Các thể loại phim video dạyhọc địa lí ở trường THCS và CĐSP.

Một phần của tài liệu Xây dựng bộ sưu tập tư liệu video dạy học môn địa lí ở trường THCS (Trang 28 - 31)

Theo cách phân loại trên, phim video dạy học địa lí gồm: phim cho dạy học nội khố(phim video sử dụng 1 tiết học cho 1 bài học, phim tổng kết

một chương hay tồn bộ chương trình) và phim dạy học ngoại khoá. - Phim cho dạy học nội khố

Các tiết học địa lí có thể phân thành 5 kiểu: tiết học mở đầu; tiết học nắm kiến thức và kĩ năng mới; tiết học vận dụng kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo địa lí; tiết học khái quát và hệ thống tri thức địa lí; tiết học kiểm tra, đánh giá kiến thức và kĩ năng của học sinh.

Do đặc điểm chương trình, hình thức dạy học theo tiết lên lớp là hình thức dạy học chủ yếu. Trong đó, tiết học nắm kiến thức và kĩ năng mới

chiếm ưu thế. Vì thế phim video sử dụng cho loại tiết học này cũng chiếm phần lớn chương trình phim video của mỗi lớp học, cấp học.

+ Phim sử dụng cho mỗi tiết dạy nắm kiến thức và kĩ năng mới gồm:

* Phim sử dụng cho một tiết học với thời lượng không quá 15 phút. * Phim sử dụng để trình bày một vài đề mục của bài học với thời lượng không quá 10 phút.

* Phim được sử dụng nhằm phản ánh một, vài đơn vị kiến thức cơ bản của bài (video clip) với thời lượng không quá 5 phút cho mỗi video clip.

+ Phim sử dụng để vận dụng kiến thức và kĩ năng, kĩ xảo địa lí.

Với hình thức học tập này, phim video có thể được sử dụng:

* Thể hiện những bài mẫu về thực hành, khảo sát địa lí địa phương để HS tham khảo, bắt chước trước khi HS tiến hành cơng việc ngồi thực địa

* Thể hiện những yêu cầu thực hành mà trong nhà trường ít có điều kiện. Qua các bộ phim này, HS có được các kĩ năng đó về mặt lí thuyết để vận dụng khi có điều kiện thực hiện. Ví dụ, có thể xây dựng những video clip về cách xác định phương hướng trên biển, độ cao địa hình…qua một số tình huống cụ thể, HS lựa chọn phương pháp đúng.

+ Phim sử dụng cho tiết học khái quát và hệ thống hoá tri thức.

* Nội dung của phim thường bao quát qua nhiều bài học nhưng thời lượng không thể kéo dài, do vậy cần khái quát theo từng vấn đề sử dụng thích hợp cho thể loại này.

* Các tiết ôn tập là những tiết học dành nhiều thời gian cho HS trình bày, thảo luận những kiến thức đã học nên việc xem phim chỉ có thể tiến hành bằng cách cho HS xem lại những đoạ phim cần thiết(video clip), HS đã

xem mà chưa rõ. Như vậy, có thể thấy rằng việc xây dựng các bộ phim riêng cho các tiết học khái quát và hệ thống hoá tri thức trong tiết dạy học nội

khố địa lí sẽ khó phù hợp. Loại phim này nếu được xây dựng chỉ thích hợp cho hình thức học tập theo nhóm, tự học

+ Phim cho các tiết học kiểm tra đánh giá kiến thức, kĩ năng địa lí của học sinh.

Các bộ phim sử dụng để trình bày kiến thức và kĩ năng mới đều có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá trình độ nhận thức của HS theo từng bài học. Tuy nhiên, các tiết kiểm tra cịn tuỳ thuộc vào trình độ nhận thức của HS, khả năng ở từng địa phương khác nhau, do vậy việc xây dựng phim để đánh giá trình độ nhận thức của HS là chưa cần thiết.

- Phim sử dụng cho hình thức ngoại khố.

+ Nội dung ngoại khố trong dạy học địa lí có một ý nghĩa quan trọng:

* Bổ sung, mở rộng kiến thức cơ bản mà HS thu được qua hoạt động nội khố, qua đó giúp HS nắm vững kiến thức.

* Tạo điều kiện để cập nhật kiến thức.

* Giúp HS gần gũi với hoạt động nghiên cứu khoa học.

* Qua hoạt động ngoại khoá, HS thêm hứng thú, tích cực hơn trong học tập.

+ Trong dạy học địa lí ở THCS địi hỏi phải quan tâm hơn nữa đến thể loại phim này vì:

* Nội dung kiến thức của chương trình địa lí ở THCS do cần phải cô đọng nên không thể phản ánh được hồn chỉnh vấn đề địa lí.

* Khơng phải nội dung tiết học địa lí nào cung có thể xây dựng thành phim được. Do vậy, các bộ phim video phục vụ dạy học ngoại khố có thể bổ sung nhiều vấn đề cho hình thức học tập theo tiết học.

* Thông qua các bộ phim này, nhiều chun đề địa lí cần thiết có thể thực hiện thuận lợi.

* Việc tổ chức một buổi ngoại khố địa lí bằng phim video đơn giản hơn nhiều so với hình thức ngoại khố khác mà vẫn có hiệu quả cao nếu tổ chức tốt.

+ Việc xây dựng các bộ phim cho hoạt động ngoại khố có nhiều thuận lợi hơn việc xây dựng các bộ phim cho các tiết học vì: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Các vấn đề địa lí dễ được trình bày hồn chỉnh, khơng phụ thuộc quá chặt chẽ vào kiến thức cơ bản của bài học và dễ thể hiện qua video.

* Dung lượng kiến thức không bị giới hạn trong một tiết học. Tuy nhiên, do khả năng chuyển tải thông tin tương đối lớn của phim video nên việc xây dựng các bộ phim không nên quá dài, chỉ tối đa khoảng 45 phút. Phim như vậy sẽ phù hợp với đặc điểm nhận thức của HS hơn.

* Có thể xây dựng phim theo các hình thức khác nhau tuỳ khả năng. * Cần tính đến việc sử dụng những hình ảnh đặc sắc của các bộ phim này cho các tiết học nội khố khi xây dựng phim.

Có thể nhận thấy rằng: trong các loại phim video dạy học địa lí thì phim cho các tiết dạy trình bày kiến thức, kỹ năng mới và phim cho hoạt động ngoại khoá là cần thiết và quan trọng nhất. Trong đó, phim cho các tiết dạy trình bày kiến thức, kĩ năng mới phải chiếm phần lớn.

Một phần của tài liệu Xây dựng bộ sưu tập tư liệu video dạy học môn địa lí ở trường THCS (Trang 28 - 31)