7. Cấu trúc luận văn
1.5.2. Nguyễn Minh Châu
Nguyễn Minh Châu (1930-1989), ông là một hiện tượng văn học vừa độc đáo, vừa lớn lao của văn học Việt Nam hiện đại cuối thế kỉ XX. Nguyễn Minh Châu bước vào nghề văn hơi muộn. Ngoài 30 tuổi, ông mới về Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Bốn năm sau, 1996, tiểu thuyết đầu tay Cửa sông mới ra đời. Vào nghề muộn, lại viết chậm và ít: bốn năm sau tiểu thuyết đầu tay Cửa sông, mới có tập truyện ngắn Những vùng trời khác nhau (1970) và sáu năm sau Cửa sông, tiểu thuyết thứ hai Dấu chân người lính mới ra đời, cũng có nghĩa là sau 10 năm làm nghề viết văn Nguyễn Minh Châu mới được công chúng văn học biết đến với tư cách nhà tiểu thuyết.
Tuy nhiên, từ truyện ngắn đầu tay Mảnh trăng cuối rừng (1975), Nguyễn Minh Châu đã để lại một ấn tượng không phai mờ: Mảnh trăng cuối rừng được
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 30 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
đánh giá là truyện ngắn hay nhất viết về “Tình yêu thời bom đạn”. Cho đến hôm nay, đọc lại truyện ngắn này, ta vẫn thấy cảm xúc trữ tình của Nguyễn Minh Châu thật mãnh liệt mà sâu lắng. Là nhà văn mặc áo lính, Nguyễn Minh Châu ý thức sâu sắc về sứ mệnh cao cả, nhiệm vụ thiêng liêng của người cầm bút trong giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc chiến tranh chống Mĩ cứu nước. Tâm niệm sáng tác duy nhất trong ông lúc này là hướng đến cuộc “chiến đấu vì sự sống còn của cả dân tộc, đất nước”, do vậy nhà văn đã dành hai chục năm sung sức của cuộc đời để tìm tòi, khám phá, ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống và tâm hồn con người trong chiến tranh. Đó chính là những tác phẩm được viết bởi cảm hứng sử thi - anh hùng ca - một cảm hứng chủ đạo của văn học thời kì chống Mỹ mà Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn thể hiện xuất sắc nhất với Mảnh trăng cuối rừng và Dấu chân người lính…
Trong thời kì đổi mới, Nguyễn Minh Châu được Sự nghiệp đổi mới
“Chọn mặt gửi vàng” để trở thành nhà văn - chiến sĩ đi tiên phong trong sự nghiệp Đổi mới của Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XX. Trong suy nghĩ chung quanh về việc viết về chiến tranh, ông nhận thấy các nhân vật trong các tác phẩm viết về chiến tranh “thường có khuynh hướng được mô tả một chiều là quá tốt, chưa thực”. Nguyễn Minh Châu muốn có một sự thay đổi và ông đã thể hiện suy nghĩ đó trong những sáng tác của mình: một loạt các tác phẩm mới ra đời khác hẳn cảm hứng chủ đạo Anh hùng ca ở Dấu chân người lính: Bến quê (1985); Mảnh đất tình yêu (tiểu thuyết, 1987); Chiếc thuyền ngoài xa(1987)…Nhà văn Nguyên Ngọc đã rất đúng khi cho rằng Nguyễn Minh Châu là “ngƣời mở đƣờng tinh anh và tài năng đã đi đƣợc xa nhất” ở chặng đầu đổi mới của văn học nước nhà. Ở đó Nguyễn Minh Châu đã thể hiện cả bản lĩnh và tài năng của mình cho một khát vọng mãnh liệt: văn chƣơng cần phải khác. Nơi đó cái đẹp phải là cái “thật”, con ngƣời phải đƣợc nhìn nhận ở „bề sâu, bề sau, bề xa” của nó.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 31 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
1.5.4.Nguyễn Ngọc Tư
Nguyễn Ngọc Tư (sinh năm 1976, quê ở xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) là một nữ nhà văn trẻ đồng bằng sông Cửu Long. Những sáng tác của chị không chỉ thu hút độc giả mà còn thu hút sự chú ý của những nhà nghiên cứu, phê bình trong nước và liên tục đạt những giải thưởng cao của hội nhà văn Việt Nam. Nguyễn Ngọc Tư trở thành một trong số ít những cây bút trẻ hiện nay được dư luận đặc biệt quan tâm. Có thể nói, với những truyện ngắn ở giai đoạn đầu, Nguyễn Ngọc Tư đã mang đến một “hơi gió mát” (chữ dùng của Nguyên Ngọc) cho văn xuôi đương đại trong bối cảnh văn chương hiện nay quá chú trọng vào khai thác những mảng đề tài về hiện thực cuộc sống đang diễn ra với những bụi bặm, va chạm và nóng bỏng của đời thường.
Có thể nói, thành công đầu tiên đến với Nguyên Ngọc Tư bắt đầu từ tập truyện ngắn “Ngọn đèn không tắt” (2000) - tác phẩm đạt giải nhất cuộc vận động sáng tác văn học tuổi 20 lần 2 do Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với báo tuổi trẻ tổ chức. Từ thành công này, Nguyễn Ngọc Tư đã có những bước đi mạnh dạn hơn. Nhiều tác phẩm của chị liên tục xất hiện như:
Ông Ngoại (tập truyện thiếu nhi), 2001; Biển Người mênh mông (tập truyện), 2003; Giao thừa (tập truyện), 2003…Và đặc biệt, năm 2005 với sự xuất hiện của “ Cánh đồng bất tận”, cái tên Nguyễn Ngọc Tư đã trở thành mối quan tâm trong giới phê bình văn học và trở thành đề tài trong các câu truyện văn chương.
Tiếp nối thành công của “Cánh đồng bất tận” Nguyễn Ngọc Tư tiếp tục ra mắt truyện ngắn “Khói trời lộng lẫy” (tháng 12.2010) một lần nữa độc giả đắm mình trong không gian sông nước, cây trái, quang cảnh và lối sống của vùng đất phương Nam trù phú, mênh mông, thu hút được sự quan tâm của nhiều độc giả.
Năm 2008, Nguyễn Ngọc Tư được Hội nhà văn đề cử là nhà văn trẻ nhất từ trước đến nay được nhận giải thưởng văn học của khối Đông Nam Á tại Thái
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 32 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Lan. Chị cũng được Hội nhà văn đề cử vì những đóng góp của chị vào đời sống văn học Việt Nam khoảng 10 năm gần đây. Có thể khẳng định: qua sự thành công của các tác phẩm, Nguyễn Ngọc Tư đã xây nên sự độc đáo trên những trang văn của mình.
1.6. Tiểu kết
Chương này trình bày cơ sở lí thuyết của luận văn. Đó là những vấn đề về ngôn ngữ học văn bản. Tuy nhiên để phục vụ cho việc tìm hiểu “Giá trị liên kết của nhóm từ nối theo phạm trù Tương phản - Nhượng bộ”, chúng tôi chỉ đưa vào luận văn này lí thuyết về ngữ pháp văn bản, liên kết văn bản và phép nối trong hệ thống các phép liên kết văn bản. Qua đó, có thể thấy tính liên kết chính là nhân tố quan trọng nhất có tác dụng biến một chuỗi câu trở thành văn bản.
Tìm hiểu về giá trị liên kết thông qua nhóm từ nối Tương phản - Nhượng bộ thông qua các tác phẩm cụ thể sẽ tạo nên tính khách quan, khoa học và có những nhận định mang tính thuyết phục cao.
Sử dụng từ nối mang ý nghĩa Tương phản - Nhượng bộ trong những hoàn cảnh cụ thể sẽ tạo nên được những cấu trúc đặc thù, tạo nên mối liên hệ ngữ nghĩa giữa các phát ngôn, tạo nên hiệu quả đặc biệt về thông tin, truyền nghĩa, truyền cảm.
Nam Cao, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Ngọc Tư là ba nhà văn đại diện cho ba giai đoạn văn học khác nhau. Họ có những đóng góp không nhỏ cho nền văn học nước nhà. Việc nghiên cứu một phương diện của ngôn ngữ thông qua cách sử dụng từ nối theo phạm trù Tương phản - Nhượng bộ trong những tác phẩm cụ thể của ba tác giả sẽ đem lại cái nhìn mới mẻ cho tác phẩm và phong cách của mỗi nhà văn.
Đi sâu vào nghiên các truyện ngắn của ba tác giả Nam Cao, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Ngọc Tư ta sẽ thấy được sự phong phú của ngôn ngữ tiếng Việt qua nhiều hình thức thể hiện, đặc biệt là cách sử dụng từ nối. Những vấn đề lí thuyết đã nói ở trên là cơ sở lí luận để chúng tôi triển khai nội dung ở phần sau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 33 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 2
KHẢO SÁT VỀ TÍNH LIÊN KẾT CỦA NHÓM TỪ NỐI THEO PHẠM TRÙ TƢƠNG PHẢN - NHƢỢNG BỘ
(QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO, NGUYỄN MINH CHÂU, NGUYỄN NGỌC TƢ)
2.1. Mở đầu
Trong tiến trình hình thành và phát triển, Văn học Việt Nam trải qua nhiều giai đoạn, nhiều chặng đường với những thành tựu và hạn chế nhất định. Ở mỗi giai đoạn ấy đều có những tác giả, tác phẩm tiêu biểu, thể hiện những dấu ấn, những nét phong cách riêng. Có thể nói, với những trang viết của mình họ đã ghi lịch sử, tái hiện lại của cuộc sống hiện thực và vô cùng sinh động qua cái nhìn nhạy cảm, tinh tế của nhà văn. Để thấy được cách riêng mà tác giả thể hiện trong trang viết của mình ra sao, với những biểu hiện cụ thể như thế nào? Trong khuôn khổ của luận văn này chúng tôi chỉ tìm hiểu về khía cạnh liên kết văn bản để thấy được phần nào những nét riêng ấy. Chúng tôi lựa chọn ba tác giả có thể nói là tiêu biểu cho ba giai đoạn khác nhau của văn học Việt Nam. Đó là: Nam Cao, Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Ngọc Tư. Chúng tôi tiến hành khảo sát các sáng tác của ba tác giả với gần 1.500 trang viết. Khi đi sâu vào tìm hiểu những sáng tác của ba tác giả này, chúng tôi chủ yếu tìm hiểu tính liên kết của nhóm từ nối theo phạm trù Tương phản - Nhượng bộ.
Tư liệu khảo sát của luận văn là: Tuyển tập Nam Cao (tập 1-2) NXB Văn học, Nguyễn Minh Châu - Tuyển tập truyện ngắn , NXB Văn học, và Cánh đồng bất tận (tập truyện ngắn) của Nguyễn Ngọc Tư, Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư, NXB trẻ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 34 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2.2. Tổng quát về số lƣợt các từ nối theo phạm trù Tƣơng phản - Nhƣợng bộ đƣợc các tác giả sử dụng Nhƣợng bộ đƣợc các tác giả sử dụng
Qua khảo sát các truyện ngắn của ba tác giả: Nam Cao, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Ngọc Tư. Chúng tôi nhận thấy rằng các tác giả sử dụng từ nối theo phạm trù Tương phản - Nhượng bộ tương đối nhiều. Tuy nhiên số lần sử dụng của mỗi tác giả không giống nhau, và số lượng từ nối theo phạm trù tương phản - Nhượng bộ được sử dụng cũng khác nhau.
Bảng 2.1. Bảng thống kê các từ nối theo phạm trù Tƣơng phản - Nhƣợng bộ của 3 tác giả: Nam Cao, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Ngọc Tƣ
Từ nối
Tác giả Tổng số
lượt xuất hiện Nam Cao Nguyễn Minh
Châu Nguyễn Ngọc Tư Số lƣợt xuất hiện 132 170 67 369 Tỷ lệ % 35,8 46,1 18,2 100
Khi đi vào khảo sát, chúng tôi thu được 369 lượt sử dụng các từ nối theo phạm trù Tương phản - Nhượng bộ. Ở mỗi tác giả sử dụng từ nối này trong sáng tác của mình không đồng đều. Trong đó:
- Nam Cao sử dụng từ nối theo phạm trù Tương phản - Nhượng bộ 132 lượt (chiếm 35,8%).
- Nguyễn Minh Châu sử dụng từ nối theo phạm trù Tương phản - Nhượng bộ 170 lượt (chiếm 46,1 %).
- Nguyễn Ngọc Tư sử dụng từ nối theo phạm trù Tương phản - Nhượng bộ 67 lượt (chiếm 18,2 %).
Trong ba tác giả khảo sát thì Nguyễn Minh Châu có số lượt sử dụng từ nối theo phạm trù Tương phản - Nhượng bộ nhiều nhất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 35 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2.3. Các từ nối và hình thức liên kết
2.3.1. Vị trí của từ nối trong các phát ngôn
Sử dụng từ nối là một hiện tượng phổ biến thường thấy trong văn bản và trong mọi hoàn cảnh giao tiếp. Bản chất của việc sử dụng từ nối là dùng những từ ngữ có khả năng nối kết các phần của văn bản theo dụng ý của người viết để tạo nên sự liên kết về hình thức và ngữ nghĩa của văn bản. Cụ thể ở đây chúng ta quan tâm đến những từ nối theo phạm trù Tương phản - Nhượng bộ như:
Nhưng, Thế nhưng, Tuy, Tuy vậy, Mặc dầu vậy, Thế mà, Vậy mà…Các từ nối thường có vị trí đứng ở đầu kết ngôn, cũng có khi đứng ở chủ ngôn và kết ngôn đó là các cặp từ nối.
Chính sự xuất hiện của những từ nối này đã tạo nên sự thống nhất về nội dung liên kết giữa các câu. Bên cạnh đó nó còn có tác dụng liên kết ý, nhấn mạnh ý nhằm tạo ấn tượng sâu sắc và khắc sâu nội dung thông tin đối với người đọc.
2.3.2. Số lượng phát ngôn có từ nối chi phối
Đối với tác phẩm văn học, ngôn ngữ chính là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của mỗi tác giả. Để sử dụng một cách có hiệu quả chất liệu là ngôn ngữ ấy các tác giả đều phải quan tâm tới vấn đề liên kết văn bản. Ở liên kết văn bản việc thể hiện mối quan hệ giữa các phát ngôn, giữa chủ ngôn và kết ngôn cũng tùy thuộc vào cách diễn đạt của từng người. Qua khảo sát chúng tôi thấy rằng ở mỗi tác giả số lượng phát ngôn mà từ nối chi phối không hoàn toàn giống nhau. Kết quả khảo sát cụ thể như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 36 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 2.2. Bảng thống kê số lƣợng phát ngôn có từ nối chi phối trong sáng tác của Nam Cao
Vị trí từ nối chi phối các phát ngôn (.) Số lần xuất hiện Tổng số, tỉ lệ % số lần xuất hiện Nhưng Thế mà Tuy Tuy vậy Mặc dầu vậy Tổng số Tỉ lệ % 1.1 06 02 08 6,1 1.2 10 02 12 9,1 1.3 02 02 1,5 2.1 16 02 02 20 15,2 2.2 12 04 02 18 13,6 2.3 08 02 10 7,6 2.4 04 04 3,0 3.1 06 04 10 7,6 3.2 06 02 08 6,1 3.3 10 02 02 14 10,6 3.5 02 02 1,5 4.1 02 02 04 3,0 4.2 04 04 3,0 4.3 02 02 04 3,0 5.1 02 02 04 3,0 5.2 02 02 04 3,0 6.2 02 02 1,5 8.1 02 02 1,5 Tổng số 86 12 18 14 02 132 100
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 37 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Khảo sát những sáng tác của Nam Cao chúng tôi nhận thấy: trong khi diễn đạt, tác giả sử dụng từ nối theo phạm trù Tương phản - Nhượng bộ giữa các phát ngôn linh hoạt, đa dạng.
- Trường hợp từ nối chi phối 1 phát ngôn với 1,2,3 phát ngôn. Ở vị trí này theo thống kê mô hình 1.1 xuất hiện 08 lần (chiếm 6,1%); 1.2 xuất hiện 12 lần (chiếm 9,1%); 1.3 xuất hiện 02 lần (chiếm 1,5%).
Ví dụ (1):
Hắn tưởng chỉ nhọc thôi. Nhưng đi qua một tiệm ăn, nghe thấy tiếng mỡ reo trong chảo và ngửi những mùi xào nấu đưa ra, hắn mới biết rằng hắn lại còn đói nữa. [II, tr.65]
(Từ nối Nhưng nối 1 phát ngôn với 1 phát ngôn ) Ví dụ (2):
Trước kia, nào Đức giỏi giang gì? Thế mà chỉ sống ít lâu ở đồn điền hắn đã học được những cách “chơi nhau” rất ngược. [II, tr.91]
(Từ nối Thế mànối 1 phát ngôn với 1 phát ngôn ) Ví dụ (3):
Hộ vốn nghèo, hắn là một nhà văn, trước kia, với cách viết thận trọng của hắn, hắn chỉ kiếm được vừa đủ để một mình hắn sống một cách eo hẹp, có thể nói là cực khổ. Nhưng bấy giờ hắn chỉ có một mình. Đói rét không có nghĩa lí gì đối với gã trẻ tuổi say mê lí tưởng. [II, tr.17]
(Từ nối Nhưng nối 1 phát ngôn với 2 phát ngôn)
- Trường hợp từ nối chi phối 2 phát ngôn với 1,2,3,4 phát ngôn.
Ở vị trí này này, theo thống kê thì mô hình 2.1 xuất hiện 20 lần (chiếm 15,2%); 2.2 xuất hiện 18 lần (chiếm 13,6%); 2.3 xuất hiện 10 lần (chiếm 7,6%); 2,4 xuất hiện 04 lần (chiếm 3,0%).
Ví dụ (4):
Người ta không dại, nhưng lầm. Người ta muốn cho con đi học, ai cũng muốn cho con sau này thi đỗ làm quan, hay ít cũng là ông phán, ông tham, chứ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 38 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ có định cho con làm kí khổ nhà buôn, giáo khổ trường tư hay thất nghiệp đâu.
Nhưng sự đời nó xoay ra thế. Bố mẹ chúng mình bây giờ nghĩ tiếc số tiền bỏ ra
cho chúng mình học ngày xưa lắm đấy nhé. [II, tr.87] (Từ nối Nhưng nối 2 phát ngôn với 2 phát ngôn) Ví dụ (5):
Y và vội vàng hết bát cơm rồi quăng bát đũa, đứng lên. San và Thứ ăn nốt chỗ cơm dở cũng đứng lên. Nhưng họ sai Mô đi mua một chục bánh chưng về. Mời mọc mãi Oanh và lũ trẻ con, chẳng ai ăn, hai người bèn ăn luôn hết cả chục chiếc bánh chưng. Rồi họ lên giường nằm để nghỉ trưa…[II, tr. 111]
(Từ nối Nhưngnối 2 phát ngôn với 3 phát ngôn)