Sử dụng phim video cho tiết học trình bày kiến thức và kĩ năng mới.

Một phần của tài liệu Xây dựng bộ sưu tập tư liệu video dạy học môn địa lí ở trường THCS (Trang 66 - 69)

- Hoàn chỉnh sản phẩm học ban đầu Rút kinh nghiệm về cách học,

3.4.1. Sử dụng phim video cho tiết học trình bày kiến thức và kĩ năng mới.

mới.

* Phim được sử dụng như một phương tiện dạy học độc lập.

Phim được xem là PTDH chủ yếu trong tiết học, sử dụng phim nhằm phát huy tính tích cực của HS có thể tiến hành qua 3 bước:

- Bước định hướng (tương ứng với hoạt động đặt nhiệm vụ học tập)

Xem video dạy học khác việc xem phim giải trí. Đối với việc xem phim giải trí người xem chưa biết rõ nội dung phim thì phim càng có điều kiện cuốn hút người xem. Với việc xem phim phục vụ dạy học ở trường THCS, nội dung phim gắn liền với yêu cầu học tập, HS càng nắm chắc kiến thức thì việc xem phim càng có hiệu quả. Hơn nữa, những kiến thức đưa lên phim là những kiến thức phổ thông mà không phải ai xem phim cũng hiểu ngay được. Bước định hướng cho HS trước khi xem phim là hết sức cần thiết.

Trước khi cho HS xem phim, GV cần làm cho HS nắm chắc mục đích yêu cầu của bài học nói chung. Sau đó , GV cho HS biết các đề mục chính trong bài, các đề mục này có thể ghi lên bảng để HS tiện theo dõi.

GV cung cấp cho HS dàn ý bài học với hệ thống câu hỏi tự luận và trắc nghiệm theo nội dung phim để HS có thể nắm được các vấn đề chính cần chú ý khi xem phim. Các câu hỏi trắc nghiệm cho HS ở trường THCS nên dùng ở dạng nhiều lựa chọn, đúng sai, dạng điền thêm. Cần sử dụng kết hợp hệ thống câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm khách quan cho phù hợp với từng bài học.

Ví dụ: khi cho HS xem phim: “Cấu tạo bên trong của Trái Đất” có thể cho HS biết dàn ý bài học bằng hệ thống câu hỏi theo phiếu học tập sau:

PHIẾU HỌC TẬP Mục 1: CẤU TẠO BÊN TRONG CỦA TRÁI ĐẤT.

Câu 1: Người ta đã nghiên cứu cấu tạo bên trong của Trái Đất bằng phương pháp nào?

Câu 2: Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm những lớp nào? Hãy nhận xét độ dày của mỗi lớp.

Câu 3: Lớp trung gian có đặc điểm gì nổi bật?

Mục 2: CẤU TẠO CỦA LỚP VỎ TRÁI ĐẤT

Câu 4: Lớp vỏ Trái Đất có những đặc điểm gì?

Câu 5: Vì sao lớp vỏ Trái Đất lại được xem là lớp quan trọng nhất?

Câu 6: Vì sao các địa mảng của lớp vỏ Trái Đất lại có thể di chuyển? Hãy điền dấu X vào câu trả lời đúng nhất:

1) Vì nhiệt độ trong lịng Trái Đất rất cao?

2) Vì lớp trung gian, phần ngồi lớp lõi vật chất ở dạng lỏng đến quánh dẻo và có sự vận động đối lưu.

3) Vì lớp vỏ Trái Đất rất mỏng và được cấu tạo bởi một số địa mảng. 4) Gồm cả câu 1,2,3.

5) Gồm câu 1,2.

điền dấu X và các câu trả lời đúng nhất:

1) Sinh ra các dãy núi

2) Sinh ra các hiện tượng núi lửa và động đất. 3) Sinh ra đồng thời cả các hiện tượng trên

- Bước sử dụng ( tương ứng với hoạt động xem phim, HS trả lời câu hỏi, GV kết luận giúp HS hoàn thiện từng đơn vị kiến thức của bài học)

Cho HS xem phim với các hình thức:

+ Cho HS xem từng đoạn của phim phù hợp với từng đề mục và các câu hỏi đã cho. Hình thức này được sử dụng với nhiều bộ phim. Sau mỗi đoạn phim ứng với một số câu hỏi, GV dừng phim để HS thảo luận, trả lời câu hỏi theo nội dung của phim, GV kết luận, ghi bảng hoặc cho HS xem đáp án qua máy chiếu. Gặp vấn đề tương đối khó hoặc cần khắc sâu kiến thức cơ bản của bài học, GV phải dừng phim ở những đoạn phim này để HS trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi hoặc có sự giải thích của GV, HS có thể xem lại một vài lần ở những cảnh, những đoạn phim này.

Việc trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi có thể tiến hành theo nhóm với những câu hỏi tương đối khó hơn để các em được thi đua nhau trong học tập. Buổi học trở nên sinh động, “học mà vui, vui mà học”. HS vừa là người thu nhận thông tin từ phim, vừa được tham gia tích cực vào việc xử lí những thơng tin đó để tìm ra kiến thức bài học.

+ Cho HS xem phim theo từng đơn vị kiến thức nhỏ của mỗi đề mục tương ứng với một câu hỏi định hướng. Hình thức này sẽ phù hợp với những phim trình bày những kiến thức tương đối phức tạp, khó hiểu hoặc đối tượng HS có học lực trung bình, yếu. Học sinh sẽ nắm kiến thức từng phần của bài học dễ dàng hơn nhưng khó khái quát kiến thức bài học. Trong trường hợp này, giáo viên cần chú ý những câu hỏi khái quát sau mỗi phần hoặc cuối bài học.

+ Cho HS xem cả bộ phim, đoạn phim rồi trả lời câu hỏi sau. Hình thức này chỉ có thể vận dụng với phim ngắn, phim có thời lượng vừa phải hoặc những video clip, được chiếu không quá 5 phút để trình bày kiến thức của cả bài học hay từng phần. Nội dung kiến thức đưa lên phim dễ hiểu.

- Bước kết thúc ( tương ứng với hoạt động củng cố, đánh giá kết quả học tập của học sinh)

Sau khi HS xem xong phim, GV cần tổng kết lại bài học, đánh giá kết quả học tập của HS, chốt lại những ý chính của bài học, đồng thời nêu lên những chú ý cần thiết về cách khai thác tri thức qua phim.

Với việc sử dụng phim để trình bày kiến thức, kĩ năng mới, bước kết thúc xem phim, GV cần dựa vào dàn ý bài học và hệ thống câu hỏi đã kiểm tra để khái quát một số vấn đề cơ bản của bài học. Các bộ phim video theo

tiết học phần cuối của phim thường có tóm tắt bài học. Nếu HS chưa rõ, GV có thể cho HS xem lại đoạn phim này để khái quát lại kiến thức bài học.

GV cũng có thể sử dụng hình thức tích cực hơn bằng việc nêu câu hỏi vận dụng. Việc sử dụng phim video dạy học sẽ giúp HS trả lời tốt hơn các câu hỏi vận dụng. Các câu hỏi vận dụng nhằm khái quát một số vấn đề cơ bản của bài học hoặc là những câu hỏi nhằm giải quyết một số vấn đề đặt ra trong thực tiễn.

* Sử dụng phim video kết hợp với các phương tiện khác. - Sử dụng kết hợp với các PTDH truyền thống.

Với các bộ phim chỉ phản ánh một phần kiến thức bài học thì sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học truyền thống là cần thiết. Ngoài ra, với phim video, do tốc độ di chuyển nhanh của hình ảnh nên nhiều HS có thể chỉ nhận thức được một vài đặc điểm kiến thức cơ bản của bài học. Cần chú ý tới những hạn chế của một số đoạn phim này để sử dụng kết hợp với các kênh hình truyền thống có tính khái qt cao, trực quan và thuận tiện cho việc rèn một số kĩ năng cơ bản( bản đồ, lược đồ, hình vẽ, xác định mối liên

hệ nhân quả...). GV có thể dừng phim, nêu câu hỏi kết hợp sử dụng các

phương tiện này.

Quy trình sử dụng phim về cơ bản vẫn gồm 3 bước gắn liền với từng đơn vị kiến thức của bài. Nhưng sự thực hiện các bước có thể khơng liên tục, vì cần thời gian cho HS khai thác kiến thức từ các phương tiện dạy học truyền thống.

- Sử dụng kết hợp với các phương tiện nghe – nhìn hiện đại khác.

+ Các loại máy chiếu như: projector overhead, slide... được sử dụng thể hiện những hình ảnh tĩnh, các câu hỏi, đáp án, tóm tắt kiến thức bài học sẽ trực quan hơn màn hình ti vi, vì kích thước màn ảnh lớn hơn. Học sinh có thể tham gia các hoạt động học tập(làm bài tập, trình bày báo cáo nhỏ, vẽ

biểu đồ, sơ đồ...) trực tiếp trên các phương tiện này. GV sẽ bớt được các

thao tác giản đơn như trình bày bằng lời, ghi bảng, dành nhiều thời gian cho việc tổ chức các hoạt động học tập cho HS và học sinh cũng có thời gian hơn cho các hoạt động học tập tích cực, sáng tạo.

+ Sử dụng phim video với phần mềm Microsoft Power Point: Có thể

sử dụng chương trình phần mềm này để thiết lập bài dạy với phim video, trình bày của GV với các phương tiện truyền thống, hoạt động học tập của HS(trả lời câu hỏi, rèn luyện kĩ năng) trong mối quan hệ tương tác giữa giáo viên, học sinh và máy tính cá nhân. Trước mắt, việc sử dụng chương trình này sẽ thuận tiện cho một số ít trường, cá nhân có điều kiện. Bài dạy sẽ rất hiệu quả nếu được thiết kế bởi các nhà chuyên môn cao và các trường đã có sự chuẩn bị đầy đủ, đồng bộ về hệ thống phương tiện và nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu Xây dựng bộ sưu tập tư liệu video dạy học môn địa lí ở trường THCS (Trang 66 - 69)