Tạo một hướng triển khai diễn đạt ngữ nghĩa

Một phần của tài liệu Giá trị liên kết của từ nối theo phạm trù tương phản nhượng bộ (qua truyện ngắn của Nam Cao, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Ngọc Tư) (Trang 85 - 89)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.2.1.Tạo một hướng triển khai diễn đạt ngữ nghĩa

Những từ nối thuộc phạm trù Tương phản - Nhượng bộ thường dùng là các từ như: nhưng, thế nhưng, tuy, tuy vậy, mặc dầu, thế mà, vậy mà… mỗi từ trong từ điển đều có nghĩa rõ ràng. Cụ thể:

- Từ nối “Nhưng”

Theo Từ điển Tiếng Việt 2010, Nhưng k từ biểu thị điều sắp nêu ra ngược lại với ý do điều vừa nói đến có thể gợi ra. Ví dụ: việc nhỏ nhưng ý nghĩa lớn; nói nhỏ nhưng vẫn nghe thấy; hứa nhưng không thực hiện.

Những từ đồng nghĩa: cơ mà, dưng, mà, nhưng mà, song.

- Từ nối “Thế nhưng”

Từ nối Thế nhưnggần nghĩa với từ nốiNhưng, nhưng từ nối này khi đi vào văn bản thì ý nghĩa của nó nhấn mạnh hơn so với từ nối “Nhưng

- Từ nối “Tuy”

Theo Từ điển Tiếng Việt 2010, Tuy k Từ biểu thị điều sắp nêu ra là một sự thật đáng lẽ làm cho điều được nói đến không thể xảy ra, nhằm nhấn mạnh ý nghĩa của điều vẫn xảy ra ấy”. Tuy mệt nhưng vui. Vẫn làm hết sức mình, tuy không thích…

- Từ nối “Tuy vậy”

Theo từ điển Tiếng Việt, 2010. Tuy vậy k. Tổ hợp biểu thị từ sắp nêu ra là trái với những gì mà điều vừa nói đến làm cho người ta có thể nghĩ. Nó lạị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 78 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ thất bại lần nữa, tuy vậy nó vẫn không nản lòng. Tôi không dám hứa chắc, tuy vậy mai mời anh cứ đến.

- Từ nối “Thế mà”

Thế mà k . Tổ hợp biểu thị điều sắp nêu ra là có gì đó bất thường trái với

điều đáng lẽ xảy ra. Chứng cơ rành rành, thế mà còn chối. Thế mà tôi chẳng biết gì cả.

- Từ nối “Mặc dầu ”

Mặc dầu cv. Từ biểu thị quan hệ trái ngược giữa điều kiện và sự việc, để

nhấn mạnh sự việc dù sao vẫn xảy ra. Mặc dù trời mưa, vẫn đi.

- Từ nối “Vậy mà”

Vậy mà k .Tổ hợp biểu thị điều sắp nêu ra là có gì đó bất thường trái với

điều đáng lẽ xảy ra. Ai cũng biết vậy mà nó còn chối.

Chúng tôi nhận thấy tất cả những từ nối theo phạm trù này đều có một điểm chung, đó là biểu thị nội dung Tương phản - Nhượng bộ. Tuy có điểm chung như vậy, nhưng ở mỗi từ cũng có những điểm khác nhau tạo nên sự riêng biệt. Và trong những sáng tác của mình, các tác giả thường linh hoạt tất cả các từ nối theo phạm trù này. Dù cùng diễn đạt nội dung Tương phản - Nhượng bộ nhưng mỗi từ trong hoàn cảnh cụ thể lại mang sắc thái riêng. Vì vậy chúng ta thấy ở trong các truyện ngắn của ba tác giả, có khi cùng diễn đạt nội dung Tương phản - Nhượng bộ nhưng có khi tác giả dùng từ nối „Nhưng”

có chỗ dùng “Thế nhưng”, có chỗ trong văn bản dùng “Tuy” có chỗ dùng

Tuy vậy”, rồi “Thế mà”,Mặc dầu”… chính những điều đó đã giúp cho tác

giả khi sử dụng từ nối theo phạm trù Tương phản - Nhượng bộ có thể tạo ra một hướng triển khai diễn đạt ngữ nghĩa.

Ví dụ (54):

Chúng sẽ làm thành một cặp rất xứng đôi. Chúng cũng nhận thấy thế, và nhất định là lấy nhau. Như thế năm ngày chẵn, thị ở nhà hắn cả ngày lẫn đêm, trừ những lúc đi kiếm tiền. Hắn không còn kinh rượu nhưng cố uống thật ít. Để

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 79 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ cho khỏi tốn tiền, nhưng nhất là tỉnh táo để yêu nhau. Đàn bà không có men như rượu, nhưng cũng làm người say. Và hắn say thị lắm. Nhưng thị lại là người dở hơi. Đến hôm thứ sáu thì thị bỗng nhớ rằng thị có một người cô ở đời. Người cô ấy nội ngày nay sẽ về. Thị nghĩ bụng: hãy đừng yêu để hỏi cô thị đã.

[I, tr.50]

Ví dụ trên được trích trong truyện ngắn “Chí Phèo” của tác giả Nam Cao. Đoạn trích gồm có 11 phát ngôn, nhưng phát ngôn này được liên kết với nhau bởi từ nối “Nhưng”. Nội dung của đoạn trích xoay quanh mối quan hệ giữa Thị Nở và Chí Phèo. Những phát ngôn đứng trước từ nối “Nhưng” miêu tả cho người đọc rõ về một sự tình, về hai nhân vật Thị Nở, Chí Phèo: “Chúng sẽ làm thành một cặp rất xứng đôi. Chúng cũng nhận thấy thế, và nhất định là lấy nhau. Như thế năm ngày chẵn, thị ở nhà hắn cả ngày lẫn đêm, trừ những lúc đi kiếm tiền. Hắn không còn kinh rượu nhưng cố uống thật ít. Để cho khỏi tốn tiền, nhưng nhất là tỉnh táo để yêu nhau. Đàn bà không có men như rượu, nhưng cũng làm người say. Và hắn say thị lắm”. Đối với sự tình này, nếu theo cách suy luận thông thường thì người đọc nhận thấy mối quan hệ này sẽ tốt đẹp. Chúng sẽ trở thành đôi lứa xứng đôi. Với những phát ngôn đứng sau tư nối theo phạm trù Tương phản “Nhưng” tác giả đã đưa người đọc đến với một tình huống khác, gây sự bất ngờ cho người đọc. “Nhưng thị lại là người dở hơi. Đến hôm thứ sáu thì thị bỗng nhớ rằng thị có một người cô ở đời. Người cô ấy nội ngày nay sẽ về. Thị nghĩ bụng: hãy đừng yêu để hỏi cô thị đã”. Với từ nối

“Nhưng” tác giả đã có thể tạo ra một hướng triển khai mới để diễn đạt ngữ

nghĩa vừa thể hiện được dụng ý của mình, vừa tạo nên sự liên kết giữa các phát ngôn. Các phát ngôn đứng sau từ “Nhưng” giải thích được vì sao mối tình của Thị Nở và Chí Phèo sau này tại sao lại không thành. Vì “thị lại là người dở hơi. Đến hôm thứ sáu thì thị bỗng nhớ rằng thị có một người cô ở đời. Người cô ấy nội ngày nay sẽ về. Thị nghĩ bụng: hãy đừng yêu để hỏi cô thị đã”. Nếu ở giữa các phát ngôn này không co từ nối “Nhưng‟ như trong văn bản thì chắc chắn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 80 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đoạn văn bản sẽ trở nên rời rạc và tác giả khó có thể triển khai phần văn bản tiếp theo như đúng ý đồ diễn đạt của tác giả.

Ví dụ (55):

Phải, nếu Hậu sống lại, tôi vẫn chỉ có thể coi Hậu như một ân nhân, và một người đồng chí, một người bạn tốt nhất ở trên đời, tôi lại càng quý Hậu hơn trước và lại nói với anh, thổ lộ với anh hết mọi điều tâm sự.

Tuy vậy, khi nói với mẹ Hậu rằng tôi là người yêu của Hậu, tôi đã làm

theo một cái gì như lời kêu gọi của trái tim tôi, một nhu cầu của riêng tôi. Tôi đã nói dối bằng tất cả tấm lòng chân thành của tôi đối với vong linh Hậu. Nếu ở một nơi nào ngoài cõi đời này. Hậu có biết tôi nói dối thì với tấm lòng độ lượng, hẳn Hậu cũng rất thông cảm với tôi. [III, tr.177]

Phần văn bản trên được trích trong truyện ngắn “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành” của Nguyễn Minh Châu. Đoạn trích nói về nhân vật Quỳ (ở đây xưng “Tôi”) đang kể về Hậu - một người yêu Quỳ. Đoạn trích gồm có 4 phát ngôn được liên kết với nhau bằng từ nối theo phạm trù Tương phản - nhượng bộ “Tuy vậy”. Hậu hy sinh trong một lần cùng với Quỳ “đi đến kho N. kiểm kê lại một lượt tất cả các kho hàng”. Khi đến ngã ba “tọa độ” vào một buổi chiều thì bị đánh bom, chính Hậu đã che chở cho Quỳ, cứu sống Quỳ. Dù Hậu dành nhiều tình cảm cho nhân vật Quỳ, nhưng trong Quỳ cô không có tình cảm yêu đương với anh. Đoạn văn bản ở ví dụ này là lời kể của nhân vật “tôi”

về Hậu “Phải, nếu Hậu sống lại, tôi vẫn chỉ có thể coi Hậu như một ân nhân, và một người đồng chí, một người bạn tốt nhất ở trên đời, tôi lại càng quý Hậu hơn trước và lại nói với anh, thổ lộ với anh hết mọi điều tâm sự”. Đó cũng chính là suy nghĩ của “tôi” dành cho Hậu. Qua phát ngôn này người đọc thấy được tình cảm của Quỳ dành cho Hậu chỉ dừng lại ở mức độ “…vẫn chỉ có thể coi Hậu như một ân nhân, và một người đồng chí, một người bạn tốt nhất ở trên đời, tôi lại càng quý Hậu hơn trước và lại nói với anh, thổ lộ với anh hết mọi điều tâm sự”. Và chắc chắn rằng nếu cứ theo suy luận bình thường thì

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 81 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

những phát ngôn tiếp theo, tác giả sẽ tiếp tục diễn đạt ý đó. Nhưng mục đích của tác giả không phải như vậy mà muốn dẫn dắt người đọc đến một tình huống khác. Đó là khi Quỳ gặp mẹ của Hậu. Trước tình cảnh và tình cảm của bà dành cho Quỳ, Quỳ đã nói với bà rằng cô chính là người yêu của Hậu.Và ở đây, trong đoạn văn bản này khi kể về mối quan hệ ấy của Quỳ. Tác giả đã dùng từ nối thuộc phạm trù Tương phản - Nhượng bộ “Tuy vậy khi nói với mẹ Hậu rằng tôi là người yêu của Hậu, tôi đã làm theo một cái gì như lời kêu gọi của trái tim tôi, một nhu cầu của riêng tôi. Tôi đã nói dối bằng tất cả tấm lòng chân thành của tôi đối với vong linh Hậu. Nếu ở một nơi nào ngoài cõi đời này. Hậu có biết tôi nói dối thì với tấm lòng độ lượng, hẳn Hậu cũng rất thông cảm với tôi”. Bản thân từ nối “Tuy vậy” có nghĩa là Tổ hợp biểu thị từ sắp nêu ra là trái với những gì mà điều vừa nói đến làm cho người ta có thể nghĩ. Và ở đây trong văn cảnh này nó đã thể hiện được đúng vai trò của nó, nó đã giúp cho tác giả tạo được một hướng triển khai diễn đạt ngữ nghĩa mà người đọc thấy được sự logic, hợp lí trong diễn đạt và không bị gượng ép.

Một phần của tài liệu Giá trị liên kết của từ nối theo phạm trù tương phản nhượng bộ (qua truyện ngắn của Nam Cao, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Ngọc Tư) (Trang 85 - 89)