Từ nối “Nhưng”

Một phần của tài liệu Giá trị liên kết của từ nối theo phạm trù tương phản nhượng bộ (qua truyện ngắn của Nam Cao, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Ngọc Tư) (Trang 63 - 64)

7. Cấu trúc luận văn

2.4.1. Từ nối “Nhưng”

Theo Từ điển Tiếng Việt 2010, Nhưng k từ biểu thị điều sắp nêu ra ngược lại với ý do điều vừa nói đến có thể gợi ra. Ví dụ: việc nhỏ nhưng ý nghĩa lớn; nói nhỏ nhưng vẫn nghe thấy; hứa nhưng không thực hiện.

Những từ đồng nghĩa: cơ mà, dưng mà, nhưng mà, song.

Trong văn bản, khi từ nối “Nhưng” xuất hiện thì ngoài vai trò liên kết về hình thức nó còn có vai trò liên kết văn bản về mặt ngữ nghĩa. Ta có thể thấy điều này qua các ví dụ cụ thể:

Ví dụ (37):

Y nhận ra Tư. Tư cúi mặt nhìn xuống, e lệ và hơi bối rối. Lòng Thứ xao lên. Nhưng chỉ một phút thôi. Rồi y lại lạnh lùng ngay. Lúc này, hình như tất cả những cái gì không phải là cơm ăn, việc làm đối với Thứ đều bị coi là phù phiếm, là vô ích cả. [II, tr.285]

Ví dụ (38):

Tôi sẽ mang đá sỏi, rơm rạ vào nhà, nuôi cá thia lia, thả bèo vô chậu, ở chỗ cái hồ giếng trời tôi trồng bụi năng, bụi lác, bụi bông súng quê nghèo. Đất có hơi hẹp khổ, nhưng không sao, tôi sẽ xây nó lên cao, cho ai đi qua tới đây cũng phải xửng vửng, ngạc nhiên kêu lên: “Nhà của ai mà bảnh quá ta?”. (Lúc đó tôi sẽ ưỡn ngực ra mà rằng: “Có ai trồng khoai đất nầy, nhà tui chứ ai?”).

Nhưng chừng nào thì mình mới có được một cái nhà như vậy kìa, biết chừng

nào, chừng nào? [V, tr.63] Ví dụ (39):

Đứng trước mặt tôi là một ông lão già (thực ra năm ấy Ph. mới băm nhăm) khuôn mặt xương xương, môi mỏng, hai vệt ria mép được cát rất tỉ mỉ,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 56 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ tỉa tót, bộ ria mép “đáng tiền” như nhào bằng cái đầu trọc nhẵn thín ở phía trên. Nhưng điều khiến tôi chú ý nhất trên khuôn mặt Ph. Là cặp mắt của một người như đã chết rồi, chết từ lâu rồi, mi mắt vẫn mỏng, cặp lòng đen vẫn đưa đẩy nhưng một nỗi tuyệt vọng ghê gớm đã xâm chiếm trọn ven lấy mọi tia nhìn.

[III, tr191].

Nghĩa của từ nối Nhưng trong từ điển được thể hiện rõ trong các ví dụ (37), (38), (39). Nó biểu thị điều sắp nêu ra ngược lại với ý do điều vừa nói đến có thể gợi ra. Cụ thể: ở ví dụ (37) điều được nói ở những phát ngôn đứng trước

từ “Nhưng”: “Y nhận ra Tư. Tư cúi mặt nhìn xuống, e lệ và hơi bối rối. Lòng

Thứ xao lên”. Ở những phát ngôn đứng sau từ Nhưng: “… chỉ một phút thôi. Rồi y lại lạnh lùng ngay. Lúc này, hình như tất cả những cái gì không phải là cơm ăn, việc làm đối với Thứ đều bị coi là phù phiếm, là vô ích cả”. Theo logic thông thường ta hiểu khi “Y nhận ra Tư. Tư cúi mặt nhìn xuống, e lệ và hơi bối rối. Lòng Thứ xao lên” thì tiếp theo sẽ phải là một hành động gì đó để thể hiện được tình cảm của y với Tư, nhưng không những phát ngôn phía sau “Nhưng”

lại thể hiện ý trái ngược với những phát ngôn trước: “… chỉ một phút thôi. Rồi y lại lạnh lùng ngay. Lúc này, hình như tất cả những cái gì không phải là cơm ăn, việc làm đối với Thứ đều bị coi là phù phiếm, là vô ích cả” phần phát ngôn này nếu tách ra thì gần như nó không logic với chủ ngôn. Nhưng chuỗi phát ngôn này vẫn có sự nối kết với nhau nhờ từ nối thuộc phạm trù Tương phản - Nhượng bộ : “Nhưng”. Ở đây từ nối “Nhưng” đã biểu thị điều sắp nêu ra ngược lại với ý do điều vừa nói đến có thể gợi ra.

Tương tự, ta có thể thấy được điều đó ở ví dụ (38), (39).

Một phần của tài liệu Giá trị liên kết của từ nối theo phạm trù tương phản nhượng bộ (qua truyện ngắn của Nam Cao, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Ngọc Tư) (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)