Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên

Một phần của tài liệu Hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên ở Việt Nam (Trang 78)

- Đối với người đơn thân đang nuôi con: Người đơn thân thuộc diện hộ

3.2.4. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên

Nhà nước khuyến khích các tổ chức xã hội, cá nhân đỡ đầu chăm sóc các đối tượng yếu thế; khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào công tác xã hội trợ giúp xã hội thường xuyên và có chính sách ưu đãi, động viên các doanh nghiệp tham gia tích cực vào công tác xã hội (tạo điều kiện cho họ về đất đai, mặt bằng, thủ tục thành lập, trợ cấp cho đối tượng, đào tạo cán bộ, nhân viên...)

Đẩy mạnh phát triển hệ thống các cơ sở bảo trợ xã hội theo hướng đa dạng hoá thành phần tham gia, hoạt động theo cơ chế mở bao gồm việc chăm sóc nuôi dưỡng đối tượng xã hội bằng Ngân sách Nhà nước, bằng sự huy động của cộng đồng và sự tự nguyện đóng góp của đối tượng, người thân, người đỡ đầu; nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp xã hội. Đặc biệt, phát triển dịch vụ chăm sóc người cao tuổi tại các nhà dưỡng lão ngoài công lập. Nhà nước cần tạo điều kiện một số nội dung sau: Thủ tục thành lập dễ dàng thuận lợi; hỗ trợ về đất đai xây dựng cơ sở, miễn hoặc giảm thuế. Các cơ quan quản lý được xây dựng và ban hành

tiêu chuẩn, quy chế hoạt động đối với các nhà dưỡng lão và thường xuyên thanh tra, kiểm tra để đảm bảo chất lượng dịch vụ.

Tổ chức đội khám chữa bệnh, phục hồi chức năng tự nguyện cho các đối tượng sống tại cộng đồng. Khuyến khích hình thành quỹ xã hội, quỹ nhân đạo từ thiện để trợ giúp các đối tượng xã hội trong cộng đồng.

Mở rộng hợp tác quốc tế về lĩnh vực trợ giúp xã hội là cơ hội tốt cho các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam nâng cao năng lực hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên. Tăng cường hợp tác với tất cả các tổ chức quốc tế bao gồm cả các tổ chức đa phương, song phương và phi chính phủ để học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật và tăng thêm nguồn lực tài chính cho việc hoàn thiện hệ thống chính sách, cơ chế trợ cấp, trợ giúp xã hội. Tranh thủ tối đa sự trợ giúp về kỹ thuật thông qua việc giúp đỡ của các chuyên gia quốc tế về lĩnh vực trợ giúp xã hội thường xuyên nói riêng và an sinh xã hội nói chung, để nước ta từng bước hoàn thiện khung khổ pháp lý, thể chế tổ chức và thể chế tài chính để phát triển hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên hiện đại phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu Hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên ở Việt Nam (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)