn toàn giống nhau. Kết quả khảo sát cụ thể như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 36 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 2.2. Bảng thống kê số lƣợng phát ngôn có từ nối chi phối trong sáng tác của Nam Cao

Vị trí từ nối chi phối các phát ngôn (.) Số lần xuất hiện Tổng số, tỉ lệ % số lần xuất hiện Nhưng Thế mà Tuy Tuy vậy Mặc dầu vậy Tổng số Tỉ lệ % 1.1 06 02 08 6,1 1.2 10 02 12 9,1 1.3 02 02 1,5 2.1 16 02 02 20 15,2 2.2 12 04 02 18 13,6 2.3 08 02 10 7,6 2.4 04 04 3,0 3.1 06 04 10 7,6 3.2 06 02 08 6,1 3.3 10 02 02 14 10,6 3.5 02 02 1,5 4.1 02 02 04 3,0 4.2 04 04 3,0 4.3 02 02 04 3,0 5.1 02 02 04 3,0 5.2 02 02 04 3,0 6.2 02 02 1,5 8.1 02 02 1,5 Tổng số 86 12 18 14 02 132 100

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 37 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Khảo sát những sáng tác của Nam Cao chúng tôi nhận thấy: trong khi diễn đạt, tác giả sử dụng từ nối theo phạm trù Tương phản - Nhượng bộ giữa các phát ngôn linh hoạt, đa dạng.

- Trường hợp từ nối chi phối 1 phát ngôn với 1,2,3 phát ngôn. Ở vị trí này theo thống kê mô hình 1.1 xuất hiện 08 lần (chiếm 6,1%); 1.2 xuất hiện 12 lần (chiếm 9,1%); 1.3 xuất hiện 02 lần (chiếm 1,5%).

Ví dụ (1):

Hắn tưởng chỉ nhọc thôi. Nhưng đi qua một tiệm ăn, nghe thấy tiếng mỡ reo trong chảo và ngửi những mùi xào nấu đưa ra, hắn mới biết rằng hắn lại còn đói nữa. [II, tr.65]

(Từ nối Nhưng nối 1 phát ngôn với 1 phát ngôn ) Ví dụ (2):

Trước kia, nào Đức giỏi giang gì? Thế mà chỉ sống ít lâu ở đồn điền hắn đã học được những cách “chơi nhau” rất ngược. [II, tr.91]

(Từ nối Thế mànối 1 phát ngôn với 1 phát ngôn ) Ví dụ (3):

Hộ vốn nghèo, hắn là một nhà văn, trước kia, với cách viết thận trọng của hắn, hắn chỉ kiếm được vừa đủ để một mình hắn sống một cách eo hẹp, có thể nói là cực khổ. Nhưng bấy giờ hắn chỉ có một mình. Đói rét không có nghĩa lí gì đối với gã trẻ tuổi say mê lí tưởng. [II, tr.17]

(Từ nối Nhưng nối 1 phát ngôn với 2 phát ngôn)

- Trường hợp từ nối chi phối 2 phát ngôn với 1,2,3,4 phát ngôn.

Ở vị trí này này, theo thống kê thì mô hình 2.1 xuất hiện 20 lần (chiếm 15,2%); 2.2 xuất hiện 18 lần (chiếm 13,6%); 2.3 xuất hiện 10 lần (chiếm 7,6%); 2,4 xuất hiện 04 lần (chiếm 3,0%).

Ví dụ (4):

Người ta không dại, nhưng lầm. Người ta muốn cho con đi học, ai cũng muốn cho con sau này thi đỗ làm quan, hay ít cũng là ông phán, ông tham, chứ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 38 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ có định cho con làm kí khổ nhà buôn, giáo khổ trường tư hay thất nghiệp đâu.

Nhưng sự đời nó xoay ra thế. Bố mẹ chúng mình bây giờ nghĩ tiếc số tiền bỏ ra

cho chúng mình học ngày xưa lắm đấy nhé. [II, tr.87] (Từ nối Nhưng nối 2 phát ngôn với 2 phát ngôn) Ví dụ (5):

Y và vội vàng hết bát cơm rồi quăng bát đũa, đứng lên. San và Thứ ăn nốt chỗ cơm dở cũng đứng lên. Nhưng họ sai Mô đi mua một chục bánh chưng về. Mời mọc mãi Oanh và lũ trẻ con, chẳng ai ăn, hai người bèn ăn luôn hết cả chục chiếc bánh chưng. Rồi họ lên giường nằm để nghỉ trưa…[II, tr. 111]

(Từ nối Nhưngnối 2 phát ngôn với 3 phát ngôn)

- Trường hợp từ nối chi phối 3 phát ngôn với 1,2,3,5 phát ngôn.

Ở vị trí này, theo thống kê thì mô hình 3.1 xuất hiện 10 lần ( chiếm 7,6%); 3.2 xuất hiện 08 lần (chiếm 6,1%); 3.3 xuất hiện 14 lần (chiếm 10,6%); 3.5 xuất hiện 02 lần (chiếm 1,5%).

Ví dụ (6):

Thứ rất căm oanh. Y sẵn lòng tin với San rằng Oanh đong thứ gạo xấu nhất, mua quá ít đồ ăn, hà tiện cả từ tí nước mắm trở đi, là cố ý cho mọi người chỉ ăn được ít cơm. Cái ấy do tính bủn xỉn của Oanh. Nhưng biết đâu Oanh lại chả muốn đày đọa Thứ và Oanh nữa đấy? [II, tr.110]

(Từ nối Nhưng nối 3 phát ngôn với 1 phát ngôn). Ví dụ (7):

Đêm hôm ấy, Liên và Thứ nằm riêng. Liên nằm võng với con. Thứ nằm giường. Tuy vậy, cả hai cùng nằm trong một căn buồng. Không ai nghĩ đến chuyện đi nằm một chỗ riêng biệt hẳn. Cả hai cùng buồn bực và cố tỏ nỗi buồn bực ra ngoài. [II, tr.271]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 39 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ví dụ (8): (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một vài lần, Thứ bắt gặp bà xua cho chồng con ruồi, rồi tiện tay quạt cho chồng mấy cái, trong khi chồng ngủ. Sự trẻ trung cũng lây chăng? Hay là đôi vợ chồng mới âu yếm nhau, cười cợt với nhau, đã nhắc đôi vợ chồng đứng tuổi nhớ đến những ngày âu yếm cũ…

Tuy vậy, ông Học vẫn không ưa cái lối sống ăn xổi ở thì của họ. Họ

chẳng có một tí gì. Đồ đạc không. Hòm xiểng không. Đồ ăn thức đựng không.

[II, tr.202]

(Từ nối Tuy vậy nối 3 phát ngôn với 5 phát ngôn).

- Trường hợp từ nối chi phối 4 phát ngôn với 1,2,3 phát ngôn.

Ở vị trí này, theo thống kê thì mô hình 4.1 từ nối xuất hiện 04 lần (chiếm 3,0%); 4.2 xuất hiện 04 lần (chiếm 3,0%); 4.3 xuất hiện 04 lần (chiếm 3,5%).

Ví dụ (9):

Lần này y đã hứa trước với mình sẽ bỏ hẳn cái tật ấy đi. Y sẽ không có một lời nào khiến cho Liên phải buồn rầu. Y sẽ cố giữ nỗi sum họp được hoàn toàn trong trẻo. Và nếu bà y với mẹ y có giận nhau, thì y sẽ coi thế là thường, là một sự không đáng quan tâm, và y nhất định không vì thế mà bực bội.

Tuy đã định tâm như vậy, mà lúc về đến ngõ, y vẫn thấy ngược y như bị một khối nặng đè. [II, tr.62]

(Từ nối Tuy nối 4 phát ngôn với 1 phát ngôn) Ví dụ (10):

Trông thấy vợ chồng ông, Thứ không thể không nghĩ đến vợ chồng mình. Giá y đứng với Liên, thì người ngoài trông cũng na ná thế thôi. Cũng chồng diện tây, vợ đặc nhà quê. Người lạ có thể bảo là chủ với con sen, chị vú…Tuy vậy, Thứ ghét ông. Ghét nhất là cái thói khệnh khạng, không phải lối của ông.

[II, tr.239]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 40 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ví dụ (11):

Cộng đã bỏ cô Dung. Nghe đâu cũng vì mong manh biết chuyện Dung đã dan díu với San. San biết tin ấy, có ý hả hê. Thứ tưởng rằng bà béo sẽ oán San suốt đời. Nhưng không. Bà thật là một kẻ biết tùy thời. Mất đám kia rồi, bà lại trở mặt, tử tế với San. [II, tr 234]

(Từ nối Nhưng nối 4 phát ngôn với 3 phát ngôn).

- Trường hợp từ nối chi phối 5 phát ngôn với 1,2 phát ngôn.

Ở vị trí này, theo thống kê thì mô hình 5.1 xuất hiện 04 lần (chiếm 3,0%); 5.2 xuất hiện 04 lần (chiếm 3,0%).

Ví dụ (12):

Bà nó thì già lắm rồi. Cái lưng còng xuống, người còm cõi, trông như một con mèo đi bằng hai chân. Tiếng bà cũng khàn khàn như tiếng mèo. Cái mặt thì nhăn dúm như cái đèn xếp của một cậu học trò vụng làm thủ công. Bà đi thất thểu tựa ma trơi. Tuy vậy, bà chưa chống gậy. [II, tr.74]

(Từ nối Tuy vậy nối 5 phát ngôn với 1 phát ngôn).

- Trường hợp từ nói chi phối 6 phát ngôn 2 phát ngôn. Ở vị trí này, theo thống kê thì mô hình 6.2 xuất hiện 02 lần (chiếm 1,5%).

Ví dụ (13):

Thứ mỉm cười. Y chẳng tin một chút nào. Oanh muốn chiêm bao thì cứ việc chiêm bao! Chớ vội mừng! Thứ biết trước rằng đến khi về nhà Đích, y sẽ gặp được nhiều điều khác xa những cái y vẫn thường tưởng tượng. Trước hết nhà Đích chỉ có cái mẽ bề ngoài, chứ thật ra không giàu. Thế mà hai ông bà đặc nhà quê, quanh năm phải đầu đội vai mang, chân lấm tay bùn. Họ sẽ phải chướng mắt vì cô nàng dâu đặc tân thời, tóc búi, áo chùng lướt thướt, quần trắng buông kín gót chân, lúc nào cũng lẹp kẹp đôi giày, đôi dép. [II, tr.245]

- Trường hợp từ nói chi phối 8 phát ngôn, 1 phát ngôn (kết ngôn). Ở vị trí này, theo thống kê thì mô hình 8.1 xuất hiện 02 lần (chiếm 1,5%).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 41 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ví dụ (14):

Hắn ngắm nghía mặt Từ lâu lắm. Da mặt Từ xanh nhợt; môi nhợt nhạt; mí mắt hơi tim tím và chung quanh mắt có quầng; đôi má đã hơi hóp lại khiến mặt hơi có cạnh. Hộ khẽ thở dài và lắc đầu ái ngại. Hắn dịu dàng nắm lấy tay sã xuống của Từ. Cái bàn tay lủng củng rặt những xương! Trên mu bàn tay, những đường gân xanh bóng ra làn da mỏng và xanh trong, xanh lọc. Cái cổ tay mỏng manh. Tất cả lộ một cái gì mềm yếu, một cái gì ẻo lả, cần được hắn che chở và bênh bực…một vẻ bạc mệnh, một cái gì đau khổ và chật vật, cần được hắn vỗ về an ủi… Thế mà hắn đã làm gì để cho Từ khỏi khổ? [II, tr.17]

Qua kết quả khảo sát ta thấy vai trò của việc sử dụng từ nối trong liên kết văn bản là hết sức quan trọng. Việc từ nối xuất hiện khi nào? Xuất hiện ở chủ ngôn hay kết ngôn? Từ nối đứng ở vị trí nào trong số những phát ngôn ấy?... Tất cả đều phụ thuộc vào việc lựa chọn cách sử dụng riêng của từng tác giả, mang đặc trưng riêng trong cách sử dụng của mỗi người. Đối với những sáng tác của Nam Cao, chúng tôi nhận thấy: việc sử dụng từ nối theo phạm trù Tương phản - Nhượng bộ của ông hết sức đa dạng. Ở mỗi lần từ nối theo phạm trù này xuất hiện tác giả đều sử dụng linh hoạt, thể hiện mục đích nhất định. Có thể là nhấn mạnh, khẳng định, có thể là chê bai, có thể là tô đậm tính cách nhân vật… Nhưng quan trọng hơn cả là sự xuất hiện của từ nối theo phạm trù Tương phản - Nhượng bộ này là đã giữ cho mối quan hệ giữa các phát ngôn, giữa chủ ngôn và kết ngôn trở nên chặt chẽ hơn, có sức lập luận thuyết phục hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 42 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 2.3. Bảng thống kê số lƣợng phát ngôn có từ nối chi phối trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu

Vị trí từ nối chi phối các phát ngôn (.) Số lần xuất hiện Tổng số, tỉ lệ % số lần xuất hiện Nhưng Thế nhưng Tuy Tuy vậy Thế mà Vậy mà Tổng số Tỉ lệ % 1.1 36 08 16 06 04 70 41,2 1.2 26 02 06 04 02 40 23,5 1.3 02 02 04 2,4 1.5 02 02 1,2 2.1 16 02 02 20 11,8 2.2 14 04 18 10,6 2.3 02 02 04 2,4 2.4 02 02 1,2 3.1 02 04 06 3,5 3.4 02 02 1,2 4.1 02 02 1,2 Tổng số 100 06 24 26 10 04 170 100

Khảo sát việc sử dụng từ nối theo phạm trù Tương phản - Nhượng bộ trong những sáng tác của Nguyễn Minh Châu, chúng tôi thu được kết quả cụ thể như sau:

- Trường hợp từ nối chi phối 1 phát ngôn với 1,2,3,5 phát ngôn. Ở vị trí này theo thống kê mô hình 1.1 xuất hiện 70 lần (chiếm 41,2%); 1.2 xuất hiện 40 lần (chiếm 23,5%); 1.3 xuất hiện 04 lần (chiếm 2,4%); 1.5 xuất hiện 02 lần (chiếm 1,2%).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 43 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ví dụ (15):

Như Hậu, Hậu vẫn yêu tôi, quý chiều tôi, coi trọng tính mạng của tôi hơn tính mạng của mình, mà vẫn biết chắc chắn tôi không dành một chút tình yêu nào đáp lại Hậu, lại còn chế nhạo Hậu.

Vậy mà suốt một năm ở với Hậu, tôi đâu có biết Hậu đã yêu tôi bằng

tình yêu của tất cả những người yêu tôi cộng lại. [III, tr.177] ( Từ nối Vậy mànối 1 phát ngôn với 1 phát ngôn) Ví dụ (16):

Đứa con gái tôi cố tỏ ra công bằng và vô tư, không ra yêu ai hơn hay ghét ai hơn, đối với mấy con vật run rẩy, non nớt. Tuy vậy, tôi đã nghe có một lần nó phải thốt lên một tiếng “gớm chết”. Tôi hiểu ngay rằng nó đang nói về ai. Phải, chính là nó đang muốn nói về một trong bốn con mèo con; nó đen sì từ đầu đến chân, hai con mắt nó còn bọc trong cái màng da nhưng dường như đã hứa hẹn đầy vẻ hằn học. [III, tr. 363]

( Từ nối Tuy vậy nối 1 phát ngôn với 3 phát ngôn) Ví dụ (17):

Cũng như bây giờ trong cảnh sắc của cơn mưa đầm đìa, dải gò tha ma lúc ấy cũng phủ kín một lớp cỏ trải qua nhiều ngày hè đã khô xác, cứ phơi ra một màu rỉ đồng. Nhưng đó chỉ là vẻ mặt của nó bề ngoài. Dải mìn điện bố trí sẵn đã được bọn công binh địch ấn nút cho nổ. Dải gò tha ma chợt sáng xanh. Trong chiếc T.34 bữa đó có ba người ngồi, kể cả Thăng. Một đồng chí hy sinh ngay, một đồng chí bỏng một phần ba người. [III, tr.221]

(Từ nối Nhưngnối 1 phát ngôn với 5 phát ngôn).

- Trường hợp từ nối chi phối 2 phát ngôn với 1,2,3,4 phát ngôn. Ở vị trí này theo thống kê mô hình 2.1 xuất hiện 20 lần (chiếm 11,8%); 2.2 xuất hiện 18 lần chiếm 10,6%); 2.3 xuất hiện 04 lần (chiếm 2,4%); 2.4 là 02 lần (chiếm 1,2%).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 44 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ví dụ (18):

Trước đây mấy năm, từ khi bắt đầu cặp tóc, “hai con nhóc” này lần đầu tiên đã chạm trán nhau trước một quầy bán sách cũ tận trong một cái ngõ. Chúng đưa mắt nhìn nhau dò la đến phát khiếp, miệng thì làu bàu, gầm gừ.

Nhưng hiểu được ý đồ của nhau rồi thì liền kết giao thành đôi bạn thân. [III,

tr.277]

(Từ nối Nhưng nối 2 phát ngôn với 1 phát ngôn) Ví dụ (19):

Anh thợ cắt tóc nghe mẹ lên tiếng mới quay người lại. Tôi vừa kịp nhận ra được từ nơi cặp mắt vẫn còn trẻ của anh chiếu thẳng về phía tôi một cái nhìn ban đầu xoi mói, ngạc nhiên, rồi hơi nghiêm mặt lại. Nhưng những diễn biến phản ứng trên cái mặt người thợ chỉ diễn ra nhanh như một cái chớp mắt. Ngay sau đó anh lại trở lại cái vẻ mặt và cử chỉ từ tốn, điềm đạm, ân cần của một người thợ cắt tóc đứng đắn và yêu nghề. [III, tr.132]

(Từ nối Nhưng nối 2 phát ngôn với 2 phát ngôn) Ví dụ (20):

Mắt tôi hoa lên, có lẽ đứng trước một kho vàng cũng chẳng sung sướng đến thế. Cả một ngôi nhà kho chứa đầy những chiếc máy cày còn mới toanh.

Nhưng ôi thôi, chúng tôi đã xem xét hết một lượt, chiếc máy cày nào cũng chỉ

còn là một đống sắt. Ngôi nhà nhìn từ đằng xa tưởng lành lặn không ngờ khi đứng bên trong nhìn lên mới thấy cái vòm rách nát khắp mọi chỗ y như bị xé. Những trận bom B.52 của Mỹ dội xuống trong những trận giành đi giật lại tuyến phòng ngự cuối năm ngoái đã làm tiêu ma mọi công cụ sản xuất, làm ăn.

[III, tr.186]

(Từ nối Nhưng nối 2 phát ngôn với 3 phát ngôn) Ví dụ (21):

Chị đã nói thẳng ý định của chị với cô ấy. Nó cứ đỏ bừng mặt lên, không nói gì. Nhưng khi chị kể chuyện cậu, về cái chuyện cậu trốn nhà đi bộ đội, cô

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 45 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ta ngồi nghe rất chăm chú. Cậu tranh thủ lên ngay nhé. Nguyệt cũng đang muốn gặp cậu. Chỉ cần hai người gặp nhau một lần là xong thôi. [III, tr .83] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Từ nối Nhưng nối 2 phát ngôn và 4 phát ngôn)

- Trường hợp từ nối chi phối 3 phát ngôn với 1,4 phát ngôn. Ở vị trí này theo thống kê mô hình 3.1 xuất hiện 06 lần (chiếm 3,5%); 3.4 là 02 lần (chiếm 1,2%).

Ví dụ (22):

Mẹ ra ngoài đó thì bảo nó hoặc chồng nó đánh ngay về đây cho con một bức điện, nói cho con biết đã xảy ra việc gì? Nếu hoàn cảnh bức bách nó cần tiền thì cũng nói mấy chữ luôn thể. Con sẽ gửi thêm tiền cho nó. Nhưng nếu trường hợp chẳng có việc gì cả, con Quyên chỉ đánh bức điện để lôi mẹ ra bòn rút sức lao động của mẹ, để mẹ giúp nó nấu nướng và trông lũ con của nó, thì mẹ nhớ phải vào trong này ngay với cháu Lan. [III, tr.248]

(Từ nốiNhưng nối 3 phát ngôn với 1 phát ngôn). Ví dụ (23):

Xưa nay tôi vẫn quan niệm rằng: sống ở đời, cho thế nào thì nhận thế ấy.

Một phần của tài liệu Giá trị liên kết của từ nối theo phạm trù tương phản nhượng bộ (qua truyện ngắn của Nam Cao, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Ngọc Tư) (Trang 43 - 61)