Những kĩ năng khai thác kiến thức từ phim video cần hình thành cho học sinh.

Một phần của tài liệu Xây dựng bộ sưu tập tư liệu video dạy học môn địa lí ở trường THCS (Trang 64 - 66)

- Hoàn chỉnh sản phẩm học ban đầu Rút kinh nghiệm về cách học,

3.3.3. Những kĩ năng khai thác kiến thức từ phim video cần hình thành cho học sinh.

Để khai thác được các tri thức địa lí qua phim video thì GV phải giúp HS hình thành các kĩ năng cơ bản cho việc sử dụng phim video trong dạy học sau:

* Kĩ năng nhìn:

Ngày nay, phương tiện nhìn chuyền tải phần lớn thơng tin trong cuộc sống. Trong giáo dục, cần dạy cho học sinh biết nhìn. Sự biết nhìn cung coi như một kĩ năng để học tập và tồn tại. Để phát triển kĩ năng nhìn qua phim video dạy học địa lí cho HS, GV cần:

- Hướng dẫn HS kĩ năng quan sát để khai thác kiến thức.

+ Kĩ năng quan sát phân biệt các hình ảnh từ thực tiễn: các hình ảnh tồn cảnh, trung cảnh và cận cảnh... để mơ tả vị trí xác định các đặc điểm của những sự vật, hiện tượng địa lí (các yếu tố địa lí riêng biệt hoặc tổng

hợp các yếu tố địa lí).

+ Kĩ năng quan sát các hình ảnh tượng trưng, mô phỏng để mô tả các đặc điểm của sự vật, hiện tượng địa lí mà sử dụng các phương pháp khác khơng thể phản ánh được. Các hình ảnh này đã được khái qt hố cao, địi hỏi sự chú ý của người xem.

+ Kĩ năng đọc các hình vẽ, bản đồ, biểu đồ trên phim. Các kênh hình này xuất hiện trên phim trong một khoảng thời gian ngắn, vì vậy việc đọc các kênh hình này chỉ nêu lên một số đặc điểm mà những hình ảnh của phim video khơng thể hiện được. So với bản đồ, biểu đồ, hình vẽ... giáo khoa thì các hình ảnh này xuất hiện trên phim có nhược điểm là kích thước nhỏ hạn chế tính trực quan, nhưng dễ thu hút sự chú ý của HS bằng một số kĩ xảo điện ảnh như sử dụng màu sắc, ánh sáng, kí hiệu đặc sắc khác...

+ Kĩ năng trả lời các câu hỏi hoặc giải quyết vấn đề đặt ra trên phim. Các câu hỏi này thường yêu cầu HS trả lời nhanh, GV có thể dừng phim ở những cảnh quay đặc biệt hoặc chiếu lại cho HS xem nếu điều kiện cho phép.

+ Kĩ năng quan sát, hiểu kiến thức qua một số kĩ xảo điện ảnh cho phim giáo khoa địa lí (quay nhanh, quay chậm, lồng ghép các cảnh quay...)

Phim video được coi là một phương tiện hình ảnh, những âm thanh đi kèm hình ảnh là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của bộ phim. Phát triển kĩ năng nghe qua phim video gồm 2 kĩ năng chính: kĩ năng nghe lời thuyết minh và tiếng động(âm nhạc làm cho bộ phim thêm hấp dẫn kích

thích sự lắng nghe của HS). Cách thức phát triển kĩ năng nghe qua phim

video có thể tiến hành như sau:

- Lắng nghe định hướng: Hướng dẫn sự chú ý của HS vào cách đặt vấn đề về chủ đề của bộ phim được nêu ở phần đầu hay mỗi phần của bộ phim. Dựa vào cách đặt vấn đề, HS có thể chú ý hiểu những gì sẽ trình bày tiếp theo.

- Lắng nghe các ý chính, các chi tiết và suy luận.

Hướng dẫn HS biết tập trung sự lắng nghe vào các ý chính(cả phần

đặt vấn đề và nhất là các đoạn tổng kết của mỗi phần). Kết hợp với nhìn, HS cũng cần nghe, ghi nhớ những chi tiết đặc trưng nhất về tiếng động của đối tượng địa lí, biết suy luận về những điều đã nghe để phát hiện ra kiến thức.

- Lắng nghe chính xác các câu hỏi, đáp án trả lời trên phim(có thể kèm

theo chữ viết).

* Kĩ năng ghi chép.

Khi xem phim, HS thường quá chú ý vào nhìn, nghe mà quên ghi chép. GV cần làm tốt bước định hướng, thao tác dừng phim, nêu câu hỏi, kết luận... khi tiến hành bài dạy có sử dụng phim. Những vấn đề đã được HS thảo luận, trả lời, GV kết luận, ghi bảng những ý chính, HS ghi lại để tiện cho việc học tập cá nhân với sách giáo khoa. Có thể sử dụng phiếu học tập, dàn ý bài học để hướng cho HS ghi chép đầy đủ hơn những vấn đề chính lúc xem phim.

Một phần của tài liệu Xây dựng bộ sưu tập tư liệu video dạy học môn địa lí ở trường THCS (Trang 64 - 66)