7. Cấu trúc luận văn
2.4.2. Từ nối “Thế nhưng”
Từ nối “Thế nhưng” gần nghĩa với từ nối “Nhưng”, nhưng từ nối này khi đi vào văn bản thì ý nghĩa của nó nhấn mạnh hơn so với từ nối “Nhưng”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 57 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Ví dụ (40):
Lòng tôi rối như tơ vò. Chẳng lẽ lại đi hỏi thăm cô ta có biết chị Tính hay không? Chỉ cần hỏi thế, mọi sự vỡ lẽ ngay nhưng tôi vẫn không muốn hoặc không dám hỏi. Tôi không muốn đi sâu vào câu chuyện riêng giữa chuyến công tác. Thế nhưng tôi vẫn cứ phải phân vân: trong hai người con gái, một trẻ và xinh đẹp ngồi bên cạnh và một người đã chết anh dũng, ai là người đã từng mang canh cánh trong trái tim tuổi trẻ mối tình đầu với tôi trong suốt mấy năm, mà tôi lại tỏ ra hờ hững? [III, tr.86]
Ở ví dụ trên, từ nối “Thế nhưng” đảm nhiệm vai trò nối 4 phát ngôn phía trước với một phát ngôn (kết ngôn) đứng phía sau nó. Chủ ngôn đứng ở đầu đoạn văn bản. “Lòng tôi rối như tơ vò”, những phát ngôn phía sau giải thích rõ hơn cho chủ ngôn. . “Chẳng lẽ lại đi hỏi thăm cô ta có biết chị tính hay không? Chỉ cần hỏi thế, mọi sự vỡ lẽ ngay nhưng tôi vẫn không muốn hoặc không dám hỏi. Tôi không muốn đi sâu vào câu chuyện riêng giữa chuyến công tác”. Mặc dù “ Tôi không muốn đi sâu vào câu chuyện riêng giữa chuyến công tác” song tâm trạng của nhân vật tôi vẫn chưa hết băn khoăn, chưa giải quyết được nỗi lòng “rối như tơ vò” ấy. Vì vậy ở kết ngôn tác giả vẫn để cho nhân vật tiếp tục bộc lộ tâm trạng ban đầu của mình “tôi vẫn cứ phải phân vân: trong hai người con gái, một trẻ và xinh đẹp ngồi bên cạnh và một người đã chết anh dũng, ai là người đã từng mang canh cánh trong trái tim tuổi trẻ mối tình đầu với tôi trong suốt mấy năm, mà tôi lại tỏ ra hờ hững?”. Người đọc thấy được điều đó, vẫn thấy tâm trạng nhân vật bộc lộ một cách logic, hợp lí và có từ nối
“Thế nhưng” xuất hiện nối giữa các phát ngôn đứng trước và sau nó. Từ nối
“Thế nhưng”, ở đây còn mang ý nghĩa phân trần, giải thích về nỗi lòng của
nhân vật.