Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên ở Việt Nam (Trang 34)

Từ kinh nghiệm hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên của Nhật Bản và Trung Quốc có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm để Việt Nam có thể tham khảo sau đây.

Thứ nhất, phải gắn chính sách trợ giúp xã hội với sự phát triển kinh tế- xã hội trong từng giai đoạn cụ thể.

Trợ giúp xã hội được xác định là bộ phận cấu thành không thể thiếu được của nền kinh tế thị trường hướng vào phát triển con người. Kinh nghiệm của Nhật Bản và Trung Quốc cho thấy, phát triển kinh tế luôn đi đôi với phát triển chính sách an sinh xã hội nói chung, trợ giúp xã hội thường xuyên nói riêng, các nước đều xây dựng chính sách trợ giúp xã hội cho người yếu thế nhằm ngăn chặn nguy cơ bất ổn về kinh tế xã hội.

Bài học từ các nước cho thấy, các bước đi đẩy mạnh hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên của Việt Nam cần phải kịp thời hơn, mạnh mẽ hơn, linh hoạt và hiệu quả hơn nữa, nhằm từng bước tiến tới bảo vệ toàn dân, không để ai rơi vào nghèo đói.

Thứ hai, tăng cường vai trò của Nhà nước trong hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên.

Nhà nước có vai trò rất quan trọng và ngày càng tăng trong việc hoạch định chính sách. Chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên phải mang tính

toàn diện, phải có sự thay đổi phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế. chính sách về trợ giúp xã hội thường xuyên nhằm đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ người dân trước những rủi ro. Việt Nam chú trọng xây dựng và thực hiện các chương trình trợ giúp xã hội thường xuyên cho các nhóm yếu thế nhất (người già, trẻ em, người tàn tật, người nghèo...). Mức trợ giúp xã hội dựa trên sự phát triển kinh tế và bảo đảm nhu cầu tối thiểu theo từng thời kỳ phát triển kinh tế.

Thứ ba, đẩy mạnh đa dạng hóa nguồn lực cho hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên.

Nhật Bản nhấn mạnh đến vấn đề tự lo liệu của cá nhân, gia đình và sự đóng góp của tư nhân. Trong hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên, trước hết là đề cao trách nhiệm của cá nhân, trợ giúp của gia đình, cộng đồng và sau cùng mới đến nhà nước. Chỉ những người sau khi đã sử dụng hết mọi phương tiện, khả năng tối đa của bản thân, các thành viên trong gia đình và họ hàng, rơi vào hoàn cảnh khó khăn mới được trợ giúp công cộng.

Đối với nước ta, cần đẩy mạnh huy động nguồn lực trợ giúp xã hội thường xuyên bao gồm: nguồn lực từ nhà nước, nguồn lực từ các tổ chức, đoàn thể, hiệp hội, tổ chức kinh tế - xã hội, tổ chức từ thiện, nhân dân, nguồn trợ giúp quốc tế và nguồn lực của chính gia đình và cá nhân đối tượng.

Thứ tư, cần có nhiều giải pháp đồng bộ hỗ trợ đối tượng yếu thế vươn lên hòa nhập xã hội.

Tại Trung Quốc, ngoài việc thực hiện chế độ bảo hiểm đời sống thấp nhất còn có chính sách, biện pháp tương ứng đồng bộ nhằm cứu trợ để đảm bảo đời sống cơ bản cho người có thu nhập thấp, cải thiện hơn nữa đời sống của người nghèo. Nước ta, nên lồng ghép việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên với các chương trình phát triển kinh tế xã hội, các chương trình mục tiêu quốc gia để nâng cao đời sống cho gia đình đối tượng trợ giúp xã hội.

Chương 2

Một phần của tài liệu Hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên ở Việt Nam (Trang 34)