Từ nối“Tuy vậy”

Một phần của tài liệu Giá trị liên kết của từ nối theo phạm trù tương phản nhượng bộ (qua truyện ngắn của Nam Cao, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Ngọc Tư) (Trang 67 - 69)

7. Cấu trúc luận văn

2.4.4.Từ nối“Tuy vậy”

Theo từ điển Tiếng Việt, 2010. Tuy vậy k. Tổ hợp biểu thị từ sắp nêu ra là trái với những gì mà điều vừa nói đến làm cho người ta có thể nghĩ. Nó lạị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 60 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ thất bại lần nữa, tuy vậy nó vẫn không nản lòng. Tôi không dám hứa chắc, tuy vậy mai mời anh cứ đến.

Ví dụ ( 43):

Hài ăn cơm uể oải. Đôi mắt đỏ ngầu mệt mỏi. Chốc chốc hình ảnh người thiếu nữ lại trở về, dắt theo hình ảnh những phút vui đêm trước. Hắn lại thừ người ra một lúc và hắn lại tự bảo: “Những cuộc vui hại người”.

Tuy vậy vừa tan học buổi chiều, hắn lại đi. Hắn nhịn cơm. Và cái đầu,

quần áo chải chuốt hơn mọi bữa. [II,tr. 43]

Ví dụ (43) là phần văn bản được trích trong trong truyện ngắn “Quên điều độ” của tác giả Nam Cao. Ví dụ gồm có 7 phát ngôn được liên kết với nhau bởi từ nối theo phạm trù Tương phản - Nhượng bộ Tuy vậy”. Ở ví dụ này, từ nối “Tuy vậy” thể hiện đúng vai trò liên kết ngữ nghĩa của nó giữa những phát ngôn đứng trước và những phát ngôn đứng sau nó. Những phát ngôn đứng trước từ nối “Tuy vậy nói về suy nghĩ của Hài “Hài ăn cơm uể oải. Đôi mắt đỏ ngầu mệt mỏi. Chốc chốc hình ảnh người thiếu nữ lại trở về, dắt theo hình ảnh những phút vui đêm trước. Hắn lại thừ người ra một lúc và hắn lại tự bảo: “Những cuộc vui hại người”. Nếu theo lo gic thông thường người đọc sẽ hình dung ra nội dung tiếp theo là nhân vật Hài sẽ không đi nữa vì Hài đã nhận thấy đó là “những cuộc vui hại người”. Nhưng ở đây với từ nối“Tuy vậy” đã cho ta thấy được điều sắp nói ra ở những phát ngôn sau chính là ra là “trái với những gì mà điều vừa nói đến làm cho người ta có thể nghĩ”. Thông thường, người ta có thể nghĩ ở đây là Hài sẽ không đi nữa. Song vì xuất hiện từ nối “Tuy vậy nên tác giả có thể thể hiện được dụng ý của mình về việc khắc họa việc làm của Hài trong tình huống này. Biết là vui hại người nhưng vẫn ham vui: “vừa tan học buổi chiều, hắn lại đi. Hắn nhịn cơm. Và cái đầu, quần áo chải chuốt hơn mọi bữa”..

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 61 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ví dụ (44):

Thời gian đó, tôi vừa tốt nghiệp một khóa đào tạo lái xe cấp tốc chỉ có bốn tháng. Tuy vậy tôi đã có thể ngồi sau tay lái một cách khá vững vàng trên những chặng đường địch đánh phá. [III, tr180]

Đây là phần văn bản trích trong truyện ngắn “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành” của tác giả Nguyễn Minh Châu. Ví dụ gồm có hai phát ngôn được nối với nhau bởi từ nối “Tuy vậy”. Ở phát ngôn thứ nhất (chủ ngôn) Nhân vật … xưng “tôi” “Thời gian đó, tôi vừa tốt nghiệp một khóa đào tạo lái xe cấp tốc chỉ có bốn tháng” khoảng thời gian học “đào tạo lái xe cấp tốc chỉ có bốn tháng” ấy là ngắn so với việc học lái xe. Từ nối “Tuy vậy” đã nối chủ ngôn này với kết ngôn “… tôi đã có thể ngồi sau tay lái một cách khá vững vàng trên những chặng đường địch đánh phá”. Kết ngôn đưa ra trái với điều chúng ta nghĩ nhưng trong phần văn bản này chủ ngôn và kết ngôn vẫn liên kết được với nhau không chỉ về mặt hình thức mà còn cả về ngữ nghĩa.

Một phần của tài liệu Giá trị liên kết của từ nối theo phạm trù tương phản nhượng bộ (qua truyện ngắn của Nam Cao, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Ngọc Tư) (Trang 67 - 69)