Nguồn lực thực hiện trợ giúp xã hội thường xuyên

Một phần của tài liệu Hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên ở Việt Nam (Trang 25)

Một vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giúp đỡ những thành viên của xã hội khi bị rủi ro, bất hạnh trong cuộc sống, đó là việc tạo nguồn lực tài chính. Đối với tất cả các nước, nguồn lực trợ giúp xã hội thường được lấy từ ngân sách nhà nước, từ các tổ chức và cá nhân trong nước, các tổ chức quốc tế, trong đó chủ đạo là nguồn lực từ ngân sách nhà nước.

- Nguồn lực từ ngân sách Nhà nước:

Hàng năm, các nước đều trích một phần ngân sách để trợ giúp xã hội cho các đối tượng nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước và hỗ trợ nuôi dưỡng tại gia đình, cộng đồng thông qua một cơ quan quản lý của nhà nước và cấp cho các địa phương trực tiếp chi cho các đối tượng đó.

Nguồn lực này nhiều hay ít phụ thuộc vào quy mô ngân sách của mỗi nước và chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên của nước đó trong từng thời kỳ cụ thể. Nhìn chung, tỷ lệ chi ngân sách cho trợ giúp xã hội thường xuyên của các nước phát triển thường lớn hơn các nước đang phát triển.

Thông thường, Nhà nước đảm bảo trợ cấp cho các đối tượng nuôi dưỡng tại các trung tâm bảo trợ xã hội của Nhà nước (như tiền trả cho các nhân viên làm việc tại các cơ sở này, đầu tư xã hội cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở). Với các đối tượng được nuôi dưỡng tại gia đình hay cộng đồng, tài chính chi trả chế độ cho những đối tượng này được cân đối trong ngân sách nhà nước cấp cho các địa phương.

- Nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân

Các tổ chức đoàn thể, hiệp hội, tổ chức kinh tế - xã hội, tổ chức từ thiện, cá nhân cũng tham gia vào hoạt động trợ giúp xã hội góp phần thúc đẩy và mở rộng tính xã hội và đa dạng hoá các hoạt động trợ giúp xã hội.

Nguồnkinh phí nuôi dưỡng quản lý do các tổ chức đứng ra thành lập tự huy động, hoặc được tài trợ.

Đây là nguồn tài chính đáng kể bổ sung vào nguồn trợ giúp xã hội cho các đối tượng khó khăn bất hạnh. Mặc dù, sự đóng góp của mỗi cá nhân không lớn nhưng theo quy luật số đông, (huy động được nhiều người đóng góp) thì tổng số nguồn tiền huy động được vẫn rất lớn. Vì vậy, việc tổ chức, tuyên truyền, vận động cộng đồng xã hội góp sức, chung tay cùng thực hiện trợ giúp xã hội thường xuyên cho các đối tượng ít may mắn là hết sức quan trọng.

- Nguồn trợ giúp quốc tế: Nguồn này, thông thường do các tổ chức quốc tế của Liên hợp quốc và các tổ chức phi Chính Phủ, cá nhân nước ngoài quan tâm ủng hộ hoạt động trợ giúp xã hội thông qua các chương trình, dự án nhân đạo, từ thiện.

Nguồn trợ giúp quốc tế là vô cùng quan trọng, song nó thiếu sự ổn định và đặc biệt các nước đều không thể chủ động có được nó. Vì vậy, các nước không nên ỷ lại, chờ đợi vào nguồn trợ giúp này, mà cần phải chủ động huy động từ trong nước, cả từ ngân sách nhà nước và các tổ chức, cá nhân.

Một phần của tài liệu Hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên ở Việt Nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)