Khái quát hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên của một số nước trên thế giới.

Một phần của tài liệu Hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên ở Việt Nam (Trang 30)

trên thế giới.

1.4.1.1. Nhật Bản

Nhật Bản thực hiện chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên từ năm 1946, trên cơ sở Luật bảo đảm cuộc sống hàng ngày. Hoạt động trợ giúp thường xuyên của Nhật Bản nhằm mục đính giúp đỡ những người không có khả năng sống tự lập thông qua chương trình trợ giúp công cộng. Cụ thể [27]:

+ Đối tượng trợ giúp thường xuyên là những công dân bị rơi vào hoàn cảnh khốn khó sau khi đã sử dụng hết mọi phương tiện, khả năng tối đa của

bản thân, các thành viên trong gia đình và họ hàng. Năm 2000, Nhật Bản có 752.000 người được nhận trợ giúp công cộng chiếm 0,84% dân số, trong đó 45,5% là người già, 38,7% là người tàn tật và ốm đau, 8,4% là gia đình chỉ có mẹ.

+ Biện pháp thực hiện trợ giúp xã hội: thông qua chế độ phân phối lại dưới hình thức trợ cấp và hỗ trợ của xã hội và cộng đồng;

+ Mức trợ giúp: do Bộ Y tế, Lao động và phúc lợi xã hội quy định, dựa trên mức sống đảm bảo theo Luật. Mức này được điều chỉnh 5 năm một lần để phù hợp hơn với sự thay đổi mức sống xã hội.

+ Phương thức tiến hành trợ giúp xã hội: được thể hiện bằng sự nỗ lực của nhà nước, cộng đồng và cá nhân, tiến tới hoàn thiện dịch vụ phục vụ con người. Đồng thời, nhà nước đã khuyến khích tư nhân tham gia vào hoạt động trợ giúp xã hội. Nhật Bản nhấn mạnh đến vấn đề tự lo liệu của cá nhân, gia đình và đóng góp của tư nhân. Trong hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên, trước hết là đề cao trách nhiệm của cá nhân, trợ giúp của gia đình, sau đó mới đến doanh nghiệp và sau cùng là nhà nước.

+ Cơ chế thực hiện chính sách tạo nguồn trợ giúp xã hội thường xuyên hiện nay: Ngân sách trung ương bảo đảm 50% tổng nhu cầu trợ cấp xã hội cho các địa phương theo quy định của chế độ trợ cấp; ngân sách địa phương tự bảo đảm 50% trong đó chia ra cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương đảm bảo 25%, còn cấp quận huyên đảm bảo 25%. Tuy vậy hầu hết các quận/huyện hoặc thành phố có điều kiện kinh tế khá hơn họ vẫn có thể trợ cấp số tiền cho đối tượng cao hơn mức 25% theo quy định, điều này được chính phủ khuyến khích, nhưng không được thấp hơn quy định.

Tuy nhiên, gánh nặng tài chính về trợ giúp xã hội thường xuyên của Nhật Bản ngày càng tăng qua các năm (chiếm 23,2% ngân sách năm 2003) dẫn đến việc huy động nguồn vốn đóng góp cho trợ giúp xã hội càng trở nên cấp thiết.

1.4.1.2. Trung Quốc

Trung Quốc là một quốc gia có hệ thống chính sách an sinh xã hội khá phức tạp. Một trong những nội dung của hệ thống chính sách an sinh xã hội rất đáng để nước ta quan tâm đó là chế độ bảo hộ mức sống tối thiểu cho cư dân thành thị. Chế độ này bắt đầu thực hiện thí điểm ở một số thành phố Trung Quốc vào năm 1993, đến năm 1995 đã có 20 thành phố thực hiện, đến năm 2000 có 36 thành phố thuộc 30 tỉnh, thành phố của Trung Quốc thực hiện.

+ Đối tượng cứu trợ: Đối tượng cứu trợ là những người dân sống dưới mức chuẩn đời sống thấp gồm: người dân không có khả năng lao động, không có nguồn thu nhập ổn định, không có nguồn nuôi dưỡng theo luật pháp hoặc có người nuôi dưỡng nhưng lại không được nuôi dưỡng cố định; người do nguyên nhân bệnh tật, thiên tai dẫn đến thu nhập bị mất hoặc giảm đi nên đời sống khó khăn mức sống thấp hơn chuẩn của bảo hiểm đời sống thấp. Năm 2004 có khoảng 2,4% dân số thành thị là đối tượng của hệ thống chính sách trợ cấp cho người có thu nhập thấp. Trong đó mức chuẩn đời sống thấp được xác định khác nhau theo địa phương [28] (xem bảng 1.1).

Bảng 1.1: Tiêu chuẩn bảo hộ mức sống tối thiểu cho dân cư thành phố

Đơn vị: Tệ/người/tháng

Nguồn: Tống Hiểu Ngô - Cải cách bảo hiểm ở Trung Quốc, NXB đại học Mai Hoa

+ Nguồn kinh phí: Tại Trung Quốc,nguồn kinh phí của trợ giúp xã hội, chủ yếu do ngân sách địa phương chi trả. Các tổ chức xã hội, cá nhân cũng đóng góp nhưng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. STT Địa phương Tiêu chuẩn bảo hộ STT Địa phương Tiêu chuẩn bảo hộ 1 Hạ Môn 250 19 Thẩm Quyến 245 2 Quảng Châu 240 20 Thượng Hải 205 3 Bắc Kinh 200 21 Thiên Tân 185 4 Phú Châu 170 22 Hải Khẩu 170 5 Đai Liên 165 23 Hàng Châu 165 6 Ninh Ba 165 24 Thanh Đảo 160 7 Nam Ninh 150 25 Thái Phì 150 8 Thẩm Dương 150 26 Nam Kinh 140 9 Cáp Nhĩ Tân 140 27 Côn Minh 140 10 Thạch Gia Trang 140 28 Tế Nam 140 11 Trường Sa 130 29 Trùng Khánh 130 12 Lạp Tát 130 30 Trường Xuân 130 13 Trịnh Châu 120 31 Vũ Hán 120 14 Thành Đô 120 32 Quý Dương 120 15 Tây Ninh 120 33 Ô Lỗ Mộc Tề 120 16 Thái Nguyên 120 34 H”Hoà Tiết Đặc 110 17 Tây An 105 35 Nam Xương 100 18 Lan Châu 100 36 Ngân Xuyên 100

+ Biện pháp: Thực hiện chế độ bảo hiểm đời sống thấp nhất không chỉ cứu trợ để đảm bảo đời sống cơ bản cho người có thu nhập thấp, cải thiện hơn nữa đời sống của người nghèo, ngoài ra Trung Quốc còn nhiều chính sách, biện pháp tương ứng đồng bộ, thí dụ: dự trữ vốn, tích luỹ nghĩa vụ, điều trị bệnh nặng, giáo dục con cái… Ngoài ra, Trung Quốc thực hiện một số chính sách ưu đãi hoặc chính sách miễn giảm căn cứ vào thực tế của khu vực và hộ nghèo, và một số phương thức cứu trợ hiện vật như: lương thực, dầu ăn, than để trợ cấp.

Một phần của tài liệu Hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên ở Việt Nam (Trang 30)