Sử dụng phim video trong hình thức dạyhọc ngoại khoá

Một phần của tài liệu Xây dựng bộ sưu tập tư liệu video dạy học môn địa lí ở trường THCS (Trang 69 - 71)

- Hoàn chỉnh sản phẩm học ban đầu Rút kinh nghiệm về cách học,

3.4.2. Sử dụng phim video trong hình thức dạyhọc ngoại khoá

Các buổi ngoại khố địa lí bằng sử dụng phim video có thể tổ chức thành các buổi xem phim bổ sung, mở rộng kiến thức, tìm hiểu những vấn đề thực tế, những vấn đề mới được phát hiện hay tổ chức các buổi thi đố vui địa lí.

* Xem phim để bổ sung, mở rộng kiến thức, tìm hiểu những vấn đề thực tế, những vấn đề mới được phát hiện.

GV có thể tiến hành theo các bước đã trình bày trên, nhưng vị trí hướng dẫn, chỉ đạo của GV ít hơn, thời gian giành cho cho HS xem phim nhiều hơn. Ví dụ sử dụng phim “ ô nhiễm môi trường nước” cho buổi hoạt động ngoại khố.

- Mục đích của buổi hoạt động ngoại khố:

Nâng cao hiểu biết về môi trường cho HS. Đây là một nội dung quan trọng được đưa vào chương trình địa lí ở THCS theo phương pháp tích hợp.

Giúp HS mở rộng kiến thức đã học, hiểu được nguyên nhân gây ô nhiễm mơi trường nước và hậu quả của nó, đưa ra giải pháp.

- Các bước tiến hành:

Bước 1: Xây dựng dàn ý về chủ đề trên để định hướng cho HS xem phim.

Bước 2: HS làm việc với phim theo dàn ý đã cho.

Bước 3: Sau khi HS xem xong, GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm về các vấn đề và câu hỏi mà GV đã nêu ra. GV tổng kết, đánh giá kết quả đạt được về các vấn đề đặt ra.

* Sử dụng phim video tổ chức các buổi thi đố vui địa lí.

- Bước định hướng: bước này bao gồm cả công việc tổ chức lớp thành các nhóm(có thể chia theo tổ học tập), sau đó GV cơng bố thể thức cuộc chơi, chủ đề, tóm tắt nội dung của phim.

- Bước sử dụng phim: GV cho HS xem phim theo từng đoạn phim gắn liền với câu hỏi mà GV đưa ra hoặc được thể hiện trên phim. HS ở các nhóm cử đại diện trả lời, GV làm trọng tài để HS các nhóm trả lời. Sau đó GV cho HS xem đáp án và cho điểm theo thể thức cuộc chơi.

- Bước kết thúc: GV tính tổng điểm, đánh giá kết quả thi giữa các nhóm về vấn đề cần ngoại khố và khắc sâu những vấn đề kiến thức quan trọng nhất liên quan đến bài học.

Những cuộc thi đố vui như vậy thường đem lại hiệu qủa cao cả về mặt nhận thức và sự hứng thú học tập của HS.

Như vậy để tổ chức hoạt động ngoại khố có hiệu qủa với phim video GV cần:

- Xây dựng một chương trình hoạt động ngoại khố phù hợp với chương trình và nguồn tài liệu hiện có.

- Tích cực thu thập nguồn tài liệu mới để cập nhật kiến thức. Nguồn tài liệu này có thể thu được từ các chương trình truyền hình hàng ngày nhờ video.

- Soạn thảo nội dung chương trình theo những vấn đề cần ngoại khố. - GV cần xác định đúng mục đích buổi ngoại khố cần đạt được nhằm mở rộng kiến thức, kĩ năng gì, giúp HS có thái độ tích cực như thế nào, với những vấn đề cần được quan tâm.

- Các hoạt động ngoại khố với phim video có thể được tổ chức theo khối lớp, theo lớp hoặc theo nhóm. Học sinh tự lực làm việc với phim video theo một dàn bài có sẵn do thầy xây dựng nên. Sau đó dựa vào dàn bài khi xem phim xong, HS trao đổi, thảo luận mở rộng kiến thức cần quan tâm. Vai trò của GV chỉ dừng lại ở việc định hướng sự chú ý của HS và giải thích những vấn đề mà qua thảo luận mà HS chưa hiểu rõ. Để hoạt động ngoại khoá đạt hiệu quả tốt, GV phải chuẩn bị thật chu đáo dàn bài, lựa chọn nội dung thích hợp cho buổi học.

- Nếu nội dung ngoại khố có kiến thức tương đối rộng và sâu, GV cần tính đến trình độ nhận thức của từng đối tượng HS để có phương pháp sử dụng thích hợp.

Một phần của tài liệu Xây dựng bộ sưu tập tư liệu video dạy học môn địa lí ở trường THCS (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w